Friday, May 16, 2014

"Hồ Chí Minh là George Washington của Việt Nam"


Lời người dịch: Nhằm giúp người Mỹ hiểu rõ hơn về cuộc chiến Việt Nam, một tổ chức sinh viên tên National Student Committee For Victory In Vietnam vào đầu thập niên 1970 đã bóc trần những huyền thoại và định kiến không đúng về cuộc chiến. Bài viết dưới đây của họ giải mã định kiến của nhiều người Mỹ vào thời đó rằng Hồ Chí Minh là nhà ái quốc như vị tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ George Washington. Người đứng đầu về nghiên cứu tài liệu cho tổ chức là ông Robert F. Turner, một trong những học giả hàng đầu về chiến tranh Viêt Nam.


Ai trong chúng ta chẳng từng nghe nói rằng "Hồ Chí Minh là George Washington của Việt Nam"? Điều này có thể đúng, hay biết đâu đúng hơn nên gọi ông là Benedict Arnold * của Việt Nam? Ta thấy ra được nhiều điều khi xem xét thân thế của ông.

Ông sinh vào ngày 19 tháng Năm, 1890 ở làng Kim Liên thuộc tỉnh Nghệ An. Thời trẻ, ông rời Việt Nam vào năm 1912 và không đặt chân trở lại Việt Nam suốt trong 30 năm.¹ Bernard Fall nhận xét rằng khi ông Hồ cuối cùng trở về Việt Nam vào giữa thập niên 1940, Việt Nam là "một nước ông biết rất ít ( thậm chí, còn ít hơn cả Pháp, Nga hay Trung Quốc).²

Ông Hồ làm phụ bếp trên một chiếc tàu Pháp và từ năm 1912 đến 1916 ông đặt chân đến nhiều nơi ở Châu Phi, Châu Âu, và đa số những hải cảng chính ở bờ biển miền đông Hoa Kỳ. Năm 1920 ông ở tại Pháp, và là một trong những người đồng sáng lập ra Đảng Cộng sản Pháp.ᶟ Lúc này ông dùng bí danh Nguyễn Ái Quốc. (Tên khai sinh của ông là Nguyễn Tất Thành, và ông xử dụng hàng chục bí danh vào những thời kỳ khác nhau.)

Với tư cách là đại biểu Pháp ông tham gia Đại hội lần thứ tư Quốc tế Cộng sản vào năm 1922, và vào tháng Mười 1923 cũng với tư cách là đại biểu Pháp ông đã dự Hội nghị Quốc tế Nông dân. Vào mùa xuân năm 1925 ông tham dự Đại hội lần thứ năm Đệ tam Quốc Tế, và rồi theo học chiến thuật Mác-xít Lê nin-nít tại trường Đại học Lao động Cộng sản Phương Đông ở Mạc Tư Khoa. Từ nơi này Đệ tam Quốc tế phái ông đến Trung Quốc, tại đây ông có nhiệm vụ thành lập phong trào cộng sản ở Đông Dương. Ông hoạt động thành công nên chẳng bao lâu trở thành Cục trưởng Cục Đông Nam Á cho Đệ tam Quốc tế.⁴

Trong thời gian ở Trung Quốc ông Hồ thường hoạt động với những người Việt Nam quốc gia, và ra sức tuyên truyền và tuyển mộ họ vào tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội của ông. Hoàng Văn Chí viết: "Những người nào, lúc ở Trung Quốc, nghe theo lời tuyên truyền của Nguyễn Ái Quốc và đã gia nhập Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội thì được phép bí mật về quê hương. Còn những người vẫn trung thành với chính nghĩa quốc gia thì hễ gần qua biên giới Việt-Trung là thấy mật thám Pháp cầm hình của họ chờ sẵn."

Từ năm 1925 đến 1954, ông Hồ và các đồng chí cộng sản theo ông hoặc sát hại hay bán đứng cho người Pháp gần như tất cả những người lãnh đạo tài giỏi của phe quốc gia. Có lẽ vụ bán đứng lớn nhất là vụ bán Phan Bội Châu, người mà Bernard Fall gọi là "Tôn Dật Tiên của Việt Nam".

Joseph Buttinger viết rằng "trong số các nhà cách mạng quốc gia người Pháp coi Phan Bội Châu là người nguy hiểm nhất," và rằng "sự đánh giá của chế độ thực dân về Phan Bội Châu rất đúng."Hồ Chí Minh bán Phan Bội Châu cho người Pháp, và nêu ra ba lý do để biện minh với các đồng chí của ông về hành động này như sau:

(1) Phan Bội Châu là người quốc gia, không phải là người cộng sản, cho nên ông sẽ là đối thủ của cộng sản trong mưu toan của họ nhằm lãnh đạo phong trào chống Pháp ở Việt Nam.

(2) Số tiền thưởng- từ 100.000 đến 150.000 đồng (vào thời đó một con trâu giá 5 đồng) - mà ông Hồ nhận từ người Pháp có thể được xử dụng sao cho có lợi nhất để đẩy mạnh phong trào cộng sản.

(3) Việc hành hình Phan Bội Châu sẽ tạo ra bầu không khí rúng động và căm phẫn cần thiết ở Việt Nam.⁷

Từ đấy trở đi người cộng sản tiếp tục phản bội và sát hại tàn bạo nhiều người quốc gia.⁸

Như vậy Phan Bội Châu có lẽ xứng đáng được ví như "George Washington " còn Hồ Chí Minh đúng hơn chỉ đáng với cái tên "Benedict Arnold của Việt Nam". Thực ra, nếu không có cộng sản, Việt Nam có lẽ giành được độc lập sớm hơn, và không bị chia cắt hay đổ máu. Ellen Hammer viết:

"Cuộc kháng chiến chống thực dân của Việt Nam là cuộc kháng chiến của cả nước, và kháng chiến thắng lợi là nhờ vào công lao của nhân dân hơn là nhờ vào một số rất ít những người cộng sản đã ra sức lợi dụng hoàn cảnh cách mạng này cho mục đích riêng của họ. Đúng ra, sự hiện diện của những người cộng sản trong những vị trí chủ chốt trong phong trào kháng chiến đã làm cho cuộc đấu tranh trở nên vô cùng phức tạp và làm chậm trễ việc giành được độc lập."

* Benedict Arnold (1741-1801) là viên tướng phản quốc trong cuộc cách mạng Mỹ (chú thích của người dịch)

Chú thích:

1. Fall, Bernard B., in profile of Vo Nguyen Giap in People's War Peole's Army (N.Y. Praeger, 1962) trang xxxiii.

2. Fall, Bernard B., Last Reflections on a War (N.Y: Doub1e1ay & Company 1967) trang 87.

3. Honey, P.J., Communism in North Vietnam (Cambridge: M.I.T. Press, 1963) trang. 24-25 & Ellen Hammer, The Struggle for Indochina (Stanford University Press, 1954) trang 76.

4. Shaplen, Robert, The Lost Revolution (N.Y.: Harper and Row, 1966) trang 37.

5. Hoàng Văn Chí, From Colonialism to Communism (N.Y.Praeger, 1964) trang 18-19.

6. Buttinger, Joseph, Vietnam: A Dragon Embattled (N.Y.Praeger, 1967) trang 152.

7. Honey, P.J., North Vietnam Today, (N.Y. Praeger '63) trang 64.

8. Sách đã dẫn của Hoàng Văn Chí. trang 18-19.

9. Hammer, in Lindholm's Vietnam tne-First Five Years. (Michigan State Univ. Press. 1959) trang 3.

Nguồn: The Vietnam Center And Archive- Texas Tech University


Bản tiếng Việt:

0 comments:

Powered By Blogger