Monday, August 4, 2014

Vợ anh TPB: Vui vì anh đã được trả lại danh dự

140804001VRNs (04.08.2014) – Sài Gòn - Anh Nguyễn Văn Xúp, sinh năm 1951 vừa mất lúc 21g15 tối 25.07.2014 tại bệnh viện Chợ Rẩy, Sài Gòn, quan tài được đưa về căn nhà nằm trong hẻm của một khu lao động nghèo bên quận 8, số 5C.26 Đường Nguyển Duy, Khu Phố 1, Phường 9, Quận 8, Sàigòn.
Anh Xúp là một thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), cấp bậc: Hạ sỉ. Đơn vị cuối cùng: Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 46 thuộc Sư đoàn 25 Bộ Binh.Bị thương tại chiến trường Hậu Nghĩa năm 1970.
Anh Xúp từ nhỏ đã bỏ quê vào Saigon kiếm sống, không có thân nhân, ít bạn bè. Đến lúc sa cơ thất thế không biết trông cậy vào ai. Không có bảo hiểm y tế, khi bệnh phải chạy tiền mua thuốc. Gần đây sau nhiều lần phát bệnh, Bác sỉ đã cho biết: “Trong cơ thể của anh còn nhiều chất độc hại thời chiến tranh, lúc còn trẻ có thể lướt qua, nhưng nay lớn tuổi thì phát tác”.
Giấy tờ cũ của anh đã mất hết, vì vậy trong suốthơn 40 năm qua, chỉ một lần duy nhất có một chiến hửu giới thiệu đến một ân nhân khi về thăm Việt Nam cho anh 100 USD, cách nay đã 04 năm rồi thôi, không có gì nữa, anh Xúp cho biết như thế. Còn về phía các hội đoàn hải ngoại, họ đòi hỏi phải có giấy tờ chứng minh, nhưng anh đã bị mất hết giấy tờ nên đành chịu vậy thôi.
Đối với người bị cụt hai chân như anh rất cần một chiếc xe lắc tay, nhưng chưa bao giờ được có, suốt bao nhiêu năm qua anh chỉ di chuyển bằng hai cái đòn ngồi.
Anh Phạm Trung Hiếu, một cựu quân nhân Sư đoàn 18, là người có tâm huyết, chuyên giúp đở các Thương Phế Binh, khi biết được hoàn cảnh anh Xúp,đã hỏi:
“Nếu có một chiếc xe lắc tay, anh có xử dụng được không ?”
Anh không nói nên lời, chỉ gật đầu với đôi mắt rực sáng, cứ như điều nghe nói chỉ là ước mơ không bao giờ thành hiện thực.
Vợ anh Xúp, chị Lê Thị Tiền rửa chén mướn cho một quán bán hủ tiếu. Địa chỉ nhà anh Xúp thật ra cũng lấy của nhà hàng xóm kế bên.
Sáng ngày 27.07.2014, đến viếng đám tang anh Xúp với tư cách là một chiến hữu, chúng tôi hỏi chị:“Một người vợ vừa mất chồng, chị nghĩ thế nào hay có ý kiến gì không?”
Chị lại trả lời: “Dạ, em rất vui, tôi giật mình,vì câu trả lời, nhưng chị nói tiếp:
“Em vui mừng lắm, vui nước mắt chảy luôn đó, anh cho gởi lời cám ơn đến các cha ở nhà thờ Chúa Cứu Thế. Nhà em nghèo lắm, nghèo đến nỗi ảnh bệnh không có tiền chửa trị phải nằm nhà chịu chết, may nhờ anh Hiếu giúp kêu cứu và rồi ảnh được đưa đi bệnh viện, đến khi ảnh mất lại được các cha và các anh em giúp đở chu toàn. Nhất là nhiều anh em bạn lính cũ mà em chưa hề biết như anh cũng đến thăm”.
Chị Tiền nhấn mạnh: “Vui vì anh đã được trả lại danh dự”.
Chị kể thêm: “Sau 1975, dù anh bị thương tật cụt hai chân nhưng họ cũng rất ghét vì anh là lính chê độ cũ. Nhớ lại lần bầu cử đầu tiên năm 1976, chiều tối trước ngày bỏ phiếu anh đi ngang qua phòng phiếu thì có mấy đứa nhỏ chơi đá banh văng vào phòng phiếu, họ liền bắt anh nói là do anh xúi dục, họ đòi tử hình về tội phá hoại bầu cử, chị năn nỉ lạy lụt họ tha, nhưng anh cũng bị nhốt hết một tháng trời”.
Điều trân trọng và đáng phục nhất ở người phụ nữ này là chị làm vợ anh vào năm 1972, sau khi anh đã bị cụt hai chân.
140804002
Vợ chồng anh Xúp có hai con, nhưng vì hộ khẩu của anh ở quênên các con đều lấy theo họ mẹ, và cũng vì gia đình quá nghèo, nên các con chưa học hết cấp 1,đều phải đi làm phụ giúp  gia đình. Con trai lớn của anh chị là Lê Công Danh sinh năm 1972,hiện phụ bán với chủ vựa cá.Người con kế làLê Anh Tăng, sinh năm 1975 hiện làm phụ hồ.
Cháu Lê Anh Tăng nói về đám tang ba mình:
“Dạ, con rất mừng, rất hãnh diện khi ba chết có nhiều người bạn chế độ cũ đến thăm rất đông, nhưng con cũng thắc mắc sao lúc ba còn sống lại ít người đến”.
Chúng tôi phải giải thích thắc mắc này cho cháu Tăng. Lý do trước kia ít người đến là vì ba của cháu không giử liên lạc với bạn bè, còn những người bạn biết đến với ba cháu họ cũng không đưa thông tin đến mọi người, và gia đình cũng không tìm hiểu liên lạc giúp ba, thậm chí vào cuối tháng tư 2014 vừa qua khi nhà thờ Chúa Cứu Thế tổ chức Ngày Tri Ân Thương Phế Binh, ba cháu cũng không đến đăng ký, mãi sau này được anh Hiếu báo cho biết trường hợp khó khăn của ba cháu, yêu cầu giúp đở thì chúng tôi mới biết.
Nhà anh Xúp diện tích chỉ cở 10m2, ngang khoảng 2,5m, dài khoảng 4m, trước kia là một hố sình lầy trong khu ổ chuột. Gia đình anh tự đổ đất, che chòi ở đại, bị đuổi nhiều lần, nhưng cứ ở liều ở lì, sau này không bị đuổi nữa, từ từ nhà đã được lợp tôn, đóng vách ván,nhưng không được cấp số nhà.Căn nhà nhỏ đến nỗi không có nhà vệ sinh, phải đi nhờ nhà hàng xóm. Cửa nhà chỉ rộng hơn một mét, nên quan tài anh Xúp đã chiếm trọn  cửa, và đầu quan tài cũng ngang với mặt vách, bàn thờ phải đặt ra bên ngoài lối đi.
140804003
Anh Xúp không có điện thoại bàn,điện thoại di động lại càng không,vì vậy khi anh Hiếu đưa thông tin ra bên ngoài kêu gọi, có người hỏi số điện thoại của anh Xúp nhưng làm gì có để cho.
Niềm vui vì danh dự người linh được tôn trọng đã đến với gia đình anh Xúp, nhưng còn rất nhiều gia đình khác vẫn đang phải ở trong sợ hãi và khinh miệt do chính sách của nhà đương quyền lên án những người linh chế độ cũ là ngụy quân ngụy quyền, mặc dù họ chẳng làm gì xấu, và nhất là thân thể của họ đang là những người tàn tật nặng nề.
HUỲNH CÔNG THUẬN
Học viên truyền thông Khóa Sài Gòn, tháng 07.2014

0 comments:

Powered By Blogger