Lịch
sử Trung hoa là lịch sử hàng nghìn năm tiến hành xâm lăng các nước cận
biên (biên giới tiếp giáp ) với họ, đặc biệt là với các nước nhỏ và yếu
hơn họ nhiều như Triều tiên , Myanma ,Việt Nam (… ), họ thực hiện các
bước : xâm chiếm đất đai , nô dịch con người, sáp nhập hành chính và
cuối cùng là đồng hóa văn hóa và chủng tộc bằng nhiều thủ đoạn tàn ác.
Nhưng thâm độc nhất là phá hủy các di tích lịch sử của người bản địa,
đốt sách hoặc tịch thu các sách lịch sử, văn hóa của đối phương mang về
Trung hoa, nhằm làm cho đối phương mất nguồn gốc, dẫn đến bị đồng hóa và
bị thôn tính vĩnh viễn.
Chúng ta có thể nghe một đoạn huấn lệnh của Minh Thành Tổ ( Ming
Cheng Zu ) (1403-1424) của Trung hoa, ra lệnh cho các tướng lảnh nhà
Minh ( Ming) năm 1406, trước khi viễn chinh sang đánh An Nam ( Việt Nam )
như sau : “ Một khi binh lính vào nước Nam,
trừ các sách vở và bản in của đạo Phật và đạo Lão, còn thì mọi sách vở,
văn tự, cả những dân ca, sách dạy trẻ ( …) đều phải đốt hết, một mảnh,
một chử củng không chừa. Những bia nào Trung hoa xây dựng từ trước thì
đều giữ gìn cẩn thận, còn bia nào do An Nam dựng thì phá hủy cho hết …” (
1)
Trước khi tấn công các nước láng giềng, Trung hoa thường tiến hành
phân hóa, mua chuộc, ru ngũ đối phương và các nước có liên quan, bằng
các thủ đoạn ngoại giao vô cùng xảo trá .Thủ đoạn đặc trưng của họ là áp
dụng sách lược Viển giao – Cận công . Nghĩa là giao hảo với các nước ở
xa biên giới của họ, nhằm giử các nước đó ít nhất ở thế trung lập bằng
các quyền lợi kinh tế hoặc các thỏa hiệp chính trị, nhưng đồng thời họ
sẻ tấn công và thôn tính từng nước riêng lẻ ở sát biên giới với họ.
Chính sách nầy được áp dụng từ hàng ngàn năm nay, và họ hiện nay vẩn
đang áp dụng chính sách đó .Thời Thất hùng (7 nước ) của lịch sử Trung
hoa, nước Tần ( Qin) đã sử dụng chính sách Viển giao – Cận công (dùng
thuyết Liên hoành để cầm chân nước Sở, Tề hùng mạnh ở xa và tiêu diệt
Tam Tấn là Hàn , Triệu ,Ngụy ở gần ). Kết cục trong vòng 10 năm ( 230BC.
– 221BC. ) họ đã thôn tính lần lượt 6 nước còn lại : Hàn ( Han ) ,Triệu
( Zhao) , Ngụy ( Wei), Yên( Yan ) , Sở ( Chu). Tề ( Qi) , và lần đầu
tiên thống nhất đế chế Trung Hoa (2).
Chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều ví dụ tương tự về sách lược Viễn
giao – Cận công, vào nhiều thời kỳ khác nhau của lịch sử Trung hoa . Gần
đây nhất là việc Trung quốc (3) cưởng chiếm Tây Tạng ( Tibet ) năm 1950
-1959, lấn chiếm lảnh thổ của Ấn Độ năm 1962, xâm lăng quần đảo Hoàng
sa ( Paracel ) năm 1974, đảo Gạc Ma ( Johnson south Reef) thuộc quần đảo
Trường sa ( Spratly ) năm 1988 của Việt Nam sau khi họ đã thực hiện
được Viển giao thành công với Hoa kỳ. ( ít nhất là họ nhận được dấu hiệu
không can thiệp từ phía Hoa kỳ ). Nếu trước đó không thực hiện được
Viễn giao với Hoa kỳ , chắc chắn Trung quốc không thể thực hiện được các
cuộc Cận công nói trên. Một cách cận cảnh, chúng ta có thể gọi Việt nam
nói riêng và 2 nước Đông dương Việt nam , Lào nói chung là các nước cận
biên với Trung quốc . Việt nam là cái đầu của bán đảo Đông dương , nước
nào chiếm được Việt nam sẻ chiếm được cả Đông dương . Hoa kỳ , Úc , Ấn
độ , Nhật bản , Hàn quốc, Liên minh Châu âu và các nước Asean trừ Miến
điện ( Myanma) được coi là các nước ở xa.
Hiện tại, Trung quốc đang có hàng loạt yêu sách về lảnh thổ trên biển
đối với Hàn quốc , Nhật bản , Việt nam , Philíppin , Malaysia . Nhưng
với thực lực quân sự và ngoại giao hiện tại, tôi tin chắc rằng Trung
quốc không có khả năng dám sử dụng vủ lực trực tiếp với các đồng minh
chiến lược của Hoa kỳ như Nhật bản , Hàn quốc kể cả với Philippin (
Philippines) trong một tương lai gần. Trung quốc chỉ nghi binh, khuấy
động vấn đề, thăm dò quyết tâm, giải mả các phản ứng của đối phương và
thực hiện Giương đông – Kích tây ( đe dọa Nhật bản, Hàn quốc , Phi líp
pin nhưng sẻ tấn công Việt nam ). Một khả năng rất lớn họ sẻ tấn công
quần đảo Trường sa của Việt Nam, vì phía bắc Quần đảo Trường sa họ có
căn cứ hải quân cho tàu ngầm nguyên tử và hàng không mẩu hạm ở cực nam
đảo Hải nam ( Hainan).
Mới
đây, Trung quốc lại vừa điều chuyển một tướng lảnh chủ chốt có đường
lối cứng rắn, từ chỉ huy hạm đội Bắc hải sang chỉ huy hạm đội Nam hải ,
điều nầy cho thấy ý muốn sử dụng vủ lực để giải quyết vấn đề của Bắc
kinh là rất lớn. Nhưng quan trọng hơn ,Việt nam là một mắt xích trơ trọi
và khá yếu về quân sự, chưa có nhiều kinh nghiệm về hải chiến, không
chiến và phối hợp trên biển . Mặt khác, Việt nam hiện nay quá đơn độc về
ngoại giao quốc phòng , không có cường quốc nào là đồng minh chiến
lược, hoặc có một hiệp ước phòng thủ hổ tương nào đáng tin cậy về quân
sự với bất kỳ cường quốc nào . Ngoài ra, chính phủ hiện tại của Việt nam
dường như có một thái độ chính trị, và ngoại giao chưa nhất quán, thiếu
quyết liệt , thiếu chủ thuyết, thiếu sức mạnh , nhằm bảo vệ chủ quyền
trên biển trước một Trung quốc tham lam và cường bạo. Tuy nhiên, củng
cần ghi nhận rằng gần đây Việt nam đã có một bước tiến tuy chưa đủ nhưng
khá tích cực.
Việc quốc hội Việt nam đã thông qua luật biển vào ngày 21/6/2012,
ngay sau khi bộ trưởng quốc phòng Hoa kỳ Leon Panetta vừa sang thăm Việt
nam . Điều nầy cho thấy chính phủ Việt nam, trong một chừng mực nào đó,
đã nhận thức rỏ ràng hơn về dã tâm xâm lược trắng trợn của nhà cầm
quyền Trung quốc. Từ trước đến nay, thủ đoạn nham hiểm nhằm che đậy dã
tâm xâm lược của Trung quốc được thực hiện thông qua bọn Hán gian và một
số quan chức tham nhũng bán nước tại Việt nam là đưa ra khẩu hiệu giả
dối về tình hửu nghị “16 chử vàng – 4 tốt “ nhằm ru ngủ, làm chính phủ
và người dân Việt nam mất cảnh giác, và đưa ra một luận điệu lổi thời có
tên gọi là “ thế lực thù địch” nhằm ngăn cản bang giao tin cậy Việt –
Mỹ , đồng thời phá hoại sức mạnh đoàn kết dân tộc của người Việt trong
nước với chính phủ Việt nam, và chính phủ Việt nam với người Việt hải
ngoại yêu nước, trong nổ lực cùng chống Trung quốc xâm lược.
Có một giả định không bao giờ thừa , Trung quốc sẻ tấn công Việt nam
trên biển , và trong một tương lai xa hơn, nếu đủ điều kiện họ sẻ thôn
tính luôn trên bộ, lập ra một chính phủ tay sai thân Trung quốc, hoặc
cưởng nhập Việt nam vào Trung quốc ( tương tự Tây tạng ) với một lý do
điên rồ và dối trá rằng Việt nam từng thuộc về Trung quốc. Giống như
Iraq thời Sadam Husein, thực hiện xâm lăng và tuyên bố sáp nhập Kuwait
thành tỉnh thứ 19 với lý do Kuwai từng thuộc đế quốc Ottoman, mà một
thống đốc Thổ nhĩ Kỳ ( Turkey )đóng tại Bagdag thời đó đã cai trị luôn
cả Kuwait. Trung quốc có thực hiện được điều giả định nầy không? Câu trả
lời là hoàn toàn CÓ. Nếu họ thực hiện Viển giao thành công với Hoa kỳ .
Chúng tôi , nhân dân Việt nam hy vọng là Hoa kỳ ngày nay , không tiếp
tục mắc mưu Trung quốc trong vấn đề Biển Đông . Chính sách phân chia
vùng ảnh hưởng và thỏa hiệp với Trung quốc nhằm loại Liên xô, hay ít
nhứt là không can thiệp trên biển Đông trước đây, không phải là không có
hậu quả đối với Hoa kỳ cho tới ngày nay. Với vị trí chiến lược được
mệnh danh là “ Người lính canh của Biển đông.” của quần đảo Hoàng sa mà
Trung quốc đang chiếm của Việt nam từ năm 1974 ( trước sự không can
thiệp của hải quân Hoa kỳ ) , củng như vị trí giao thông hàng hải và
kinh tế quan trọng của quần đảo Trường sa nếu Trung quốc chiếm được ,
hoàn toàn có thể đe dọa Hoa kỳ và các đồng minh một cách trầm trọng và
lâu dài.
Ngày
nay, chúng ta có thể nhận dạng hình thù của một nước Trung quốc hiện
đại, đang lộ rỏ dáng dấp của một nước Đức phát xít trước đệ nhị thế
chiến . Lợi dụng suy thoái kinh tế thế giới hiện tại, tương tự khủng
hoảng kinh tế thế giới năm 1929-1933, họ đã và đang đưa ra nhửng yêu
sách mang tính cường bạo và phi lý . Các yêu sách lảnh thổ bất hợp pháp
của họ hiện nay trên biển, củng tương tự như yêu sách của Hitler đối với
vùng Sudetenland của Tiệp khắc trước hiệp ước Munich năm 1938, và lịch
sử củng chứng minh rằng sự nhượng bộ và thỏa hiệp của Anh, Pháp đối với
Đức tại Munich đã không đem lại hòa bình . Sự thực, Trung quốc không
phải chỉ muốn quần đảo Senkaku , đảo Ioedo, bải cạn Scarborough, quần
đảo Hoàng sa, quần đảo Trường sa mà họ muốn cả quần đảo Ryukyu, cả Hàn
quốc, cả biển Đông , cả Đông dương, cả Asean và tất nhiên luôn cả một
nước Úc rộng lớn, giàu tài nguyên mà dân số ít cho một quốc gia sẻ đạt
1,5 tỷ dân của họ . Vào một ngày “ ma quỹ.”nào đó, họ có thể dể dàng
trân tráo tuyên bố : “Nơi nào có người Trung hoa sinh sống, các hòn đảo
và các đảo quốc trên Thái bình Dương và Ấn độ dương mà Trịnh Hòa ( Zheng
He) đời nhà Minh ( 1368- 1644) đã từng ghé qua trong 7 lần hải hành (
1405 – 1430). Lảnh thổ hoặc vùng biển nơi đó thuộc Trung Quốc.” Họ gọi
một cách bất hợp pháp , và đáng nhạo báng: Đó là chủ quyền lịch sử của
Trung quốc!
Chính sách rất thâm độc của Trung quốc là ở chổ : Sau khi chiếm được
một quốc gia láng giềng cận biên, họ sẻ sử dụng nguồn lực của quốc gia
đó như nhân lực, vật lực, tài nguyên, vủ khí (…) để tấn công nước kế
tiếp theo biên giới mới của họ. Thông qua chiến tranh, họ làm cho quốc
gia mới bị chiếm, bị tiêu diệt về dân số vì phải bị Trung quốc trưng
binh để gây chiến với quốc gia khác. Sau đó, Trung quốc sẻ đưa người Hoa
sang lấp vào khoảng trống về dân số đó. Campuchia thời Khome đỏ có thể
tạm coi là một ví dụ bất thành của chính sách đó ( vì Khmer Đỏ đã bị
đánh bại, nếu không, chúng ta đã chứng kiến một cuộc di dân bí mật nhưng
khổng lồ từ Trung quốc sang Campuchia).
Như vậy , không sớm thì muộn các quốc gia ở xa củng sẻ bị thôn tính.
Giả định, nếu Trung quốc cưởng nhập được Đài loan, thì với nguồn lực
hùng mạnh, giàu có của Đài loan thì các quốc gia láng giềng như Ấn độ,
Úc , Nhật bản , Hàn quốc, Việt nam (…) và Hoa kỳ sẻ vô cùng mệt mỏi. Khi
đó, ngay lập tức tại Hong kong sẻ không còn hình thái 1 quốc gia 2 chế
độ, vì Trung quốc không còn cần phải dùng Hong kong như một kiểu mẩu để
chiêu dụ dân Đài loan trở về với lục địa . Nếu Trung quốc chiếm được
Việt nam, và tất nhiên là Đông dương thì họ sẻ dùng nguồn lực của Đông
dương để xâm lăng Thái lan , Malaysia , Brunei, Miến điện và Indonesia
và sau đó lại …..: Viển giao – Cận công . Khi đó tôi e rằng Úc và Ấn độ
sẻ bị đe dọa trực tiếp và tất nhiên sẻ đe dọa gián tiếp sự sống còn của
Hoa kỳ.
Có một câu nói rất phổ biến và nổi tiếng, xác nhận đặc trưng nảo
trạng của người Trung hoa : “Một nước không thể có hai vua – một bầu
trời không thể có hai mặt trời – một khu rừng không thể có hai con hổ.” .
Do vậy, sớm hay muộn, Trung quốc sẻ từ đồng minh chiến thuật trước đây
trong việc loại bỏ đế chế Liên xô , sẻ chắc chắn trở thành kẻ thù chiến
lược của Hoa kỳ trong việc tranh đoạt vị thế số 1 thế giới.
Trường hợp nầy sẻ tương tự như Iraq thời thập niên 80, từng là đồng
minh chiến thuật của Hoa kỳ trong chiến tranh Iran –Iraq ((1980-1988),
nhưng sang thập niên 90 , Iraq đã biến thành kẻ thù chiến lược của Hoa
kỳ sau khi xâm lăng Kuwait năm 1991, và cuối cùng Hoa kỳ đã loại bỏ
thành công chế độ độc tài – xâm lược của Sadam Husein . Chúng tôi ,
những người công dân Việt nam yêu nước, và là công dân yêu chuộng hòa
bình của thế giới tự do, luôn lo lắng về vận mệnh và chủ quyền quốc gia
củng như tương lai hòa bình của cộng đồng thế giới.
Chúng
tôi yêu cầu các nhà lảnh đạo Việt Nam hiện tại, cần cương quyết bảo vệ
chủ quyền và toàn vẹn lảnh thổ quốc gia trên biển và trên bộ bằng mọi
biện pháp, coi đây là mục tiêu tối thượng và cấp bách nhất hiện nay. Cần
tuyên cáo đầy đủ cho toàn thể quốc dân Việt nam được biết Việt nam đang
bị hiểm họa xâm lăng từ Trung quốc . Ngoài ra, phải có biện pháp kiểm
soát chặc chẻ và vạch mặt bọn Hán gian dấu mặt tại Việt nam . Không thỏa
hiệp hay nhượng bộ Trung quốc , không ký kết bất kỳ các hiệp ước hợp
tác hoặc khai thác chung nào trên các vùng lảnh thổ có tranh chấp trên
bộ, củng như trên biển với Trung quốc , không ký kết các hiệp ước về
tuần tra chung trên biển với Trung quốc(…) Vì các hợp tác nầy chỉ tạo
điều kiện cho Trung quốc lợi dụng Việt nam mà thôi . Việt nam cần sát
cánh , thống nhất phối hợp hành động với quốc gia có cùng hoàn cảnh
chiến thuật giống Việt nam là Philippin trên mọi diển đàn quốc tế về
biển Đông . Đồng thời, cần thiết lập các mối quan hệ bền vửng, nhất
quán, tin cậy và chiến lược về ngoại giao và quốc phòng với các cường
quốc ở xa như Ấn độ , Nhật bản, Hàn quốc, Úc , Liên minh Châu âu ,(… ),
đặc biệt là Hoa Kỳ.
Hoa kỳ luôn luôn là nhân tố cốt lỏi để bẻ gảy chính sách Viển giao
của Trung quốc. Chính phủ Việt nam dứt khoát nên kết liểu chính sách
ngoại giao kiểu “ Con khỉ .”, chấm dứt đi hàng hai giửa Trung quốc và
Hoa kỳ. Việc thiếu nhất quán và thành tín ngoại giao về lâu dài sẻ làm
cho uy tín ngoại giao của Việt nam phá sản . Chính phủ Việt nam cần đặt
quyền lợi quốc gia lên trên quyền lợi cá nhân và đảng phái. Cần xác tín
rằng, vì lợi ích quốc gia , chính phủ Việt nam cần phải thắt chặt quan
hệ toàn diện và chiến lược với một quốc gia có nguồn lực kinh tế, kỷ
thuật , sức mạnh quốc phòng, sức mạnh ngoại giao và hệ thống tình báo
vượt trội gấp nhiều lần so với Trung quốc. Quốc gia đó chỉ có thể là Hoa
kỳ . Việc thắt chặc quan hệ chiến lược với Hoa kỳ hoàn toàn không có
nghĩa là Việt nam lệ thuộc Hoa kỳ . Việt nam là một quốc gia độc lập và
nó đã từng chứng tỏ sức tự cường và sẻ chiến đấu để tự tồn, nhưng sự sát
cánh với Hoa kỳ trong lúc nầy là giải pháp duy nhất đúng và mang tính
sống còn của dân tộc.
Chính phủ Việt nam không nên nghi ngại về lịch sử chiến tranh với Hoa
kỳ, mà cần nhìn xem các cựu thù với Hoa kỳ là Đức quốc và Nhật bản đã
trở thành đồng minh tin cậy và chiến lược với Hoa kỳ như thế nào? hiệu
quả thịnh vượng của họ khi là đồng minh với Hoa kỳ hiện nay ra sao?
.Chính phủ Việt nam củng nên nhớ rằng , chỉ có thể phối hợp với các nước
Asean như một tiếng nói ngoại giao, chứ không thể là một trông cậy về
quân sự, và chắc chắn rằng Asean chưa bao giờ là một thực thể quân sự đủ
trọng lượng trước Trung quốc, và nó vẩn thường thiếu sự thống nhất về
chính trị và ngoại giao ( lập trường của Campuchia về biển Đông là một
bằng chứng ). Các quốc gia thuộc Châu á –Thái bình dương, các nước Asean
, Ấn độ , Úc , Hàn quốc , Nhật bản , Nga , liên minh Châu Âu và đặc
biệt là Hoa kỳ cần nhận thức chính xác, nhanh chóng và hửu hiệu về sách
lược Viển giao – Cận công của Trung quốc, nhằm không thỏa hiệp với Trung
quốc và tiến hành giúp đở các quốc gia cận biên với Trung quốc chống
lại âm mưu xâm lăng của Trung quốc. Làm như vậy là các quốc gia đó và
Hoa kỳ đang tự bảo vệ mình.
Nhìn chung, tôi ủng hộ chính sách Châu á – Thái bình dương của Tổng
thống Obama, tôi ủng hộ sự thành công bước đầu về ngoại giao của Hoa kỳ
tại Miến điện và Indonesia, ủng hộ liên minh quân sự Nhật – Mỹ – Hàn –
Úc – Ấn . Tuy nhiên, tôi nghĩ Hoa kỳ cần hành động nhanh chóng , mạnh
mẻ, và cương quyết hơn nửa trước Trung quốc. Mặc khác, tôi cho rằng Hoa
kỳ, Liên minh Châu âu với sức mạnh truyền thông , Nhật bản với sự hiểu
biết sâu sắc về Trung hoa của mình cần đẩy mạnh việc phơi bày và chứng
minh sự gian trá của Trung quốc trên toàn thế giới và hình thành một
liên minh chống một đế quốc hung hản mới. Đế chế hung hản Liên bang Xô
Viết trước đây đã tan rả, thế giới đã hòa bình hơn . Nếu đế chế bạo tàn
và xảo quyệt Trung quốc ngày nay tan rả, thế giới sẻ an toàn và tốt hơn.
Là công dân Việt nam, công dân của cộng đồng Châu á -Thái bình dương ,
công dân của thế giới , tôi hy vọng tổng thống Obama tái đắt cử, mặc dù
tôi nghĩ rằng ứng cử viên đảng Cộng hòa ông Mit Romney củng là người
xứng đáng nếu được nhân dân Hoa kỳ lựa chọn. Tôi củng mong muốn rằng,
các tổng thống Hoa kỳ, dù thuộc đảng Cộng hòa hay Dân chủ, đừng bao giờ
quên rằng trong lịch sử Trung hoa, đã có rất nhiều câu chuyện về việc
người Trung hoa có thể trịnh trọng mời một người khách đi dự tiệc, nhưng
đồng thời tổ chức phục kích, giết chết người khách mời đó trong đối
sách của Hoa kỳ đối với Trung quốc. Mặt khác, cộng đồng quốc tế , Liên
minh Châu âu và Hoa kỳ củng không bao giờ nên tin tưởng hoàn toàn vào
các hiệp ước đã ký kết với Trung quốc. Việc thực thi rất kém về cam kết
bảo vệ quyền sở hửu trí tuệ, tỷ giá hối đoái , thực thi nhân quyền, tự
do tôn giáo và tự do thông tin ( … ) của Trung quốc, là một trong rất
nhiều bằng chứng đã được kiểm chứng về sự man trá của các nhà lảnh đạo
Trung quốc . Đối với các nhà lảnh đạo Trung quốc, các hiệp ước thường
chỉ có tính chiến thuật và chỉ để “cầm chân” đối phương, chứ đó không
bao giờ là một căn bản, để hoạch định hợp tác và thực thi. So với Liên
bang Xô viết độc tài , nước Đức phát xít trước đây thì Trung quốc hiện
tại còn mưu mô và xảo quyệt hơn nhiều.
“Chỉ có những kẻ ngu mới tin Trung quốc” ( 4) đó là một chân trị đã được chứng minh.
Nguyễn Nam Hưng, tháng 7, 2012
Tài liệu tham khảo:
- ( 1) Sử Trung Quốc . Nguyễn Hiến Lê
- ( 2 ) Các phiên âm theo mẩu tự Latin các địa danh và tên nhân vật Trung hoa dựa trên Wikipedia
- ( 3) Các sự kiện xảy ra trước 1/10/1949 tôi gọi là nước Trung hoa ,
sau sự kiện Trung hoa trở thành quốc gia cộng sản tôi gọi là Trung quốc
.Việc phân chia nầy dựa trên cách phân chia của Giáo sư sử học Trần Gia
Phụng – Canada
- ( 4) : Có tài liệu cho rằng đây là lời phát biểu của Nikita
khrushchyov, tổng bí thư đảng cộng sản liên xô 1953 – 1964 , chủ tịch
hội đồng bộ trưởng Liên xô 1958 – 1964
0 comments:
Post a Comment