Ts. Nguyễn Đình Thắng
Qua các chiến dịch thỉnh nguyện thư gần đây, công tác quốc tế vận của
tập thể người Việt ở hải ngoại có chiều hướng gia tăng về cường độ lẫn
về khả năng phối hợp trên bình diện toàn quốc và toàn cầu. Đây là bước
chuyển tích cực.
Mục tiêu của công cuộc quốc tế vận trong thời điểm hiện nay gồm có:
(1) Nắm thế thượng phong tại các diễn đàn quốc tế
(2) Tạo ý thức về thực trạng nhân quyền ở Việt Nam
(3) Tạo tiếng nói và thế đứng quốc tế cho các thành phần đấu tranh dân chủ và nhân quyền ở trong nước
(4) Ảnh hưởng chính sách quốc tế đối với Việt Nam
Trong thực hiện, chúng ta cần những yếu tố sau:
(1) Nội dung của thông điệp
(2) Tài liệu về các vi phạm nhân quyền ở Việt Nam
(3) Phương tiện để phổ biến thông tin rộng rãi
(4) Nhân sự với khả năng vận động hậu trường, nghị trường và quần chúng
Về
thông điệp, điểm mấu chốt ngay lúc này là chuyển cách nhìn của quốc tế
đối với Việt Nam: Sau khi Miến Điện có những cải cách về chính sách,
Việt Nam là quốc gia tồi tệ nhất Đông Nam Á về dân chủ và nhân quyền; do
đó, chính sách quốc tế đối với Miến Điện ngày hôm qua ra sao thì cũng
phải như vậy đối với Việt Nam ngày hôm nay. Trong cuộc vận động ở Quốc
Hội và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, thông điệp này đã được phần nào đón nhận.
Cũng vậy, nhiều tổ chức xã hội công dân trong khối ASEAN gần đây cũng
nhìn ra điều này.
Về tài liệu, một số tổ chức đã phối hợp với nhau để thu thập và phối
kiểm danh sách gần 600 tù chính trị, tôn giáo và lương tâm. Tài liệu này
đã được phổ biến rộng rãi. Riêng trong lãnh vực buôn người, một số tổ
chức cũng đã soạn nhiều tài liệu để dùng trong vận động (các tài liệu
này được cài đặt ở trang mạng camsa-coalition.org). Một toán nghiên cứu
đã được thành lập để thu thập, phối kiểm, và tổng hợp thông tin. Bản Tin
Nhân Quyền Việt Nam bằng Anh ngữ vừa được phát hành để mọi người cùng
sử dụng. Một số tài liệu thể hiện quan điểm của các nhà tranh đấu nhân
quyền và dân chủ trong nước đang được soạn để sẵn sàng cho bất kỳ ai cần
sử dụng tại các diễn đàn quốc tế.
Về phương tiện, BPSOS đã thiết lập danh sách của các giới chức lập
pháp tại ba quốc gia: Hoa Kỳ, Canada và Úc, cũng như danh sách của các
giới chức hành pháp hữu trách Hoa Kỳ và các tổ chức nhân quyền quốc tế.
Các tài liệu về tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam đã và sẽ tiếp
tục được chuyển đến 435 vị dân biểu và 100 vị thượng nghị sĩ liên bang
Hoa Kỳ, 308 vị dân biểu Canada, 150 vị dân biểu và 76 vị thượng nghị sĩ
Úc, và hàng trăm tổ chức nhân quyền trên thế giới kể cả ở vùng Đông Nam
Á. Xin quý vị ở các quốc gia khác cung cấp địa chỉ email của các giới
chức chính quyền, các tổ chức nhân quyền, các nhân sĩ ở quốc gia mình để
chúng tôi gởi Bản Tin Nhân Quyền Việt Nam cũng như các tài liệu sẽ phát
hành. Nhân đây xin giới thiệu trang mạng do Giáo Sư Quốc Nguyễn thực
hiện để vận động cho đạo luật Nhân Quyền Cho Việt Nam (HR 1410): http://www.vietnoiket.net/vn/?page_id=12262. Đây cũng là phương tiện và mô thức hữu ích cho công cuộc quốc tế vận.
Trong vận động, điều quan trọng nhất là sự đeo đuổi thường xuyên và
dài hạn với mục đích là ảnh hưởng chính sách. Cuộc vận động có hiệu quả
hay không tuỳ thuộc những bước nối tiếp sau buổi gặp lần đầu. Buổi gặp
lần đầu thường có mục đích thông tin, tạo sự quan tâm. Các buổi tiếp xúc
sau đó sẽ ngày càng hướng sâu hơn vào chính sách. Chúng ta cần có những
nhân sự rành rõi về vấn đề này. Từ năm 1998 đến nay, qua những cuộc vận
động như chiến dịch “Tự Do Tôn Giáo”, “Chống Buôn Người”, “Cứu Cồn
Dầu”, ngày càng thêm những người có kinh nghiệm vận động hậu trường. Gần
đây nhất, cuộc vận động một ngày ở Quốc Hội Hoa Kỳ là môi trường để
hàng trăm người thu thập kinh nghiệm vận động hậu trường. Trong khi đó,
chiến dịch thỉnh nguyện thư 30 ngày là môi trường để tập thể người Việt ở
Hoa Kỳ thao dợt phương thức vận động quần chúng. Bước kế tiếp là phát
triển đội ngũ chuyên về vận động hậu trường và quần chúng cho từng địa
phương. Gần đây chúng tôi bắt đầu phát triển khả năng vận động nghị
trường cho một số nhân sự trong phạm vi các diễn đàn ở Hoa Kỳ và Đông
Nam Á.
Trên đây là một số bước đã và đang được thực hiện bởi một số tổ chức
nhằm đặt nền móng vững chắc cho công cuộc quốc tế vận đồng loạt của tập
thể người Việt ở hải ngoại.
Monday, May 7, 2012
Ts. Nguyễn Đình Thắng Qua các chiến dịch thỉnh nguyện thư gần đây, công tác quốc tế vận của tập thể người Việt ở hải ngoại có chiều hướng gia tăng về cường độ lẫn về khả năng phối hợp trên bình diện toàn quốc và toàn cầu. Đây là bước chuyển tích cực. Mục tiêu của công cuộc quốc tế vận trong thời điểm hiện nay gồm có: (1) Nắm thế thượng phong tại các diễn đàn quốc tế (2) Tạo ý thức về thực trạng nhân quyền ở Việt Nam (3) Tạo tiếng nói và thế đứng quốc tế cho các thành phần đấu tranh dân chủ và nhân quyền ở trong nước (4) Ảnh hưởng chính sách quốc tế đối với Việt Nam Trong thực hiện, chúng ta cần những yếu tố sau: (1) Nội dung của thông điệp (2) Tài liệu về các vi phạm nhân quyền ở Việt Nam (3) Phương tiện để phổ biến thông tin rộng rãi (4) Nhân sự với khả năng vận động hậu trường, nghị trường và quần chúng Về thông điệp, điểm mấu chốt ngay lúc này là chuyển cách nhìn của quốc tế đối với Việt Nam: Sau khi Miến Điện có những cải cách về chính sách, Việt Nam là quốc gia tồi tệ nhất Đông Nam Á về dân chủ và nhân quyền; do đó, chính sách quốc tế đối với Miến Điện ngày hôm qua ra sao thì cũng phải như vậy đối với Việt Nam ngày hôm nay. Trong cuộc vận động ở Quốc Hội và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, thông điệp này đã được phần nào đón nhận. Cũng vậy, nhiều tổ chức xã hội công dân trong khối ASEAN gần đây cũng nhìn ra điều này. Về tài liệu, một số tổ chức đã phối hợp với nhau để thu thập và phối kiểm danh sách gần 600 tù chính trị, tôn giáo và lương tâm. Tài liệu này đã được phổ biến rộng rãi. Riêng trong lãnh vực buôn người, một số tổ chức cũng đã soạn nhiều tài liệu để dùng trong vận động (các tài liệu này được cài đặt ở trang mạng camsa-coalition.org). Một toán nghiên cứu đã được thành lập để thu thập, phối kiểm, và tổng hợp thông tin. Bản Tin Nhân Quyền Việt Nam bằng Anh ngữ vừa được phát hành để mọi người cùng sử dụng. Một số tài liệu thể hiện quan điểm của các nhà tranh đấu nhân quyền và dân chủ trong nước đang được soạn để sẵn sàng cho bất kỳ ai cần sử dụng tại các diễn đàn quốc tế. Về phương tiện, BPSOS đã thiết lập danh sách của các giới chức lập pháp tại ba quốc gia: Hoa Kỳ, Canada và Úc, cũng như danh sách của các giới chức hành pháp hữu trách Hoa Kỳ và các tổ chức nhân quyền quốc tế. Các tài liệu về tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam đã và sẽ tiếp tục được chuyển đến 435 vị dân biểu và 100 vị thượng nghị sĩ liên bang Hoa Kỳ, 308 vị dân biểu Canada, 150 vị dân biểu và 76 vị thượng nghị sĩ Úc, và hàng trăm tổ chức nhân quyền trên thế giới kể cả ở vùng Đông Nam Á. Xin quý vị ở các quốc gia khác cung cấp địa chỉ email của các giới chức chính quyền, các tổ chức nhân quyền, các nhân sĩ ở quốc gia mình để chúng tôi gởi Bản Tin Nhân Quyền Việt Nam cũng như các tài liệu sẽ phát hành. Nhân đây xin giới thiệu trang mạng do Giáo Sư Quốc Nguyễn thực hiện để vận động cho đạo luật Nhân Quyền Cho Việt Nam (HR 1410): http://www.vietnoiket.net/vn/?page_id=12262. Đây cũng là phương tiện và mô thức hữu ích cho công cuộc quốc tế vận. Trong vận động, điều quan trọng nhất là sự đeo đuổi thường xuyên và dài hạn với mục đích là ảnh hưởng chính sách. Cuộc vận động có hiệu quả hay không tuỳ thuộc những bước nối tiếp sau buổi gặp lần đầu. Buổi gặp lần đầu thường có mục đích thông tin, tạo sự quan tâm. Các buổi tiếp xúc sau đó sẽ ngày càng hướng sâu hơn vào chính sách. Chúng ta cần có những nhân sự rành rõi về vấn đề này. Từ năm 1998 đến nay, qua những cuộc vận động như chiến dịch “Tự Do Tôn Giáo”, “Chống Buôn Người”, “Cứu Cồn Dầu”, ngày càng thêm những người có kinh nghiệm vận động hậu trường. Gần đây nhất, cuộc vận động một ngày ở Quốc Hội Hoa Kỳ là môi trường để hàng trăm người thu thập kinh nghiệm vận động hậu trường. Trong khi đó, chiến dịch thỉnh nguyện thư 30 ngày là môi trường để tập thể người Việt ở Hoa Kỳ thao dợt phương thức vận động quần chúng. Bước kế tiếp là phát triển đội ngũ chuyên về vận động hậu trường và quần chúng cho từng địa phương. Gần đây chúng tôi bắt đầu phát triển khả năng vận động nghị trường cho một số nhân sự trong phạm vi các diễn đàn ở Hoa Kỳ và Đông Nam Á. Trên đây là một số bước đã và đang được thực hiện bởi một số tổ chức nhằm đặt nền móng vững chắc cho công cuộc quốc tế vận đồng loạt của tập thể người Việt ở hải ngoại.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
0 comments:
Post a Comment