Tàu ngầm Nga tham gia cuộc tập trận ở Vladivostock ngày 05/07/2013.
Reuters
Theo ghi nhận của hãng tin Mỹ AP, tính ra cuộc tập trận huy động 18
chiếc tàu nổi, một chiếc tàu ngầm, ba phi cơ, năm máy bay trực thăng cất
cánh từ trên tàu, và hai đơn vị biệt kích. Riêng Hải quân Trung Quốc
đóng góp bốn khu trục hạm, hai tàu hộ tống trang bị tên lửa được điều
khiển thế hệ mới nhất, và một tàu hậu cần.
Là bạn hàng mua vũ khí của Nga từ rất lâu, nhưng chỉ trong một thập kỷ gần đây, quân đội Trung Quốc mới bắt đầu những cuộc thao diễn quân sự chung với Nga, đặc biệt trong khuôn khổ Tổ chức Hợp tác Thượng Hải mà Nga và Trung Quốc là hai nước đầu tầu.
Giới quan sát ghi nhận là cuộc tập trận Nga-Trung được mở ra một cách rầm rộ vào lúc Bắc Kinh ngày càng gây căng thẳng với Tokyo trong hồ sơ tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ngoài Biển Hoa Đông, trong lúc giữa Nga và Nhật cũng có bất hòa về chủ quyền trên quần đảo Kuril.
Tuy nhiên, Bắc Kinh đã cho rằng sự kiện này “chỉ là một trong những cuộc thao diễn quân sự thường kỳ giữa Trung Quốc và Nga trong khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước”. Tư lệnh Hải Quân Trung Quốc cho rằng đợt thao diễn mang tên là “Phối hợp trên biển 2013” (Joint Sea 2013) thể hiện sự “định chế hóa và bình thường hóa các cuộc tập trận trên biển hỗn hợp Nga Trung”.
Tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cọng sản Trung Quốc còn lên tiếng bác bỏ các « lập luận cho rằng cuộc tập trận mang ý nghĩa biểu tượng cho việc bảo vệ chủ quyền (của Trung Quốc) trên các đảo trong khu vực, và nhằm phản ứng chống lại liên minh Mỹ-Nhật ».
Là bạn hàng mua vũ khí của Nga từ rất lâu, nhưng chỉ trong một thập kỷ gần đây, quân đội Trung Quốc mới bắt đầu những cuộc thao diễn quân sự chung với Nga, đặc biệt trong khuôn khổ Tổ chức Hợp tác Thượng Hải mà Nga và Trung Quốc là hai nước đầu tầu.
Giới quan sát ghi nhận là cuộc tập trận Nga-Trung được mở ra một cách rầm rộ vào lúc Bắc Kinh ngày càng gây căng thẳng với Tokyo trong hồ sơ tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ngoài Biển Hoa Đông, trong lúc giữa Nga và Nhật cũng có bất hòa về chủ quyền trên quần đảo Kuril.
Tuy nhiên, Bắc Kinh đã cho rằng sự kiện này “chỉ là một trong những cuộc thao diễn quân sự thường kỳ giữa Trung Quốc và Nga trong khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước”. Tư lệnh Hải Quân Trung Quốc cho rằng đợt thao diễn mang tên là “Phối hợp trên biển 2013” (Joint Sea 2013) thể hiện sự “định chế hóa và bình thường hóa các cuộc tập trận trên biển hỗn hợp Nga Trung”.
Tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cọng sản Trung Quốc còn lên tiếng bác bỏ các « lập luận cho rằng cuộc tập trận mang ý nghĩa biểu tượng cho việc bảo vệ chủ quyền (của Trung Quốc) trên các đảo trong khu vực, và nhằm phản ứng chống lại liên minh Mỹ-Nhật ».
0 comments:
Post a Comment