Friday, March 4, 2016

Hoãn luật biểu tình, đề xuất ưu tiên cán bộ cao cấp: nhà nước Việt Nam là của ai?

Bộ Công an có đề xuất hoãn xin ý kiến về Luật Biểu tình tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIII vào tháng 3/2016 do chưa nhận được đủ hồi âm từ các cơ quan liên quan.

Lý do hoãn luật Biểu tình được Thượng tướng Bùi Văn Nam, Thứ trưởng Bộ Công an cho biết hồi tháng 12/2015 là: Bộ đã xong dự thảo Luật Biểu tình và gửi văn bản xin ý kiến các bộ ngành liên quan, tuy nhiên chưa nhận được ý kiến về một số vấn đề nhạy cảm từ Bộ Quốc phòng và Bộ Tư pháp. Thay vào đó, ban soạn thảo đề xuất trình Luật Cảnh vệ đã hoàn tất thẩm định.

Trong khi đó, với Dự thảo Thông tư Quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của CSGT hiện đang được lấy ý kiến có đề xuất: CSGT được phép giải quyết “cho đi nhanh” trong trường hợp tai nạn giao thông có liên quan tới cán bộ cấp cao. 

Dự thảo này cũng đề xuất rằng CSGT được phép trưng dụng phương tiện thông tin liên lạc và phương tiện khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quyết định của người có thẩm quyền và theo điều kiện, trình tự, thủ tục do Luật Công an nhân dân và Luật trưng mua, trưng dụng tài sản quy định.

Có thể thấy rằng, Bộ Công an đã liên tiếp nhiều lần trì hoãn việc thông qua Luật biểu tình là quyền mặc nhiên vốn có của công dân. Bên canh đó, việc gia tăng thêm quyền lực cho đội ngũ CSGT cũng như tạo thêm đặc quyền cho các cán bộ cao cấp đã khẳng định một lần nữa vị trí nhà nước là của ai trong mắt người dân Việt Nam.

Với dự đoán Bộ trưởng Bộ công an Trần Đại Quang sẽ đảm nhiệm vị trí Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam trong thời gian tới thì quyền con người sẽ còn bị giới hạn nghiêm trọng hơn tại Việt Nam.



0 comments:

Powered By Blogger