Thursday, March 31, 2016

Giải Ảo 1: Chẳng phải quê - Hồ Chí Minh cố tình viết giọng Nghệ nhưng... sai!



I. Hồ cố tình viết giọng Nghệ nhưng… sai! 

1. Giọng Nghệ an chuẩn:

- Âm điệu:

Rất quan trọng. Dấu ngã (~) thành dấu nặng (.) nên mới nghe giọng Nghệ An nặng trình trịch (ở 1 số vùng dấu hỏi (?) cũng nói thành dấu nặng (.) nốt)…” (1)

“Đặc trưng làm nên sự khác biệt giữa tiếng Nghệ Tĩnh với tiếng của các địa phương khác là ở âm điệu và hệ thống từ loại. Theo đó, về mặt âm điệu, người xứ Nghệ đọc dấu ngã (~) thành dấu nặng (.), cho nên nghe giọng Nghệ mới “nặng trình trịch”. Thậm chí, ở một số vùng, dấu hỏi (?) cũng được đọc thành dấu nặng (.).”(2).

“Trong khi ở khu vực Nghệ An-Hà Tĩnh thì thanh ngã bị nhập vào thanh nặng (chủ nghĩa xã hội -> chủ nghĩa xạ hội).” (3).

“... Hồi mới đi học ngoài HN cô giáo dạy em có bố mẹ là người nghệ an, cô trêu em bảo em đọc câu chủ nghĩa xã hội, rứa là em hí hửng phang ngay: chủ nghịa xạ hội (4).

“Mỗi lần trai xứ Nghệ
Đưa vợ về thăm quê
Từ lúc bước lên xe
Có thêm nghề phiên dịch.
Từng âm thanh chắc nịch.
Chẳng thêm "ngã" bao giờ” (5).

2. Thư Hồ viết: 

- Thư “Bác H” viết cho Hồ Mộ La như thế nào? 


Tất cả các từ có dấu (?) “Bác” đều viết thành dấu (~)!

Như: (Cảm ơn) = (Cãm ơn), (Mạnh khỏe) = (Mạnh khõe), (Phổ thông) = (Fỗ thông), (Phải không) = (Fãi không), (Đã nhận) lại viết đúng = (Dã nhận)

Như vậy đối chiếu với giọng Nghệ “Chẳng thêm "ngã" bao giờ” ở trên thì ta có thể kết luận: Đây không phải tiếng Nghệ An!

Nếu đúng giọng Nghệ thì thư Hồ phải viết lại thành:

“Cháu Mộ La.

Đạ nhận được thư cháu, Chú cạm ơn. Biết cháu to nậy, mạnh khọe, tiến bộ, chú mầng. Nhưng cháu viết hơi “văn nghệ” quá, Chú ngại. Ví dụ: Răng không kêu chú là chú Minh, lại kêu bằng “Minh thúc”. Tiếng ta có, thì nên ùn tiếng ta, như rứa phô thông hơn, phai không cháu?

Hôn cháu

Chú Minh”

Như vậy đối chiếu với giọng Nghệ “Chẳng thêm "ngã" bao giờ” ở trên thì ta có thể kết luận: Đây không phải tiếng Nghệ An!


- Thư “Bác H” viết cho Đỗ Đình Thiện

Cũng vậy: Tất cả các từ có dấu hỏi H đều viết thành dấu ngã (Của cải = cũa cãi…)

“11. Bác Hồ với đồn điền Chinê

…Hay tin máy bay Pháp oanh tạc đồn điền Chinê, Bác Hồ đã gửi thư thăm hỏi đến ông bà Thiện:

“Chú thím Thiện. Được tin chú thím, nhà Hiền và các cháu đều bình an, Tôi rất vui lòng. Mất cũa cãi không sợ. /Còn trời còn Nước còn non, thì còn cũa cãi bà con họ Hồ./ Kháng chiến thành công, ta làm ra cũa khác, chắc chắn hơn. Chúc các chú thím mạnh khõe. Hôn các cháu. Chào thân ái và quyết thắng.”

12. Việt Bắc (1947-1954)

…Có lần, các con ông bà Thiện biếu Bác trứng và rau nhà tăng gia được, Bác đã làm bốn câu thơ cảm ơn, đánh máy trên tấm thiếp chúc tết Tân Mão (1951) của Bác:

Cãm ơn các cháu,
Biếu Bác trứng, rau,
Bác chúc các cháu,
Học hành tiến mau.”

Trong một thư khác Bác viết:

“Các cháu nhà Thiện, nhà Hiền,

Nhân zịp bác Cả về, Bác không có gì gỡi biếu các cháu. Bác gỡi các cháu mượn xem 1 quyễn tiễu sữ cũa 1 cháu nhi đồng Nam-bộ. Các cháu xem xong, bác sẽ gỡicho các cháu khác xem.

Cãm ơn Thím Thiện đã biếu 2 chai tương rất ngon.

Chúc các chú thím mạnh khõe, và Hôn các cháu.”

…”” (7).

Như vậy đối chiếu với giọng Nghệ “Chẳng thêm "ngã" bao giờ”” ở trên thì ta có thể kết luận: Đây không phải tiếng Nghệ An!

Nhận xét: Như ở bằng chứng 2 ta thấy Hồ không nói giọng nghệ, và không nói dấu (?) thành dấu ngã (~), và ở nhiều văn bản thì Hồ không viết ngọng như vậy (Viết chuẩn như người Ngoại Quốc viết tiếng Việt), nhưng ở một số thư, đặc biệt là thư cho người quê Nghệ - Tĩnh thì Hồ lại thường viết dấu (?) thành dấu ngã (~).

Vì sao Hồ lại phải cố viết giọng như vậy???

Vì Hồ cố viết cho thành tiếng Nghệ nhưng lại không đúng!!!

(Đón đọc: Giải Ảo 2. Nghe giọng Hồ - so sánh với giọng Nghệ an, những âm ngọng đều không phải!.)

Thế mới thật là: 

Giọng Nghệ Dấu ngã (~) thành nặng (.) 
Giọng Hồ có thế đâu mà quê hương?
Vì đâu Hồ đã cố tình
Đóng kịch khi viết cho thành Nghệ An?

II. Hồ gợi chuyện làm quen

“Mộ La tuổi Ngọ - Canh Ngọ...

Bà Mộ La kể, Bác có trí nhớ tuyệt vời, mình không thể tưởng tượng. Người nhớ hẳn vì sự quan tâm đến từng chi tiết nhỏ nhặt, rất tình người. Một lần, khi bà đang học tại Nhạc viện Traikôvxki ở Matxcơva (1961-1966), được đến thăm Bác, Người nhận xét vui: - Hồi ni cháu ăn diện đồ tây nom to nậy hề? Mới đó, cháu viết thư gọi Bác là “Minh thúc”. Bác cười, nói vui: - Lại “mới” nữa, cách nay độ 30 năm, lần đầu gặp cháu còn mặc quần thủng đít…

Mộ La tức cười, mạnh dạn giải thích: - Thưa Bác năm 1943, ba mẹ con cháu đến Liễu Châu tìm Bác, cháu đã hỏi Bác: Tại sao cụ lại xưng chú với cháu? Bác bảo vì chú ít tuổi hơn thày cháu. Thế là sau đó về nhà, cháu nhớ quá viết thư tiếng Trung gọi “Minh thúc”. Vả lại, ngày đó cháu chỉ nghĩ Bác là người trong gia đình, chú của cháu. Nay thì khác, Bác là Bác Hồ của mọi người, cả trong nước và trên thế giới.

Bác chăm chú nghe, gật gật đầu cười: - Cô sinh viên trường nhạc lý luận… khá lắm! Còn “bài bản” chi nữa nào? Cả hai Bác cháu cùng cười. Mộ La trấn tĩnh lại nói tiếp: - Dạ, thưa Bác, cháu xin mạn phép: Bác quên rồi. Khi Bác ở Liễu Châu, cháu đã 13 tuổi, sao lại là mặc quần trẻ nhỏ?

- Ấy, ấy… Hẳn cháu không phải không nhớ mà có thể chưa biết. Hồi nớ cháu mới lên hai, bà nhà bế theo lên Thượng Hải dự Hội nghị Mặt trận phải đế toàn Trung Hoa…

- Trời đất ơi, chuyện nhỏ đã qua 30 năm, Bác nhớ từng chi tiết!” (6)

Nhận xét: “Mộ La tuổi Ngọ – Canh Ngọ” tức sinh năm 1930.

Vậy “Hồi nớ cháu mới lên hai” tức là năm 1932!

Nếu đúng: “- Ấy, ấy… Hẳn cháu không phải không nhớ mà có thể chưa biết. Hồi nớ cháu mới lên hai, bà nhà bế theo lên Thượng Hải dự Hội nghị Mặt trận phải đế toàn Trung Hoa…” (6). Tức là ông Hồ Học Lãm đi dự hội nghị với Hồ thì đưa vợ và con đi cùng?

Vậy tự do như là đi họp “Quốc Hội” của Hồ hiện nay?

Không thể!

Mà năm 1932 thì theo chính Hồ kể là hắn ta đang ở... trong tù!

Đây chính Hồ kể: 

“Ngày 6/6/1931, Bác bị bắt ở số nhà 186 Phố Tam Lung (Cửu Long). 

... Ông Lô-dơ-bi vào nhà giam gặp Bác và nói ông sẽ ra sức cãi hộ cho Bác. 

... Đến tháng 2/1933, gần Tết âm lịch, “Hội đồng Nhà vua” xoá án và ra lệnh: Cho phép Bác tự do đi đâu thì đi, miễn là ra khỏi Hương Cảng. 

Thế là thắng lợi bước đầu! Nhưng đi đâu? Đi thế nào cho thoát? Nếu không khéo thì ra khỏi nhà giam sẽ rơi vào tay thực dân Pháp. 

Bà Lô-dơ-bi nhờ một người bạn mua hai vé tàu thuỷ hạng nhất...

...Tàu đến Hạ Môn thì vừa đúng 30 Tết âm lịch. Nhận lời mời của bầu bạn, vị thân sĩ Trung Quốc lưu lại ăn Tết ở Hạ Môn...” (8).

“Hú vía! Ở Thượng Hải, bọn Quốc dân Đảng cũng khủng bố gắt gao. Để che mắt bọn mật thám, Bác phải tíêp tục giữ bộ điệu như một vị thân sĩ, mặc áo quần thật sang, ở khách sạn thật sang, nhưng đến tối thường khoá cửa lại, rồi ăn khoai trừ bữa và tự giặt lấy quần áo... 

Mùa thu năm 1933, được tin có một đoàn đại biểu từ châu Âu sắp sang các nước Viễn Đông tuyên truyền chống chiến tranh đế quốc. Đoàn gồm có một người quý tộc Anh, một đại biểu quốc hội nước Bỉ, một nhà văn người Pháp (là đồng chí Vây-ăng Cu-tuy-ri-ê). Tin tức này làm cho Bác mừng rỡ nhẹ cả người. 

Bác đến Thượng Hải đã lâu mà vẫn chưa bắt được liên lạc...” (8).

Đây là Hồ kể hay là T.Lan lại không phải Hồ?

Liệu chúng có dám cãi như vậy không? Ai đây:

“Áp theo các tiêu chí, chúng tôi tự tin với đề cử của mình”!

(TT&VH) - Đó là phát biểu của TS Chu Đức Tính, Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh nhân cuộc tọa đàm khoa học về xây dựng hồ sơ đăng ký Di sản tư liệu thế giới đối với bản thảo tác phẩm Vừa đi đường vừa kể chuyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh (diễn ra hôm 14/7 vừa qua). Đây là bản thảo Người viết năm 1961 với bút danh T.Lan và được giới khoa học đánh giá là một tác phẩm đặc biệt giá trị. ”(9). 

Như vậy, đoạn văn trên nói lên là câu chuyện tầm phào làm quen với một cô gái, rằng ngày xưa: “Chú và bố mẹ cháu rất thân thiết...”!

Thật là: Hồ kia bảo hắn... trong tù.
Bây giờ lại gặp Mộ La... cởi chuồng?

Sự thật là gì?

(Đón đọc: Viên Gạch 8. Hồ giết hết Việt Minh của Hồ Học Lãm - Gia đình Hồ Học Lãm: Hồ Học Lãm bị giết, con gái lớn bị giết, vợ bị đầu độc, chỉ còn con gái nhỏ là Hồ Mộ La. Rồi nói Ta là Việt Minh!) 

III. Trao đổi thêm với bác “Cánh dù lộng gió”

Trong bài Lộ diện thêm một "cháu gái" của Hồ Chí Minh sau nhiều năm giấu mặt, chúng ta không nên chỉ căn cứ vào chữ: “Hôn Cháu” trong thư để nói “Hồ có máu tốt” bác ạ, Hồ Mộ La là một nhân vật đáng thương: Cha bà ấy là cụ Hồ Học Lãm - một trí sĩ yêu nước đã lập ra Việt Minh từ 1936, nhưng rồi bọn quỷ Hồ đã tiêu diệt tất cả, sau đó nói đó là Việt Minh của Hồ! (Mong sớm viết xong bài Viên Gạch 8 về gia đình cụ Hồ Học Lãm, khi đó bác sẽ thấy bà ấy đáng thương như thế nào!)

01.04.2016 - Viết từ Việt Nam.


______________________________________

Chú Thích:







(7). Bình dị một cuộc đời, kimhoaswiftlet.blogspot.com



Bài cùng chuyên mục đã đăng:







0 comments:

Powered By Blogger