Mới đây, Việt Nam đã phá giá tiền đồng để thúc đẩy xuất khẩu trong bối
cảnh thị trường vàng trong nước hỗn loạn. Một số ý kiến cho rằng việc
làm đó sẽ dẫn tới ‘thiệt nhiều hơn lợi’. Vậy quan điểm của các kinh tế
gia trong nước ra sao, VOA Việt Ngữ đã hỏi chuyện Tiến sỹ Lê Đăng Doanh.
Trước hết, ông nhận định về tình hình kinh tế Việt Nam trong nửa năm
qua.
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh: Trong nửa năm vừa qua, tình hình kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực ban đầu. Ví dụ như lạm phát đã được kiềm chế và giảm rõ rệt so với năm trước rồi xuất khẩu tiếp tục tăng mạnh, tuy phần tăng đó chủ yếu là do xuất khẩu điện tử của hãng Samsung Electronics, xuất khẩu điện thoại Galaxy. GDP cũng đã tăng lên từng bước. Có một số tiến bộ như vậy.
Tuy vậy, những vấn đề cơ bản thì vẫn đang còn ở trước mắt. Việc tái cấu trúc nền kinh tế, thì Thủ tướng mới ra chỉ thị chia công việc cho các bộ, các tỉnh. Công ty quản lý tài sản, VAMC của Việt Nam cũng sẽ được hoạt động từ ngày 9/7 sắp tới.
Khoản tín dụng 30 nghìn tỷ đồng để hỗ trợ giải quyết vấn đề bất động sản thì sau một tháng ban hành, cho đến nay chưa có cá nhân nào có thể nhận được tín dụng vì đang có một số những vấn đề vướng mắc rằng thế nào là thu nhập thấp và những cái quy định của ngân hàng thế nào là thích hợp.
Cho nên tôi thấy rằng là 6 tháng đầu năm có những tín hiệu tích cực nhưng công việc lớn nhất vẫn còn đang ở trước mắt.
VOA: Việt Nam vừa qua phá giá tiền đồng để hỗ trợ
xuất khẩu. Có người cho việc làm này của nhà nước dẫn tới ‘thiệt nhiều
hơn lợi’. Còn ông thì sao, thưa Tiến sỹ?
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh: Việc nhà nước Việt Nam phải phá giá đồng bạc là một sự cần thiết vì sức ép nên giá trị Đồng Việt Nam đã tăng mạnh trong nhiều ngày liên tiếp, phải nói là trong vài tuần. Biên độ mà Ngân hàng nhà nước có điều chỉnh tỷ giá là nó khoảng 1%. Có ý kiến cho rằng việc phá giá đồng bạc nó cũng tương tự như trường hợp Nhật Bản phá giá đồng Yen, thì xuất khẩu Việt Nam sẽ tăng lên. Tôi không chia sẻ ý kiến này.
Xuất khẩu của Việt Nam thì phần xuất khẩu nông, lâm, thủy sản, rồi xuất khẩu dầu thô có thể sẽ được lợi từ việc phá giá đồng bạc vì có thể sẽ chi nhiều tiền Việt Nam hơn để đạt được một đôla. Vì vậy cho nên khả năng xuất khẩu tăng lên. Nhưng đối với các mặt hàng như dệt may, như điện tử thì tỷ lệ giá trị gia tăng của Việt Nam còn rất thấp và phần lớn dựa vào hàng nhập khẩu. Nếu phá giá đồng bạc thì các hàng nhập khẩu sẽ đắt lên cho nên hiệu ứng vào hàng xuất khẩu của Việt Nam là một hiệu ứng đáng kể và nhỏ hơn rất nhiều so với tổng số xuất khẩu của Việt Nam.
Phá giá đồng bạc thì chắc chắn sẽ làm cho lạm phát tăng lên vì Việt Nam nhập khẩu với một tỷ lệ rất lớn, cho nên việc phá giá đồng bạc như vậy sẽ dẫn đến các hàng hóa, thì dụ như xăng dầu, đã ngay lập tức tăng lên. Các mặt hàng khác như là thức ăn gia súc, như là bông hay tất cả các mặt hàng khác, thì cũng sẽ có tác động tăng lên đối với thức ăn gia súc về Việt Nam, đối với lại việc xuất khẩu hàng dệt may và da giầy.
VOA: Nhìn thấy cảnh người dân chen chân nhau đi mua vàng vừa qua trong bối cảnh hỗn loạn giá vàng. Ông suy nghĩ gì?
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh: Việc người dân mua vàng và xếp hàng như vừa qua cho chúng ta thấy rằng người dân Việt Nam đã khác so với trước kia rất nhiều. Người dân Việt Nam bây giờ họ không còn chờ đợi, không còn mong rằng sẽ có giải pháp nào đó ở đâu đấy, mà tự họ, họ sẽ tìm con đường để họ kinh doanh.
Trong tình hình kinh doanh khó khăn như hiện nay, họ sẽ rất là chủ động
trong việc tìm lợi nhuận trước mắt. Và một lợi nhuận trước mắt đó thì họ
nghĩ rằng đó là việc họ kinh doanh vàng, mặc dù nhiều nhà kinh tế nói
rằng kinh doanh vàng hiện nay là rủi ro.
VOA: Trong tình cảnh kinh tế ảm đạm như hiện nay, ai là người chịu thiệt thòi nhất, thưa ông?
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh: Người dân chịu thiệt thòi nhất. Tôi có gặp các doanh nghiệp tư nhân, kể cả các ngân hàng. Họ đã giảm lương của nhân viên của họ từ khoảng 30% cho tới 50%. Nhưng không ai muốn từ bỏ công việc mặc dù đã giảm lương bởi vì họ rất cần việc làm, rất cần thu nhập. Người nông dân cũng chịu thiệt thòi vì lạm phát làm cho giá đầu vào tăng lên nhưng do sức mua thấp nên hiện nay giá gạo, giá thịt heo, giá thịt gà, giá rau quả đều rất thấp.
VOA: Trả lời VOA tiếng Việt Nam hồi đầu năm, ông có nói, ‘Việt Nam cần lột xác trong năm con rắn Quý Tỵ’. Đã hết nửa năm, liệu Việt Nam có làm được điều đó trong năm nay?
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh: Cho tới nay tôi chưa thấy quá trình lột xác đó diễn ra. Năm quý tị là năm của con rắn và con rắn muốn lớn lên thì nó phải chịu đau, phải lột xác.
Nhưng cho tới nay, quá trình lột xác đó dường như mới chỉ được phác họa trên giấy và đang diễn ra từ từ. Tôi hy vọng rằng trong nửa cuối của năm 2013 này, quá trình lột xác sẽ rõ nét hơn.
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh: Trong nửa năm vừa qua, tình hình kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực ban đầu. Ví dụ như lạm phát đã được kiềm chế và giảm rõ rệt so với năm trước rồi xuất khẩu tiếp tục tăng mạnh, tuy phần tăng đó chủ yếu là do xuất khẩu điện tử của hãng Samsung Electronics, xuất khẩu điện thoại Galaxy. GDP cũng đã tăng lên từng bước. Có một số tiến bộ như vậy.
Tuy vậy, những vấn đề cơ bản thì vẫn đang còn ở trước mắt. Việc tái cấu trúc nền kinh tế, thì Thủ tướng mới ra chỉ thị chia công việc cho các bộ, các tỉnh. Công ty quản lý tài sản, VAMC của Việt Nam cũng sẽ được hoạt động từ ngày 9/7 sắp tới.
Khoản tín dụng 30 nghìn tỷ đồng để hỗ trợ giải quyết vấn đề bất động sản thì sau một tháng ban hành, cho đến nay chưa có cá nhân nào có thể nhận được tín dụng vì đang có một số những vấn đề vướng mắc rằng thế nào là thu nhập thấp và những cái quy định của ngân hàng thế nào là thích hợp.
Cho nên tôi thấy rằng là 6 tháng đầu năm có những tín hiệu tích cực nhưng công việc lớn nhất vẫn còn đang ở trước mắt.
Phá giá đồng bạc thì chắc chắn sẽ làm cho lạm phát tăng lên vì Việt
Nam nhập khẩu với một tỷ lệ rất lớn, cho nên việc phá giá đồng bạc như
vậy sẽ dẫn đến các hàng hóa, thì dụ như xăng dầu, đã ngay lập tức tăng
lên.
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh: Việc nhà nước Việt Nam phải phá giá đồng bạc là một sự cần thiết vì sức ép nên giá trị Đồng Việt Nam đã tăng mạnh trong nhiều ngày liên tiếp, phải nói là trong vài tuần. Biên độ mà Ngân hàng nhà nước có điều chỉnh tỷ giá là nó khoảng 1%. Có ý kiến cho rằng việc phá giá đồng bạc nó cũng tương tự như trường hợp Nhật Bản phá giá đồng Yen, thì xuất khẩu Việt Nam sẽ tăng lên. Tôi không chia sẻ ý kiến này.
Xuất khẩu của Việt Nam thì phần xuất khẩu nông, lâm, thủy sản, rồi xuất khẩu dầu thô có thể sẽ được lợi từ việc phá giá đồng bạc vì có thể sẽ chi nhiều tiền Việt Nam hơn để đạt được một đôla. Vì vậy cho nên khả năng xuất khẩu tăng lên. Nhưng đối với các mặt hàng như dệt may, như điện tử thì tỷ lệ giá trị gia tăng của Việt Nam còn rất thấp và phần lớn dựa vào hàng nhập khẩu. Nếu phá giá đồng bạc thì các hàng nhập khẩu sẽ đắt lên cho nên hiệu ứng vào hàng xuất khẩu của Việt Nam là một hiệu ứng đáng kể và nhỏ hơn rất nhiều so với tổng số xuất khẩu của Việt Nam.
Phá giá đồng bạc thì chắc chắn sẽ làm cho lạm phát tăng lên vì Việt Nam nhập khẩu với một tỷ lệ rất lớn, cho nên việc phá giá đồng bạc như vậy sẽ dẫn đến các hàng hóa, thì dụ như xăng dầu, đã ngay lập tức tăng lên. Các mặt hàng khác như là thức ăn gia súc, như là bông hay tất cả các mặt hàng khác, thì cũng sẽ có tác động tăng lên đối với thức ăn gia súc về Việt Nam, đối với lại việc xuất khẩu hàng dệt may và da giầy.
VOA: Nhìn thấy cảnh người dân chen chân nhau đi mua vàng vừa qua trong bối cảnh hỗn loạn giá vàng. Ông suy nghĩ gì?
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh: Việc người dân mua vàng và xếp hàng như vừa qua cho chúng ta thấy rằng người dân Việt Nam đã khác so với trước kia rất nhiều. Người dân Việt Nam bây giờ họ không còn chờ đợi, không còn mong rằng sẽ có giải pháp nào đó ở đâu đấy, mà tự họ, họ sẽ tìm con đường để họ kinh doanh.
Việc người dân mua vàng và xếp hàng như vừa qua cho chúng ta thấy rằng người dân Việt Nam đã khác so với trước kia rất nhiều.
VOA: Trong tình cảnh kinh tế ảm đạm như hiện nay, ai là người chịu thiệt thòi nhất, thưa ông?
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh: Người dân chịu thiệt thòi nhất. Tôi có gặp các doanh nghiệp tư nhân, kể cả các ngân hàng. Họ đã giảm lương của nhân viên của họ từ khoảng 30% cho tới 50%. Nhưng không ai muốn từ bỏ công việc mặc dù đã giảm lương bởi vì họ rất cần việc làm, rất cần thu nhập. Người nông dân cũng chịu thiệt thòi vì lạm phát làm cho giá đầu vào tăng lên nhưng do sức mua thấp nên hiện nay giá gạo, giá thịt heo, giá thịt gà, giá rau quả đều rất thấp.
VOA: Trả lời VOA tiếng Việt Nam hồi đầu năm, ông có nói, ‘Việt Nam cần lột xác trong năm con rắn Quý Tỵ’. Đã hết nửa năm, liệu Việt Nam có làm được điều đó trong năm nay?
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh: Cho tới nay tôi chưa thấy quá trình lột xác đó diễn ra. Năm quý tị là năm của con rắn và con rắn muốn lớn lên thì nó phải chịu đau, phải lột xác.
Nhưng cho tới nay, quá trình lột xác đó dường như mới chỉ được phác họa trên giấy và đang diễn ra từ từ. Tôi hy vọng rằng trong nửa cuối của năm 2013 này, quá trình lột xác sẽ rõ nét hơn.
http://www.voatiengviet.com/content/vietnam-pha-gia-tien-dong-loi-hay-hai/1695200.html
0 comments:
Post a Comment