Thượng viện Mỹ thông qua dự luật trừng phạt Trung Quốc.
khi Thượng viện Mỹ thông qua dự luật trừng phạt Trung Quốc vì cố tình định giá thấp nhân dân tệ (NDT), với số phiếu thuận áp đảo 79/19 vào chiều thứ hai 3.10, “bị cáo” Trung Quốc đã lên tiếng “phản đối kịch liệt” và thẳng thừng đe doạ một cuộc chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới.Chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới có thể xảy ra.
Cả ngân hàng Trung ương, bộ Thương mại và bộ Ngoại giao Trung Quốc đều đồng thanh cáo buộc Washington đang tiến hành “chính trị hoá” vấn đề tiền tệ toàn cầu.
Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Mã Triều Húc trong một tuyên bố đăng trên trang web chính thức của Chính phủ Trung Quốc (www.gov.cn) vào ngày 4.10 đã nói: “Bằng cách vịn vào lý do “mất cân bằng tiền tệ”, dự luật sẽ khiến cho vấn đề về tỷ giá hối đoái và việc áp dụng biện pháp bảo hộ ngày một leo thang. Tình trạng này sẽ dẫn đến hành vi vi phạm nghiêm trọng các quy tắc của WTO cũng như gây tổn thương sâu sắc đến quan hệ thương mại, kinh tế Trung – Mỹ”.
Ông Mã kêu gọi Mỹ hãy hành động dựa trên “cái nhìn bao quát về bối cảnh quan hệ thương mại, hợp tác kinh tế Trung – Mỹ” và “từ bỏ chủ nghĩa bảo hộ”. Ông nhấn mạnh rằng với vị trí hiện tại, Bắc Kinh sẽ tiếp tục từng bước cải cách chính sách tiền tệ của mình nhằm “tăng cường tính linh hoạt trong chế độ tỷ giá hối đoái đồng NDT”.Dự luật “đổ lỗi” cho Trung Quốc
Thông qua dự luật cải cách giám sát tỷ giá hối đoái trong ngày đầu tuần (theo giờ Washington) của Thượng viện Mỹ mở màn cho một tuần tranh luận giữa các nhà lập pháp Mỹ, cũng như các bình luận quốc tế và kinh tế. Khi trở thành luật, Chính phủ Mỹ áp thuế trên sản phẩm từ các quốc gia có hành vi trợ cấp xuất khẩu thông qua việc định giá thấp đồng nội tệ của mình.
Các nhà lập pháp Mỹ cho rằng, việc định giá thấp đồng NDT của Trung Quốc đã tác động tiêu cực lên tỷ lệ thất nghiệp của tầng lớp trung lưu ở Mỹ. Họ cho rằng một tỷ giá hối đoái công bằng hơn có thể giúp cắt giảm thâm hụt thương mại hàng năm của Mỹ so với Trung Quốc, hiện đang ở mức khá cao là 250 tỉ USD.
Thượng viện với số phiếu áp đảo nhanh chóng thông qua dự luật trừng phạt thương mại vì vấn đề thất nghiệp sẽ là đề tài được chú ý trong cuộc tranh cử năm 2012. Tuy nhiên, triển vọng dự luật này “qua ải” Hạ viện là rất mong manh.
Nếu Quốc hội Mỹ đồng lòng thông qua, khi đó Tổng thống Barack Obama sẽ phải đối mặt với một quyết định khó khăn, hoặc biến dự luật thành điều luật chính thức, hoặc phủ quyết để theo đuổi một chính sách mang tính ngoại giao hơn với Trung Quốc. Phê duyệt, đồng nghĩa với việc Mỹ buộc phải chấp nhận nguy cơ một cuộc chiến tranh thương mại. Hôm thứ hai phát ngôn viên Nhà Trắng Jay Carney nói rằng, Nhà Trắng có cùng mục tiêu đẩy giá đồng tệ lên. Vị này nói: “Điều quan trọng là nếu chúng ta theo đuổi mục tiêu đó, chúng ta phải làm theo cách vừa hiệu quả vừa phù hợp với những nghĩa vụ quốc tế của mình”.
Phát ngôn viên bộ Thương mại Trung Quốc Thần Đan Dương tuyên bố trên trang web của bộ rằng, nước Mỹ “cố gắng chuyển các vấn đề khó khăn riêng của quốc gia lên một quốc gia khác là không công bằng”.Ảnh Reuter.
Nguy cơ chiến tranh thương mại
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tuyên bố rằng dự luật không thể giải quyết các vấn đề cơ bản trong nền kinh tế Mỹ, chẳng hạn như tiết kiệm không đủ, thâm hụt thương mại và tỷ lệ thất nghiệp cao, nhưng nó lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến trình cải cách của Trung Quốc và châm ngòi nổ cho một cuộc chiến tranh thương mại không ai muốn.
Không chỉ phía Trung Quốc, những nhà phê bình người Mỹ chỉ trích dự luật cũng cảnh báo về nguy cơ của một cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, một trong những thị trường phát triển bậc nhất giúp tiêu thụ hàng hoá của Mỹ.
Trong một bức thư gửi cho các nhà lãnh đạo Thượng viện tuần rồi, 51 doanh nghiệp và tổ chức công nghiệp Mỹ, kể cả hiệp hội Các nhà xuất nhập khẩu Mỹ, phòng Thương mại Mỹ ở Trung Quốc, và vận tải nông nghiệp, yêu cầu Thượng viện kiềm chế để không thông qua dự luật. Trong thư có đoạn: “Đơn phương thông qua luật về vấn đề này sẽ phản tác dụng, không chỉ đối với những mục tiêu liên quan tỷ giá ngoại hối Trung Quốc mà chúng ta cùng tham gia, mà cả đối với những mục tiêu rộng lớn hơn của đất nước chúng ta đối với nhiều thách thức đang gia tăng mà chúng ta đối phó ở Trung Quốc.
Trong nhiều năm Trung Quốc đối mặt sức ép tăng giá đồng tệ. Khi sức ép tăng nhiệt, Trung Quốc thường đẩy giá đồng tệ lên một chút, kể cả trong vài ngày qua, Nhưng với nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại, ngân hàng Trung ương Trung Quốc chịu áp lực từ trong nước để giảm tốc độ tăng giá. Trung Quốc cũng đối mặt với một sự thay đổi lãnh đạo vào năm sau, và không thể nào các viên chức hàng đầu ở Bắc Kinh, trong khi xoay xở với công việc mới, sẽ ủng hộ tăng giá đồng tệ nhanh hơn, mà họ xem là giúp đỡ Mỹ với chi phí của Trung Quốc.
(Reuters, Financial Times, WSJ)
Tuesday, October 4, 2011
Chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới có thể xảy ra.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
0 comments:
Post a Comment