Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario (T) tại cuộc họp báo ở Manila ngày 30/03/2014.
REUTERS/Romeo Ranoco
Kế hoạch của Philippines kêu gọi ngừng mọi hoạt động có nguy cơ gây
căng thẳng và thực hiện Tuyên bố chung về Biển Đông, nơi có tầm quan
trọng đặc biệt về giao thông hàng hải và có nguồn hải sản, trữ lượng dầu
khí rất lớn.
Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines, trong các chuyến công du vừa qua tại Brunei, Việt Nam và Indonesia, Ngoại trưởng Albert del Rosario đã « nêu ra kế hoạch hành động bao gồm ba phần và tất cả những nước này đã bày tỏ sự ủng hộ đối với sáng kiến nói trên ». Mặt khác, Ngoại trưởng Rosario và các thành viên phái đoàn Philippines sẽ đề cập đến dự thảo kế hoạch hành động của Manila trong các cuộc thảo luận của ASEAN trong thời gian tới.
Trung Quốc có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông với một số thành viên ASEAN, như Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei.
Kế hoạch của Philippines kêu gọi các bên liên quan thực thi Tuyên bố chung về ứng xử của các bên tại Biển Đông, được ký kết giữa Trung Quốc và ASEAN năm 2002, đồng thời tìm kiếm một cơ chế giải quyết các tranh chấp theo luật pháp quốc tế.
Trong tuần này, có nhiều hoạt động ngoại giao đáng chú ý tại Miến Điện, nước hiện là Chủ tịch luân phiên ASEAN : Đó là cuộc gặp của các Ngoại trưởng ASEAN với các đối tác thương mại quan trọng trong khu vực, như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, cũng như Diễn đàn đối thoại về an ninh khu vực, ARF, bao gồm 27 quốc gia thành viên, trong đó có cả Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Úc.
Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines, trong các chuyến công du vừa qua tại Brunei, Việt Nam và Indonesia, Ngoại trưởng Albert del Rosario đã « nêu ra kế hoạch hành động bao gồm ba phần và tất cả những nước này đã bày tỏ sự ủng hộ đối với sáng kiến nói trên ». Mặt khác, Ngoại trưởng Rosario và các thành viên phái đoàn Philippines sẽ đề cập đến dự thảo kế hoạch hành động của Manila trong các cuộc thảo luận của ASEAN trong thời gian tới.
Trung Quốc có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông với một số thành viên ASEAN, như Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei.
Kế hoạch của Philippines kêu gọi các bên liên quan thực thi Tuyên bố chung về ứng xử của các bên tại Biển Đông, được ký kết giữa Trung Quốc và ASEAN năm 2002, đồng thời tìm kiếm một cơ chế giải quyết các tranh chấp theo luật pháp quốc tế.
Trong tuần này, có nhiều hoạt động ngoại giao đáng chú ý tại Miến Điện, nước hiện là Chủ tịch luân phiên ASEAN : Đó là cuộc gặp của các Ngoại trưởng ASEAN với các đối tác thương mại quan trọng trong khu vực, như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, cũng như Diễn đàn đối thoại về an ninh khu vực, ARF, bao gồm 27 quốc gia thành viên, trong đó có cả Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Úc.
0 comments:
Post a Comment