LÃO MÓC
Để phát động phong trào Cải Cách Ruộng Đất, “Bác” Hồ tổ
chức các lớp “Chỉnh Huấn” rất chu đáo, học viên sau nhiều lần bàn cãi
gay go và được chính “Bác” Hồ đích thân giải đáp thắc mắc, đã nhất trí
nhận định rằng:
Địa chủ Việt Nam luôn luôn cấu kết với Đế quốc Pháp, địa chủ và đế quốc đều là kẻ thù, phải tiêu diệt cả hai.
Đó là để thực hiện khẩu hiệu của đảng Lao Động Việt Nam: đưa Phản Phong lên hàng Phản Đế do Hồ Chí Minh mang về từ Trung Quốc từ năm 1951, mà đến năm 1953 mới thực hiện được.
Theo Mao Trạch Đông, “phản phong” nghĩa là “tiêu diệt giai cấp địa chủ”, “phản đế” là “chống thực dân (Pháp)”.
Khi “nhân dân” đã nhận định “địa chủ” là kẻ thù, thì kẻ thù phải đền tội.
Xứ sở “Bác” Hồ 60 năm trước vốn là một xứ sở văn minh, luật pháp phân minh chứ không như vào năm 2011, có con mụ Ngô Bá Thành, Tiến sĩ Công pháp Quốc tế, theo đảng ta mà không được trọng dụng nên đã giở giọng thù nghịch mỉa mai: “Việt Nam có một rừng luật nhưng xài toàn luật rừng!”
Báo Nhân Dân số xuất bản ngày 2 tháng 2 năm 1956 ghi rõ thành tích vĩ
đại của “Bác” Hồ và là bằng chứng của Đảng kể tội bọn địa chủ như sau:
“Ở xã Nghĩa Khê, thuộc tỉnh Bắc Ninh, bọn địa chủ tổ chức mấy em
thiếu nhi đi ăn cắp tài liệu, ném đá vào các cuộc họp của nông dân. Ở
Liễu Sơn, chúng dùng một em thiếu nhi đi đốt nhà khổ chủ, nhưng bà con
nông dân kịp ngăn được. Thâm độc hơn, ở Liễu Hà chúng cho mấy em thiếu
nhi ăn bánh chưng có thuốc độc, làm mấy em ngộ độc suýt chết. Ở Vân
Trường chúng dụ dỗ em Sửu, rủ hai em gái nữa nhảy xuống giếng để gây
hoang mang trong thôn xóm. Ở Đức Phong (Hà Tĩnh) chúng mua bài tú-lơ-khơ
(bài Trung Cộng mang sang) cho các em mãi chơi, bỏ trâu ăn lúa phá hoại
mùa màng…”.
(Nếu so sánh với “vụ án 2 bao cao su dùng rồi” đối với Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ do báo Đảng loan
tải vào năm 2011, thì đâu có mùi mẽ gì so với việc làm của “Bác” Hồ
trong Chiến Dịch Cải Cách Ruộng Đất (CCRĐ) cách đây 60 năm).
Cán bộ CCRĐ bắt vợ địa chủ phải khai từ trước đến giờ đã thâu thuế
quá cao, nghĩa là đã thiếu nợ nông dân, phải trả ngay tức khắc, hoặc bị
bắt buộc ký giấy nợ rồi hẹn trả từ từ.
“Một cách tống tiền khác là bắt vợ địa chủ lôi đi biểu diễn khắp
làng, mỗi tay mang một bãi phân bò tươi, cổ đeo một tấm biển lớn đề:
“Tôi là địa chủ ngoan cố”. Nếu bà có con mọn thì chắc chắn là hai mẹ con
phải bị giữ ở hai nhà để con không được bú và mẹ bị căng sữa, trong một
thời gian rất lâu. Nếu con đã lớn thì mỗi đứa cũng phải giữ ở một nơi
và đứa nào cũng bị dọa nạt cho tới khi chúng công khai – đúng hoặc không
đúng – những nơi cha mẹ chúng chôn giấu của cải. Trẻ con non gan nên
thường khai lung tung. Mặc dầu, hễ chúng khai chỗ nào là lập tức cốt cán
đưa cuốc, bắt mẹ chúng đào chỗ ấy. Công cuộc “đào mỏ” này có thể kéo
dài hàng tháng, nên nền nhà địa chủ gần như không còn chỗ nào không đào
tới. Nhiều nông dân, sau đấu tố, được lãnh nhà địa chủ để ở thường không
có phương tiện để sửa sang lại nền nhà cho bằng phẳng”.
Trong chiến dịch CCRĐ, khi một người bị kết tội là địa chủ thì phần
đông họ đều bị đuổi ra khỏi nhà với hai bàn tay trắng và vài mảnh áo
rách. Rồi tiếp theo là “lễ truất hữu tài sản” của họ được tổ chức rất
trọng thể. Sau đây là một bài báo tả buổi tịch thu tài sản đăng trong
báo Cứu Quốc số 2741, ngày 1 tháng 1 năm 1956:
“Nông dân thôn Thượng rùng rùng kéo đến nhà tên Phong (địa chủ).
Cờ phơi phới. Tiếng trống thiếu nhi rồn rập. Những tiếng hô khẩu hiệu
“Đả đảo” và “Hoan hô” không ngớt.
Giữa sân lù lù một đống cày cuốc, ô doa, liềm hái, thúng mủng cho
tới nồi ba mươi, nồi mười, mâm đồng, chậu thau… hàng dẫy. Quanh sân
những cây hải đường, cây mẫu đơn rực rỡ.
Đồng chí cốt cán gọi vợ tên Phong (có lẽ tên Phong bị đi tù hoặc
bị xử tử rồi). Đồng chí nhân danh Nông hội tuyên bố tịch thu tài sản của
nó.
Tiếng đấu tranh của nông dân mỗi lúc càng gay gắt, như không thể
chấm dứt. Quanh đó đồng bào đứng hàng trong, hàng ngoài. Đồng chí cốt
cán tuyên bố, vạch rõ cho con mẹ địa chủ thấy đời nó, đời cha, đời ông
nó không lao động chuyên bóc lột, chiếm đoạt mới có những của này. Của
này là của nông dân. Con mẹ địa chủ mặt tái mét. Cả người nó run run.
Đồng chí dõng dạc tuyên bố xóa bỏ hẳn tất cả quyền chiếm hữu gồm 24 mẫu
ruộng và toàn bộ tài sản của nó. Tiếng vỗ tay ran lên “Hồ chủ tịch muôn
năm!”, “Hoan nghênh chính sách tịch thu, trưng thu, trưng mua của Đảng
và của Chính phủ!”.
Hàng đoàn thanh niên nam nữ quẩy những gánh thóc từ nhà ngang qua
sân. Hai con trâu cũng vừa dắt ra. Tiếng vỗ tay, tiếng hoan hô vang
dậy. Bà con thu xếp quẩy đồ đi. Khiêng, vác, gánh lũ lượt. Tiếng trống
ếch thiêu nhi càng ròn rã”
Và, có lẽ không lời cáo trạng nào hùng hồn hơn lời cáo của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, người tù 27 năm vì tội làm thơ chống chế độ, với bài thơ “Từ buổi Đảng về”:
“Từ buổi Đảng về họ mạc tới thăm
Do thông cảm chỉ ngồi chơi chốc lát
Miếng thịt miếng thà bỏ rơi đũa bát
Trẻ già khao khát tháng năm!
Con chó, con mèo mất tích mất tăm
Vì đâu nông nỗi?
Chiếc kéo Đảng dùng cắt tem phân phối
Gạo ngô từng lạng từng cân
Đã cắt nhỏ tình thân cốt nhục
Manh áo, niêu cơm, cuộc đời rữa mục
Vợ chẳng cậy chồng, con chẳng cậy cha
Mẹ hiền đành ôm bụng tống thai ra
Giỗ Tết nói chi chuyện người trong mả!
Chao ôi, buồn tất cả
Mất cả rồi những bản tình ca
Những điệu ru trìu mến thiết tha
Gắn bó với ta từ hồi ẵm bú.
Trẻ con đói chột còi lam lũ
Còn đâu bi, đáo khăng, cù
Tiếng sáo diều vời vợi chiều thu
Chỉ còn là âm hưởng vi vu thời xa cũ
Luyến tiếc, than van đi tù lượt lũ
Thiếu chi rừng rú hoang vu
Để đất vàng sao cùng ánh sáng Mùa Thu
Dựng những trại tù làm trụ!
Ôi từ buổi Đảng về làm chủ
Khổ nhục chất chồng không thể đo cân!
Cụ Mác ơi, mỉa mai và quá đủ!
Con chuột mà có dịp tháo thân
Cũng ba cẳng bốn chân
Chạy khỏi cái thiên đường của cụ!”
(Xem tiếp kỳ tới: CÁO TRẠNG 3)
LÃO MÓC
http://nguyenthieunhan.wordpress.com
0 comments:
Post a Comment