Vào
thời điểm này, từ cách lãnh đạo khiến suy sụp kinh tế của Nhà nước Cộng
sản Việt Nam đã khiến tình trạng nghèo đói xuất hiện và ập tới từng gia
đình Việt Nam. Mới đây Ủy ban Kinh tế-Xã hội Châu Á-Thái Bình Dương của
Liên Hiệp Quốc gọi tắt là ESCAP vừa công bố bản điều tra kinh tế xã hội
khu vực năm 2012 vào trung tuần tháng 5. Bản báo cáo có một số bằng
chứng cho thấy Việt Nam đang phải đối diện với nguy cơ nghèo đói sau lần
lạm phát đỉnh điểm năm 2008. Trao đổi với báo chí về bản báo cáo của Ủy
ban kinh tế-Xã hội Châu Á-Thái Bình Dương thuộc Liên Hiệp Quốc vừa công
bố, chuyên gia kinh tế hàng đầu của Nhà nước Cộng sản Việt Nam là ông
Lê Đăng Doanh, cũng thú nhận rằng báo cáo của ESCAP về tình hình kinh tế
và nghèo đói của Việt Nam là một báo cáo có căn cứ và là một báo cáo có
giá trị khoa học.
Tình trạng kinh tế suy sụp hiện nay đã khiến cho rất nhiều người dân ở
Việt Nam phải đối mặt với hoàn cảnh đói nghèo. Lực lượng lao động chính
của Việt Nam là tầng lớp công nhân với mức lương thu nhập chỉ đảm bảo
được hơn 50% mức sống căn bản tối thiểu. Từ ngày 1 tháng 5, chỉ có hơn 6
triệu người dân nhận mức lương căn bản được điều chỉnh trong khi giá cả
mọi mặt hàng tăng cao. Hầu như các mặt hàng quan trọng, thiết yếu như
xăng dầu, lương thực thực phẩm, thuốc men, y tế gia tăng liên tục.
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cũng cho biết bên cạnh nguyên nhân lạm
phát, tình hình thiên tai trong những năm gần đây cũng tác động rất
nhiều đến đời sống của người dân. Có nhiều gia đình thuộc diện thoát
nghèo thì nay quay trở lại diện nghèo khiến tỉ lệ gia đình nghèo gia
tăng một cách đáng kể. Những người nghèo nhất là ở vùng nông thôn phải
chi 70% đến 80% thu nhập cho thực phẩm theo mức trượt giá.
Trong khi đó, Ủy ban An ninh Thực phẩm Thế giới thuộc tổ chức Nông
lương của Liên Hiệp Quốc cho rằng quyền sở hữu đất đai ở Việt Nam không
phù hợp và không được bảo vệ khiến đói nghèo gia tăng. Các chuyên gia
kinh tế cho rằng từ trước đến nay Nhà nước Cộng sản Việt Nam thường hay
đánh lạc hướng bằng cách chỉ trình bày các hiện tượng đói nghèo ở vùng
sâu vùng xa, ở vùng miền núi, ở các vùng đồng bào dân tộc mà điều kiện
sản xuất kinh doanh có khó khăn. Tuy nhiên với tình trạng kinh tế lúc
này, nhất là khi nhiều doanh nghiệp đã ngừng hoạt động hoặc là đã không
hoạt động nữa, thì hiện tượng thiếu công ăn việc làm và giảm thu nhập ở
các thành phố sẽ trở thành vấn đề không thể xem thường. Đói nghèo chắc
chắn sẽ ập tới như một cơn bão và tàn phá hàng triệu gia đình trong
nước, đẩy vào tình huống tuyệt vọng.SBTN
0 comments:
Post a Comment