Biển Đông nhìn từ Philippines.


Vào hôm nay, 26/09/2011, các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc đã lại nhất loạt hù dọa Việt Nam và Philippines, hai nước đang bị Bắc Kinh tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.

Các tờ báo đả kích Hà Nội và Manila về điều mà họ cho là mượn tay « thế lực nước ngoài » để chống lại các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc.



Một bài bình luận trên tờ China Daily lên án Việt Nam và Philippines là đã cố tình làm tình hình rắc rối thêm trong thời gian gần đây khi « nuốt lời cam kết giải quyết tranh chấp Biển Đông một cách hòa bình thông qua đối thoại giữa các bên có liên can », tức là song phương với Trung Quốc.

Thay vào đó thì theo tờ báo này, cả Việt Nam lẫn Philippines đều tỏ rõ ý muốn mời các thế lực bên ngoài can dự vào hồ sơ Biển Đông để làm phương tiện mặc cả. Đối với tác giả bài xã luận, « Các mưu toan kể trên chắc chắn phải chịu số phận là thất bại », và hai nước này sẽ bị mất uy tín và nhất là – xin trích – « làm xói mòn lòng tin chính trị giữa họ và Trung Quốc ».

Nguyên nhân gây bất bình là cuộc hội thảo của các chuyên gia trong vùng Đông Nam Á về Biển Đông tại Manila hôm thứ năm tuần trước, một hành động bị coi là nhằm « quốc tế hóa » vấn đề Biển Đông, coi thường điều mà tờ báo cho là chủ quyền của Trung Quốc trên vùng biển này.

Còn Việt Nam, theo tờ China Daily, thì đã lôi kéo Ấn Độ vào vòng tranh chấp, thông qua một dự án đồng thăm dò khai thác nguồn dầu khí trong vùng biển tranh chấp.

Cùng một lời lẽ như tờ China Daily, nhà bình luận Lý Hồng Mai của Tân Hoa Xã cũng đả kích kế hoạch đồng thăm dò khai thác giữa Việt Nam và Ấn Độ tại vùng Biển Đông mà theo tác giả đã vi phạm trắng trợn chủ quyền của Trung Quốc vì khu vực thăm dò thuộc « thẩm quyền pháp lý » của Bắc Kinh.





Quốc kỳ Trung Quốc tại một khu nhà do Trung Quốc xây dựng ở quần đảo Trường Sa



Quay sang Philippines, cây bút của Tân Hoa Xã chỉ trích cố gắng của Tổng thống Aquino, muốn lôi kéo Nhật Bản can dự vào hồ sơ Biển Đông, đồng thời tìm cách tăng cường tiềm năng hải quân và không quân của Manila.

Đối với tờ báo, cho dù Philippines gắn kết được với Nhật Bản và Việt Nam lôi kéo được Ấn Độ, các «bên thứ ba » này không thể sánh được với uy lực và ảnh hưởng của Trung Quốc trong vùng.

Tờ Nhân dân Nhật báo cũng tấn công Philippines về cuộc hội thảo hôm thứ năm tuần trước, bị tờ báo cho là nhằm liên kết ASEAN thành một mặt trận thống nhất chống lại Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông.

Theo tờ báo, mưu toan của Manila như vậy là đã hoàn toàn thất bại, và « Không hề có một mặt trận thống nhất của ASEAN » tựa của bài xã luận. Tờ báo nêu ra nhiều lập luận, trong đó có sự kiện là có đến hai thành viên của Asean là Lào và Cam Bốt « không thèm gởi đại biểu đến Manila ».

Vào lúc báo chí Trung Quốc lớn tiếng đe dọa Việt Nam và Philippines, thì ngành ngoại giao Trung Quốc lại tỏ vẻ hòa hoãn. Theo Tân Hoa Xã, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì vừa tiếp xúc với đồng nhiệm Việt Nam Phạm Bình Minh tại Hoa Kỳ bên lề khóa họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc.

Theo hãng tin Trung Quốc, thì hai bên đã có đề cập đến vấn đề Biển Đông, và ông Dương Khiết Trì đã cho rằng : « Hai bên cần có cái nhìn chiến lược trong việc xử lý các mối quan hệ, cần hàn gắn các bất đồng, tích cực thực thi bản Tuyên bố về Ứng xử của Các bên ở Biển Đông DOC và phát huy hợp tác thiết thực ».

Cũng theo Tân Hoa Xã, Ngoại trưởng Việt Nam đã đồng ý là sẵn sàng làm việc với Trung Quốc để "tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau và tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước”.


Trọng Nghĩa


Phóng viên RFI
-----------

đây là bài tác giả Hoàng Thanh Trúc gửi đăng kèm bài tin tức ở trên
ASEAN : BÓ LÚA LÀ BÓ ĐŨA


( Cộng Đồng ASEAN )

Lịch sử tiến hóa cư dân Châu Á và khu vực ASEAN khởi đi trên cái nền nông nghiệp từ cây lúa nước . Một cây lúa đơn thân lẽ loi không gợi lên điều gì nhưng một bó lúa thì nó định hình cho nhiều ước lệ hoàn hảo vì vậy ASEAN chọn biểu tượng chân phương có cội nguồn vững chắc này cho tổ chức mình – Đoàn kết là hình ảnh dễ thấy, dễ hiểu nhất trên bó lúa cột chặc ấy .
Và sự đoàn kết cũng nhận ra rất rỏ trong cuộc hội thảo mới nhất của ASEAN về Biển Đông diển ra tại Manila thủ đô Philippines trong hai ngày, 22 và 23/9 vừa qua, khi cuối ngày bế mạc Phó tổng thống Philippines Jejomar Binay khẳng định: “ASEAN là một nhất thể với niềm tin rằng công pháp quốc tế sẽ cung cấp những chuẩn mực khách quan và ổn định, đưa tới một giải pháp hữu hiệu trong vấn đề biển Đông”, ông kêu gọi thành lập một mặt trận thống nhất đoàn kết trong khối về vấn đề Biển Đông . Theo ông “ASEAN cần và sẽ gửi một thông điệp mạnh mẽ cho thế giới khi trở thành một cộng đồng mà trong đó các quy tắc luật lệ và sự tôn trọng luật pháp quốc tế là bất khả xâm phạm” ,ông cũng cho biết tinh thần những phát biểu của các thành viên chuyên gia luật biển trong ASEAN của hội nghị đủ để ông lạc quan về việc ASEAN sẽ đồng thuận ủng hộ kế hoạch này của Manila .
Trước đó,ngày thứ hai của hội nghị , Bộ ngoại giao Philippines đưa ra một đề xuất thành lập một “ Công viên hàng hải Hòa Bình chung” tuân theo qui tắc ứng xử trên biển đông . Một khu vực hợp tác chung (JCA) sẽ được thành lập bên ngoài vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các quốc gia ven biển đông theo UNCLOS (công ước LHQ luật biển 1982) và sẽ phi quân sự hóa bằng việc thay các lực lượng quân sự bằng các đơn vị cảnh sát tuần tra biển hổn hợp quốc tế ( báo philippines Inquirer ) , để đạt được mục đích ấy, ASEAN sẽ thúc đẩy một hội nghị quốc tế đa phương về biển đông để tách bạch đâu là vùng tranh chấp và không tranh chấp .
Đây là hướng đi tích cực đầy thiện chí gần gũi với quan điểm chung trong khối ASEN và luật biển ( UNCLOS ) để bảo đảm Biển Đông ít ra, trong nhất thời có được sự hòa hoãn bên một hành lang hàng hải tự do an toàn quốc tế và đây cũng là tín hiệu mới cho sự quan tâm của hai đối tác lớn Châu Á gần khu vực là Ấn Độ và Nhật Bản –
Tổng thống Philippines Benigno Aquino hôm 27/9 đã tới Tokyo. Ông sẽ gặp Thủ tướng Yosihiko Noda để thảo luận những vấn đề liên quan đến tranh chấp lãnh thổ giữa Philippines và Trung Quốc ở Biển Đông .Tờ báo Nhật Bản Nikei trước đó cũng viết: Tokyo và Manila sẽ tăng cường hợp tác trên vấn đề an ninh hàng hải và hai bên sẽ ký một thỏa thuận hợp tác quân sự trong cuộc họp vào ngày 27/9. (Khoảng 88% lượng dầu mỏ mà Nhật Bản nhập khẩu từ Trung Đông đi qua khu vực Biển Đông) “Theo Asiaone, Kyodo.” .

(ASAEN- Biển đông ,Ấn Độ,Trung Quốc và Nhật Bản)

Còn Ấn Độ với các thỏa thuận đã đạt được với Việt Nam khai thác hai lô 127 và 128 thuộc vùng Biển Đông, ngay ngoài khơi hai Tỉnh Bình Định và Phú Yên cũng đã được Việt Nam trao quyền khai thác từ lâu. – Ấn Độ vừa chính thức bác bỏ yêu cầu của Trung Quốc, khi qua đường ngoại giao TQ đòi đoàn dầu mỏ quốc gia Ấn Độ ONGC phải đình chỉ dự án thăm dò hai lô dầu khí ở ngoài khơi bờ biểnVN. Nhưng New Delhi khẳng định những dự án thăm dò dầu khí ở hai lô của Việt Nam trên Biển Đông là phù hợp với luật pháp quốc tế và sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam xúc tiến dự án đó.(Dân trí).
Nói đến điều này, không thể không nghĩ đến Việt Nam, một quốc gia có nhiều quyền lợi mật thiết sinh tử ở Biển Đông cùng nghĩa vụ và trách nhiệm trong khối ASEAN .
Người ta đọc thấy từ hai trong mười điều khoản của Hiến Chương ASEAN nói đến cách vận dụng sự đoàn kết, hổ tương toàn khối trong các tình huống khẩn cấp , tranh chấp hay gây hấn :
– Tăng cường số lượng các cuộc Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lên hai lần một năm và khả năng can thiệp vào các tình huống khẩn cấp .
– Khuyến khích bản sắc và hoà bình khu vực, giải quyết hoà bình các tranh chấp thông qua đối thoại và tham vấn, bác bỏ những hành vi gây hấn.
Nó hoàn toàn mở ngỏ cho nhà nước VN tựa lưng vào ASEAN như Philippines để đối diện với tranh chấp ở biển Đông, không thể nói rằng VN vì chung biên giới đất trời sông biển với Trung Quốc nên khác biệt nguyên tắc đàm phán – Vậy VN không chung biên giới đất trời sông biển với các quốc gia trong toàn khối ASEAN sao ? nhất là vị thế chiến lược có phần hơn TQ, khi cùng Philippines đối diện chia nhau mỗi nước một nữa kẹp chặt vùng trời vùng biển này, thay vì cùng liên kết với thành viên láng giềng Philippines chia sẽ quan điểm chủ trương nhất quán trong chiến lược đàm phán, đoàn kết hổ tương cùng ASEAN tìm một sự đồng thuận đa phương từ quốc tế giải quyết tranh chấp trong quang minh chính trực dưới sự tài phán LHQ , bởi vì , tiền lệ cho thấy trên chính trường quốc tế, khi nhiều quốc gia hợp quần thành một nhất thể thì trọng lượng tiếng nói,phúc quyết hay phán quyết vô cùng mạnh, thường thì chân lý của lẻ phải hay nằm trong qui luật này. Vì vậy tranh chấp biển đông, biết mình đuối lý , ỷ vào sức mạnh kinh tế và quân sự, không ai ngạc nhiên khi Trung Quốc rất “chung thủy” với điệp khúc “song phương” , bởi TQ cũng ăn cơm bằng đũa, mà một chiếc thì dễ bẻ hơn một bó .
“Quốc gia hưng vong – Thất phu hữu trách” : Nước nhà thịnh hay suy một người dân thường cũng có trách nhiệm ! Đất nước VN không của riêng ai ,Vì vậy những người lãnh đạo nhà nước VN hiện nay hãy soi rọi lại chính lương tri mình, không thể cấm đoán gần chín mươi triệu con cháu Rồng Tiên lo lắng cho tiền đồ dân tộc để đặt thẳng câu hỏi : Tranh Chấp Biển Đông – Việt Nam là thành viên ASEAN,cũng như thế,chung trên một vùng biển , nhưng sao Pilippines dựa vào và tìm sự đoàn kết trong đồng thuận của ASEAN để tìm sự tài phán từ quốc tế còn Việt Nam lại đàm phán song phương cùng Trung Quốc ? (thứ trưởng quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh tuyên bố tại Shangri-La : “….Việt Nam chủ trương không quốc tế hóa vấn đề biển Đông mà giải quyết vấn đề biển Đông với những nước có liên quan trực tiếp như Trung Quốc ?? ..Rồi tới phiên Thứ trưởng ngoại giao Hồ Xuân Sơn sang Bắc Kinh họp với Đới Bình Quốc, Ủy viên quốc vụ viện Trung Quốc song phương ký chung một “Đồng Thuận trong vấn đề Biển Đông” ?? ) Lý do nào không thể đoàn kết hổ tương cùng ASEAN mà VN là thành viên, giải quyết tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế như philippines ?? –
Quan Trọng hơn – Chủ trương đàm phán song phương với TQ, Quốc Hội cơ quan quyền lực cao nhất của nhân dân đã được bàn thảo và biểu quyết đồng thuận chưa ? nếu chưa, thì đây chỉ là hành động lạm quyền vi phạm hiến pháp của một nhóm người Cộng Sản chứ dứt khoát không thể là thay mặt toàn dân . Và chính nhóm người Cộng Sản này chứ không ai khác phải là tội phạm trong tương lai không xa trước tòa án, mà nhân dân và lịch sử nắm quyền công tố .

HOÀNG THANH TRÚC