Hệ
quả là nền báo chí đó đi hết từ “bố chồng dính chặt con dâu” đến “Người
ngoài hành tinh” vừa ghé thăm Hà Nội?”. Nó làm trò cười cho thiên hạ,
làm cho những người tỉnh táo cay đắng nhận ra một thực trạng đáng kinh
tởm. Đó là thực trạng chính sách ngu dân, quyền lực của nhà báo vốn là
đảm bảo cho tính minh bạch thì nay chuyển sang nhiệm vụ ngu dân hóa dưới
các hình thức khác nhau...
*
Vào lúc 5:50 ngày 31/07/2014, tại mục Xã hội của báo Kienthuc.net.vn đã cập nhật một bài viết với tiêu đề: “Người ngoài hành tinh” vừa ghé thăm Hà Nội?
Dù đã đánh ngoặc kép Người ngoài hành tinh, nhưng một nội dung dài bài viết cũng cho thấy hay vấn đề:
Vấn đề thứ nhất là dung bài báo sai sự thật để câu người xem một cách khá lộ liễu nhằm mục đích quảng cáo.
Vấn đề thứ hai là sự ngu dốt về mặt báo chí ngày một lộ liễu, không chỉ ở
dạng một câu – một đoạn mà giờ nó kéo thành một bài viết dài.
Dù vấn đề có nằm ở sự ngu dốt của người viết/ ban biên tập hay sự làm
ngơ để giật tít câu người xem thì nó cũng khiến cho cái tên đẹp đẽ “Báo
điện tử Kiến thức” thuộc cơ quan chủ quản có tính khoa học như “Liên
hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam” trở nên đáng khinh bỉ và đáng
thương.
Sự khinh bỉ & đáng thương
Khinh bỉ vì họ đã lá cải hóa đến mức lộ liễu, không còn coi trọng yếu tố
đầu tiên của một người làm báo là trung thực - sự thật nữa. Vì lý do gì
đi nữa cũng không thể biện hộ hành động viết bài/ đăng bài đó. Họ
(kienthuc.net.vn) coi thường độc giả nói chung và fan của chính họ nói
riêng, họ bôi nhọ những ai đã & đang làm việc trong tòa soạn báo
cũng như trong cái cơ quan mang tên rất hay là “Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam”.
Đáng thương vì họ (kienthuc.net.vn) và nhiều những trang báo khác là nạn
nhân của một nền báo chí kiềm kẹp, một nền báo chí định hướng thông
tin, nền báo chí đó chỉ biết phục vụ cho một nhà nước được bao trị bởi
một nhóm người. Chính vì thế mà khiến cho các đề tài viết ngày một bị
thu hẹp dần, dẫn đến tính ăn xỗi ở thì, tính giải trí của báo chí lên
ngôi. Năng lực viết về mảng xã hội - chính trị trở nên đáng thương trước
những cây bút trẻ nhưng biết cách “la liếm facebook tìm tin”, chụp giựt
các trò vui rẻ tiền trong xã hội. Nền báo chí cách mạng Việt Nam trở
thành một tạp phí lù với một lớp báo chí viết bài “giật tít câu view”
(mông/vú/giết/cướp/hiếp...) hay viết bài theo đơn đặt hàng.
Đó là nền báo chí mà trong dịp kỷ niệm 89 năm gần đây đã trịch trượng cho rằng “đã
và đang thực sự là vũ khí đắc lực cho cuộc cách mạng, định hướng dư
luận, là diễn đàn của nhân dân, tuyên truyền, cổ vũ khối đại đoàn kết
dân tộc...” [1]
Đúng, nền báo chí đó đã định hướng dư luận tốt kể từ khi nó ra đời,
nhưng sự định hướng thông tin từ thế kỷ 20 đó đã trở nên lạc hậu và hoàn
toàn không còn phù hợp trong thời kỳ thế giới được kết nối liên tục như
hiệp nay, nhất là khi mạng xã hội ra đời. Các tình tiết, yếu tố, câu
chữ của mỗi bài báo đều được người dân tiếp nhận một cách có chọn lọc,
và họ dễ dàng thảo luận - chỉ ra các điểm sai về mặt nội dung báo chí,
nhất là đối với những bài mang tính định hướng.
Nền báo chí đó phục vụ liên tục cho nhóm cầm quyền và đảm bảo quyền lực
đó được duy trì, tránh việc gây ra thái độ đối kháng giữa nhóm người cầm
quyền và nhân dân khiến cho sự lấp liếm các yếu kém trong hệ thống
chính trị/ xã hội không được đụng chạm đến. Các nhãn mác như “vùng cấm”;
tính nhạy cảm luôn được những nhà quản lý (hay tuyên giáo) gõ liên tục
vào đầu những nhà báo trên cả nước – nhất là đối với mảng chính trị (vốn
là mảng đề tài hay, thiết thực với đời sống). Điều này khiến cho số
lượng báo dù tăng, phương tiện cách thức làm báo dù hiện đại, nhưng vì
tư duy quản lý & làm báo như vậy đã khiến nền báo chí Việt Nam ngày
một què quặt. Què quặt về cả mặt đề tài viết, què quặt cả về sự thật
chứa đựng trong bài viết đó.
Hệ quả là nền báo chí đó đi hết từ “bố chồng dính chặt con dâu” đến
“Người ngoài hành tinh” vừa ghé thăm Hà Nội?”. Nó làm trò cười cho thiên
hạ, làm cho những người tỉnh táo cay đắng nhận ra một thực trạng đáng
kinh tởm. Đó là thực trạng chính sách ngu dân, quyền lực của nhà báo vốn
là đảm bảo cho tính minh bạch thì nay chuyển sang nhiệm vụ ngu dân hóa
dưới các hình thức khác nhau.
Ngu dân từ sự định hướng thông tin
Tôi không theo chủ nghĩa âm mưu, nhưng với những tin tức mà tôi trên mặt
báo và tần suất xuất hiện của chúng, từ báo mạng đến báo giấy. Từ trang
địa phương đến trang của Đoàn/ Hội, tôi nhận ra rằng, có một sự ngu dân
(vô tình/ cố ý) trong nền báo chí Việt Nam thông qua sự định hướng của
nhà nước. Cụ thể:
Hình thức đưa các đề tài giải trí, khoa trương chính trị (trong đó chú
trọng tuyên truyền sức mạnh của Đảng, vai trò của Đảng chi phối mọi mặt
đời sống), rẻ mạt sự thật lên ngôi.
Hình thức hạn chế thấp nhất việc đưa mảng chính trị, đặc biệt là đời
sống chính trị - sự kiện chính trị vào đời sống người dân nhằm hạn chế
sự hiểu biết của họ.
Do đó, với số liệu tự hào là có 906 cơ quan báo chí (838 cơ quan báo in,
67 đài phát thanh, truyền hình, một hãng thông tấn quốc gia); 95 báo
điện tử và hàng ngàn trang tin điện tử cung cấp thông tin; trên 17.000
nhà báo đã được cấp thẻ. Nhưng hỏi thử có bao nhiêu báo, bao nhiêu nhà
báo trong số hàng trăm ngàn đó có được tin hay, xác thực về đời sống
chính trị quốc gia (trong đó có tin về chống tham nhũng, về bầu cử, về
nạn quan liêu) mà không phải là tin đặt hàng/ định hướng của bên Tuyên
giáo? Không phải viết xong rồi rút vội link?
Do đó, cái gọi là “diễn đàn của nhân dân” là hoàn toàn là sự phỉ báng.
Một diễn đàn toàn tin cướp - hiếp - giết, là nơi “chém gió tuyên truyền
không kịp vuốt mặt” của các vị quan chức. Liệu đó phải là diễn đàn mà
nhân dân cần hay không?
Chính cái “diễn đàn” tự thêu, tự dệt đó đã dẫn đến hiện trạng quái gở:
Cái dân cần thì nhà nước không cho, hoặc hạn chế. Cái dân không cần hoặc
thấy nên hạn chế thì nhà nước lại cho mở rộng.
Báo chí thay vì là một quyền lực thứ tư trong xã hội với nhiệm vụ cao cả
là kiềm chế sự lạm quyền về chính trị - xã hội thay vì luôn canh cánh
một nhiệm vụ được giao là “chống lại thế lực thù địch đẩy mạnh thực hiện
âm mưu diễn biến hòa bình”.
Chính sách ngu dân thời hiện đại - Người Việt ngu hóa người Việt để dễ bề cai trị đây sao?
Nghề báo chí rẻ mạt làm liên tưởng đến độ ngu dân ngày một lớn. Cũng bởi
“với biện pháp đó, chính quyền [...] có thể ỉm được tất cả mọi vụ nhơ
nhớp và tha hồ mà lạm quyền.” [2]
Đó cũng là vì sao mà khi Hội nhà báo Độc lập ra đời, Hội nhà báo Việt
Nam đã phải giật mình đưa ra Công văn số 225 TB/ HNBVN (06/07/2014)
trong đó “thông báo tới các hội viên âm mưu, thủ đoạn, phương thức
hoạt động của tổ chức bất hợp pháp này, rà soát lại đội ngũ của mình, kể
cả những người làm báo đã nghỉ hưu, yêu cầu không tham gia, không cổ vũ
cho cái gọi là Hội của các nhà báo độc lập.” [3]
Điều này càng cho thấy sự cần thiết của nền báo chí tư nhân, nhằm bẻ gãy
sự độc quyền và bưng bít thông tin của báo chí nhà nước. Đem lại quyền
lợi và sự thật cao nhất cho người dân, là diễn đàn thực sự của mọi tầng
lớp nhân dân.
0 comments:
Post a Comment