Thursday, March 3, 2016

Tại sao dàn hỏa tiễn HQ-9 được triển khai trên đảo Phú Lâm?

Nguồn: Báo CaliToday
Trường Giang
Đảo Phú Lâm đã bị Bắc Kinh nắm quyền kiểm soát hàng thập niên qua, và họ đã tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng dân sự cũng như quốc phòng vững chắc tại đây, bao gồm phi đạo quân sự, hệ thống radar, và cảng nước sâu.


Photo Courtesy: Reuters
Cali Today News - Khi Bắc Kinh cho điều các giàn hỏa tiễn phòng không tối tân H-9 ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào đầu tháng 2 khiến công luận giật mình. Bây giờ là lúc phải tìm hiểu tại sao?
Trước hết, đây là lần đầu tiên dàn hỏa tiễn HQ-9 được triển khai trên đảo Phú Lâm
Đảo cách Hải Nam của Trung Quốc khoảng 250 dặm, và cách 500 dặm phía bắc quần đảo Trường Sa, nơi Bắc Kinh đang tiến hành tôn tạo trái phép rộng lớn. khác với quần đảo Trường Sa, nơi có nhiều quốc gia cùng tranh chấp, chỉ có Trung Quốc và Đài Loan cùng tranh chấp với Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa. Riêng đảo Phú Lâm đã bị Bắc Kinh nắm quyền kiểm soát hàng thập niên qua, và họ đã tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng dân sự cũng như quốc phòng vững chắc tại đây, bao gồm phi đạo quân sự, hệ thống radar, và cảng nước sâu.
Theo Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ, Đô đốc Scott Swift cho biết, đây là lần thứ ba Trung Quốc đưa các giàn hỏa tiễn phòng không ra đây, hai lần trước ít tối tân hơn và chỉ là để tập luyện, lần này ý đồ khác hẳn. Bắc Kinh có ý muốn dằn mặt, qua lời hứa của chính Tập Cận Bình.
Trong chuyến thăm Hoa Kỳ năm ngoái, Tập Cận Bình quả thật có tuyên bố ‘Trung Quốc không có ý định quân sự hóa các đảo và bãi đá cạn đã xây thêm kiên cố ở Trường Sa’. Nhưng Hoàng Sa nằm ngoài lời hứa này, chứng tỏ họ Tập ‘không nuốt lời’
Có hai mối quan tâm về hành động của Trung Quốc, thời điểm và tiền lệ.
Thứ nhất về thời điểm. Liệu việc triển khai hỏa tiễn đất đối không và phi cơ chiến đấu cho mục đích tập trận lâu dài hay chỉ là khởi đầu sự hiện diện vĩnh viễn? Lý do gì cũng cho thấy Bắc Kinh không giữ lời cam kết hướng đến một giải pháp hòa bình đối với tranh chấp trong khu vực, cũng như cho thấy lời nói không đi đôi với hành động của Trung Quốc. Quốc gia với mục đích hòa bình sẽ không tiến hành xây dựng, mở rộng các hòn đảo với cơ sở, tiền đồn quân sự một cách chóng mặt trên biển Đông. Nếu Trung Quốc thực hiện triển khai tương tự trên những hòn đảo tôn tạo bất hợp pháp với những đường băng rộng lớn thuộc Trường Sa thì chứng tỏ ông Tập đã nuốt lời.
Điểm nữa, những phản ứng đối với hành động của Bắc Kinh diễn ra trên khắp Đông Nam Á cho thấy “gậy ông đập lưng ông” trong chính sách hung hăng của Trung Quốc. Việc thực hiện những chiến thuật quân sự quy mô nhỏ trên biển Đông đang làm mất lòng láng giềng, những quốc gia xây dựng khả năng phòng vệ và gia tăng hợp tác quân sự với Hoa Kỳ và Nhật. Vị trí chiến lược của Trung Quốc trong khu vực trở nên yếu hơn 6 năm trước, khi bắt tay vào theo đuổi chính sách hung hăng và tàn bạo. Trong khi đó, về phía Bắc thì Bắc Kinh cũng không thể kiềm chế Bắc Hàn, dẫn đến chính sách hợp tác giữa Nam Hàn, Hoa Kỳ và Nhật được củng cố hơn bao giờ hết.
Cuối cùng, kinh tế của Trung quốc đang trượt dốc. Trung Quốc không còn mang dáng vẻ cường quốc trong khu vực. Những chính sách lạc hậu đã gây thiệt hại cho lợi ích lớn hơn của quốc gia họ.
Trường Giang (Washington Post)Và 

0 comments:

Powered By Blogger