Xin chuyển đến Quý Vị, Quý NT và CH...
Slide show tưởng niệm một Chiến Sĩ QLVNCH: Thiếu Úy Trần Quang Trân, đã oan thác trong ngục tù cộng sản.
Slide show tưởng niệm một Chiến Sĩ QLVNCH: Thiếu Úy Trần Quang Trân, đã oan thác trong ngục tù cộng sản.
Chiến Hữu Ngô Thường, thực hiện slide show này sau khi nhận hình ảnh và câu chuyện từ gia đình của Th. Úy Trần Quang Trân.
Xin mời Qúy Vị đọc lời giới thiệu của CH Ngô Thường (Steven Ngô) sau đây:
"Tôi nhận được hình ảnh của gia đình Thiếu Úy Trần Quang Trân bị bọn bạo quyền cộng sản xử tử hình trong trại tù cải tao vì lý do trốn trại. Trân đã hiên ngang can đảm 1 mình nhận tội, trước khi đem bắn, chúng mời Trân 1 bữa ăn cuối cùng nhưng anh không ăn và nói hãy đem vào cho các bạn tù đang đói và anh không cho bịt mắt, anh đã hô vang "Việt Nam Cộng Hòa muôn năm", chúng đã nhét giẻ vào miệng anh, anh yêu cầu chúng không bịt mắt để nhìn lại bạn bè đất nước 1 lần cuối, sau 1 loạt đạn anh đã đổ gục xuống. Máu anh đổ ra thấm vào lòng đất mẹ.Sau đó vợ đã xin cải táng chồng đưa về chôn nơi quê nhà.
Stevenngo"
để ngậm ngùi tưởng nhớ đến người Chiến Sĩ QLVNCH đã oan thác....
BMH
Washington, D.C.
Thiếu Úy Trần Quang Trân (góc trái) và bà quả phụ Thiếu Úy Trần Quang Trân (góc phải)
Các bức ảnh trên được trích từ slideshow. - HLTL
Tôi muốn nói lên những đau khổ chất ngất của anh em tù chính trị và quân đội trong ngục tù Tiên Lãnh. Làm y tế trại, tôi được gọi lên phòng kiên giam để xác nhận cái chết của Nguyễn Công Vĩnh. Trước kia anh to con, nhưng bây giờ xác anh teo táp, co rúm, da bọc xương, gò má lồi cao, hai mắt mở trừng trừng. Anh ta chết vì đói. Bọn cai tù có lệnh không cho anh ăn uống. Bọn trật tự kể lại là những ngày cuối, trong mê sảng, anh bốc những con dòi bò trong đường cống lên ăn, chắc anh tưởng là hạt cơm. Ðường cống là một cái rảnh dọc theo bờ tường phòng kiên giam, dùng cho tù phạm tiêu, tiểu tiện vào đấy. Chắc có nhiều hồi ký trại giam Cộng sản đã tả cái dã man, tinh vi của cái cùm sắt dài xuyên từ bờ tường này đến bờ tường kia. Cảnh cô độc, đói khát, mơ tưởng những món ăn thời tự do, những tiểu xảo để giết thì giờ thiên thu và để kéo dài chịu đựng, nói lên cái tàn bạo chưa từng có của kiên giam. Chuồng cọp Côn Ðảo là thiên đường sánh với kiên giam.
Vụ án Trần Quang Trân là một biến cố đặc biệt của trại Tiên Lãnh, nói lên tinh thần bất khuất của Quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Ðây là một tổ chức có mục đích, hệ thống. Một hoạt động dũng cảm, nhiệt tình, có tính cách quy mô rộng lớn, bao gồm trên 100 sĩ quan và tù chính trị. Bởi thế, khi vỡ lỡ, công an điều tra mất vài tháng trước khi đưa nội vụ ra tòa với hai lần xử: phúc thẩm và chung thẩm. Bản án chung thẩm là: Tuyên truyền chống phá cách mạng, tổ chức cướp súng, cướp trại, âm mưu lật đổ chính quyền.
Sau đây là tên họ những người lãnh án phạt và thời gian ở tù thật sự:
-Thiếu úy Trần Quang Trân, án tử hình. Xử tử ngày 19.06.1982.
-Thiếu úy Trần Lân, án chung thân, ở tù 20 năm.
-Trung úy Ngô Văn Thạnh, án 20 năm, ở tù 19 năm.
-Ðại úy Nguyễn Văn Hưng, án 18 năm, ở tù 19 năm.
-Ðại úy Ðỗ Ngọc Nuôi, án 12 năm, ở tù 16 năm.
-Xã trưởng Võ Kinh, án 13 năm, ở tù 15 năm.
-Trung úy Ðỗ Văn Sĩ, án 13 năm, ở tù 16 năm.
-Ðại úy Ðinh Văn An, án 10 năm (chết trong tù Hàm Tân năm 1990).
-Trung sĩ Lê Cao Phúc, án 10 năm, ở tù 14 năm.
-Bác sĩ Tôn Thất Sang, án 10 năm, ở tù 15 năm.
-Lê Phò, án 10 năm, ở tù 10 năm.
-Ðại úy Nguyễn Minh, án 5 năm, ở tù 12 năm.
-Thiếu úy Huỳnh Tiến, án 3 năm, ở tù 11 năm.
Ngoài ra có một số bị kiên giam, song không bị án. Trong số những người kiên cường này, phải kể Nguyễn Văn Ngật, Nguyễn Văn Ðiểu, Lê Quang, Lê Xuân Mai, Phạm Lộc, Trần Thao, Châu Văn Mầu, Nguyễn Ngọc Trai, Trương Quang Ðông. Tóm lại có chừng 75 người xử theo biện pháp hành chánh, nghĩa là tập trung cải tạo vô thời hạn, không biết ngày nào về, trung bình ở tù 10 năm. Trừ hai người ra đi vĩnh viễn là anh Trân và An, số còn lại lãnh 9 thế kỷ tù tội. Chín thế kỷ đau thương triền miên ray rứt. Ðiểm đặc biệt của vụ án là lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ. Những người có án nặng là thiếu úy và trung úy.
Người được anh em mến phục nhất là anh Trần Quang Trân và Ðinh Văn An. Trân, người thon nhỏ, mặt trắng thư sinh. Tính tình bặt thiệp, ưa đùa cợt, làm thơ hay. Rất tiếc là thơ anh không ai ghi chép lại, vì thơ làm trong kiên giam không giấy bút. Song anh hơn Nguyễn Chí Thiện ở chỗ là anh đọc thơ cho bọn Cộng sản giam giữ anh nghe. Làm thơ xong, anh đọc sang sảng, rất to, cốt cho trại viên nghe, song cán bộ vội xua đuổi trại viên đi, không cho nghe những lời ca yêu nước, hạch tội bọn Cọng sản vong bản, nô dịch chủ thuyết ngoại lai, gieo rắc khổ đau cho nhân dân Việt Nam.
Trong đêm giao thừa đầu năm 1982, trong kiên giam lạnh lẽo, chờ ngày xử chung thẩm, anh ngâm nga:
Ðón giao thừa giữa bốn bức tường vôi
Xuân lạnh lùng quá mẹ Việt Nam ơi !
Bao giờ dẹp tan loài quỷ đỏ
Mẹ con mình no ấm, rộn niềm vui.
(chưa chắc đã đúng trong nguyên tác, chỉ vì nghe từ đàng xa, và lại thời gian xoi mòn trí nhớ).
Anh Trân thông minh hiếu học. Nếu đến được bến bờ tự do, anh sẽ là một chuyên viên điện tử có hạng. Trong tù, anh không ngừng trao dồi kiến thức, học thêm ngoại ngữ. Ở Kỳ Sơn, anh được điều động lên cơ quan của tổng trại 2 để sửa chữa máy truyền tin và lắp ráp điện đài. Anh đã sửa chữa một máy dò tìm vàng nhãn hiệu Trung cọng, mà nhiều kỹ sư đào tạo ở miền Bắc bó tay. Anh là một chuyên viên điện tử tu nghiệp ở Nhật do tài trợ của hãng Panasonic. Với phương tiện nghèo nàn, anh tái tạo các linh kiện điện tử trong công việc sửa chữa hàng ngày cho cơ quan, và lắp ráp những đài thu thanh nhỏ cầm tay, phân phát cho các trại. Ðể che mắt bọn cán bộ, linh kiện được lắp vào các máy đo điện đã hư. Muốn máy phát động, chỉ cần lắp vào một dây dẫn điện ngắn, và có thể nghe nhiều đài phát thanh ngoại quốc như VOA, BBC v..v.. Nhờ thế, tin tức về cuộc tấn công của Trung Quốc vào miền Bắc, chiến tranh lạnh giữa Nga và Mỹ đều được phổ biến bí mật cho trại viên để nuôi dưỡng ý chí quật cường. Trại Kỳ Sơn, với quy chế tù binh, chế độ ăn uống, lao động không khắc nghiệt như trại Tiên Lãnh. Tôi nghĩ rằng quân đội miền Bắc XHCN cũng tự hào về thành tích của họ, song không biết họ có thấy xấu hổ khi đem đồng loại khác chính kiến ra hành hạ, đem bắn lén nhiều sĩ quan như vụ bắn Ðại tá Võ Vàng, bề hội đồng Thiếu úy Huỳnh Tiết, một sĩ quan trẻ miền Nam giỏi võ. Hận thù giai cấp đã làm họ tối mắt, không biết gì đến tinh thần thượng võ và tình thương đồng loại. Chiến thắng lẫy lừng, cuối cùng là để nhốt đồng loại vào trại tập trung hành hạ, còn Mỹ thì cao chạy xa bay rồi.
Cuối năm 1978, sĩ quan trại Kỳ Sơn chuyển qua Tiên Lãnh. Công an là chuyên viên cai quản tù trong XHCN. Những phương thức đàn áp như lao động cưỡng bách, hạn chế dinh dưỡng, nội quy sắt máu, trừng trị tàn bạo, tối đa là truyền thống quy củ trong quần đảo Goulag, nhà tù Trung Cộng, và một loạt nhà tù miền Bắc mà nghe tên ai cũng giật mình. Tất cả những phương thức ấy đều được áp dụng ở trại Tiên Lãnh. Vài tháng sau nhập trại, toàn thể sĩ quan trở nên rách rưới, ốm đói, phờ phạc, hãi hùng. Vài người quá tuyệt vọng đã tự tử chết. Trung tá Bình, Ðại úy Quy trốn trại không thoát. Ðã có lệnh từ trên là bắn chết một người để làm khiếp hãi trại viên. Trên đường áp giải hai người trốn trại, bọn công an đã bắn lén từ phía sau, giết Trung tá Bình và tri hô lên là vì tù nhân chạy trốn. Tôi có khám tử thi, và thấy vết thương có lỗ vào phía sau lưng, đen thuốc súng, chứng tỏ nạn nhân bị bắn rất gần. Thật là một thời kỳ u ám. Nhiều sĩ quan cấp tá bị kiên giam rồi chuyển đi trại Ðồng Mộ. Số người sợ hãi bị chiêu dụ làm ăng-tên tăng lên đáng kể. Soát phòng liên miên. Trại đông người lại có nhiều trại lẻ ở xa, ban giám thị cần một hệ thống liên lạc hữu hiệu, nên anh Trân lại được kêu ra để thiết lập một tổng đài điện thoại, đài liên lạc vô tuyến với Ty Công an. Anh và Trần Lân được ở một căn nhà nhỏ riêng biệt dùng làm xưởng sửa chữa máy móc điện tử. Các cán bộ trong trại cũng nhờ sửa những máy thu thanh cá nhân. Vì là việc làm không công, họ thường bồi dưỡng anh thịt, trứng v..v.. Nhưng anh Trân không vì những ưu đãi ấy mà quên anh em. Anh lặp lại việc đã làm tại trại Kỳ Sơn là lắp một máy thu thanh để nghe lén các đài ngoại quốc. Anh đã thành công ở Kỳ Sơn vì không bị phát hiện, nhưng lần nầy không may. Trong vụ án xử anh và bạn hữu, chỉ có độc nhất một tang chứng là cái máy đo điện trở, trong đó anh có lắp linh kiện điện tử để nghe đài phát thanh. Các người bị kêu án là những người có ký vào bản nhận tội khi công an tra tấn hoặc đe dọa. Có nhiều người giữ nhiệm vụ quan trọng, song một mực chối hết, nên chỉ bị trừng trị bằng biện pháp hành chánh. Có bằng cớ gì đâu, chẳng qua là nói miệng với nhau, chứ đâu có hội họp biên bản gì. Song cuối cùng biện pháp hành chánh cũng giam giữ rất lâu, ít nhất là trên mười năm. Nhiều khi hơn nữa. Xử án chỉ là bày trò hình thức.
Phân tích vụ án ta thấy hai phần rõ rệt: Phần loan truyền tin tức ngoại quốc đem lại hưng phấn cho trại viên, ví dụ như cuộc nổi dậy của nhóm Fulro, cuộc bao vây kinh tế Việt Nam của Tổng thống Mỹ Reagan. Vì oán hận lối đối xử dã man tàn bạo của bọn Cộng sản, ai cũng vui mừng khi nghe những tin bất lợi cho chúng. Chẳng thấy viễn ảnh ngày về, những tin ấy mang lại chút hy vọng mong manh. Ví dụ trường hợp bác sĩ Tôn Thất Sang làm y tế cho trại Na sơn. Sang vào tù vì tội vượt biên. Anh có nói một câu đơn giản mà bị án 10 năm. Nhân Lê Phò, từ trại Na Sơn về trại chính, anh nhắn với Trân là có tin tức gì hay nói cho “mệ” biết với (con cháu vua thường tự xưng là mệ). Sang không có tham gia gì vào tổ chức. Chỉ nghe câu ấy mà không báo cáo với cán bộ, Phò cũng lãnh án 10 năm. Thật là một chuyện không thể tưởng tượng nổi, mà các nhà luật học khi nghe phải sững sờ. Những thiệt hại mà anh Sang phải chịu trong tù đày, cùng những hậu quả dai dẳng trong cuộc sống định cư ở Mỹ, ai sẽ chịu trách nhiệm đây ? Các nhà luật học phải có biện pháp đưa bọn Cộng sản Việt Nam ra tòa án quốc tế để trả lời những tội ác đối với hàng triệu người vô tội.
Phần thứ hai của vụ án là tổ chức cướp súng, cướp trại, đánh quận Tiên Phước, liên lạc với cuộc nổi dậy Fulro lập chiến khu v..v..là những tiết lộ của đại úy Nguyễn Văn Hưng. Anh nói: “Hệ thống nầy suốt trong thời gian ở tù và sau này khi còn ở Việt Nam, tôi không hề tiết lộ cho ai. Nhưng nay (anh đã định cư tại Mỹ) theo yêu cầu của một số anh em, chúng tôi xin ghi lại chi tiết”. Anh cho biết anh điều khiển tổ chức trong nhiệm vụ là Tổng thư ký. Trân chỉ là trưởng ban liên lạc ngoại vụ. Trần Lân lo liên lạc với Fulro. Ðinh Văn An (chết trong tù) đại đội trưởng đội xung kích, lo chiếm kho súng của trại. Thiếu tá Lê Quang là trung đoàn trưởng trung đoàn giải phóng Quảng Nam Ðà Nẵng. Anh còn tiết lộ nhiều ủy viên khác. Nói chung, anh em đã có ý chí quật cường, có can đảm chấp nhận hiểm nguy. Tiếp xúc với Fulro là có thật; nhân đi lao động ở Trà Nóc, lúc còn ở trại Kỳ Sơn. Nghiên cứu về khả năng cướp súng là có thật. Ngoài ra những điều khác chỉ nằm trong mơ ước
Phiên tòa dựng lên gọi là “tòa án nhân dân tối cao”, có cán bộ ở Hà Nội vào dự, chỉ là xử cái ước mơ đó, chứ không có một hành động phá hoại nào cụ thể. Trị từ trong tư tưởng. Cái dã man, phi lý và luật rừng là ở đó.
Phiên tòa đúng là một trò hề. Xử trong trại vì sợ dư luận dân chúng. Không có luật sư biện hộ. Chánh án, phụ thẩm .... ăn bận lôi thôi. Bà phụ thẩm có tên là Chát, mặc áo cụt, ăn trầu, ngồi chồm hổm trên ghế , ăn nói thiếu văn hóa. Chỉ có lính công an là mặc đại lễ. Bị can cũng bị bịt mắt dẫn vào, vành móng ngựa là một hàng ghế dài. Trại viên được nghỉ lao động để dự phiên tòa, một biện pháp răn đe. Nói là cho bị can tự biện hộ, song ai nói ra lời nào thì bị chận lại ngay. Phiên tòa chỉ có chánh án, phụ thẩm nói. Phán quyết thìđem ra hỏi trại viên:
-Tên A có phải là phản động không? (Trại viên đuợc các ăng-tên mớm lời)
-Phải.
-Có đáng tử hình không?
-Rất đáng.
Ðúng là một tòa án nhân dân trong cải cách ruộng đất. Phần lớn trại viên trả lời lí nhí. Một số khác im lặng.
Phải nói anh Trân là một người trẻ tuổi nhưng rất chững chạc, đầy lòng vị tha và suy nghĩ. Anh thấy ý định của bọn Cộng sản là phải có một án tử hình trong vụ nầy, anh đứng ra lãnh cái chết cho anh em. Anh chịu nhận tội, và thay mặt anh em, tỏ ra cái khí phách của một sĩ quan có lý tưởng quốc gia. Trước phiên tòa, anh không nói “thưa quan tòa” như ấn định. Anh gọi họ là 'các ông” làm chánh án tức giận đập bàn nhắc lại. Song anh không đổi cách xưng hô. Khi chánh án hỏi anh:
-Các anh đã được chính phủ khoan hồng cho vào đây để học tập cải tạo. Các anh không thành tâm hối lỗi, mà tổ chức chống đối. Ðộng cơ nào thúc đẩy các anh làm việc ấy?
-Các ông không có quyền xử tôi, vì các ông không có tổ quốc, mà chỉ là tay sai đế quốc Cộng sản. Các ông không xứng đáng để tôi đối đáp. Lịch sử, dân tộc Việt Nam sẽ xử các ông. Chế độ các ông là một chế độ phi nhân, tàn khốc. Nhà tù mọc lên khắp nơi. Dân chúng đói khổ lầm than, còn các ông sống phè phỡn. Nhà tù của các ông là địa ngục sống trên trần gian.
Chánh án lại đập bàn bảo anh im, song anh cứ nói cho hết ý. Một công an phải chồm tới, bịt miệng anh lại. Thật là hài hước, chốn công đường mà không có tự do ngôn luận.
Khi tòa tuyên bố bản án tử hình và cho anh nói lời cuối cùng:
-Tôi biết chắc là chế độ phi nhân, tàn ác chưa từng có trong lịch sử loài người của các ông gần đến ngày cáo chung. Chỉ tiếc là tôi không còn sống để phục vụ đất nước.
(Nội dung những lời đối đáp trên đây rất trung thực. Tuy nhiên đây không phải là những lời ghi chép tại chỗ, người nghe chỉ ghi lại theo trí nhớ).
Thái độ hiên ngang bình tỉnh, giọng nói chắc nịch không chút run rẩy của anh làm cho cả hội trường bàng hoàng. Bọn công an, tổ xứ án sạm mặt trước khí thế hùng dũng của anh.
Sau khi xử án, chúng cho anh một thời gian suy nghĩ lại và xin ân xá. Song anh không viết đơn xin ân xá, vì anh biết đó chỉ là một đòn tâm lý để làm giảm nhuệ khí của anh. Thế nào bọn chúng cũng đem anh ra bắn. Xin xỏ chỉ thêm nhục. Bởi thế, trong thời gian chờ đợi, anh làm thơ và đọc to lên, mạt sát chế độ tàn ác của Cọng sản. Sợ gương anh ảnh hưởng đến trại viên khác và làm mất mặt chế độ, chúng đem anh ra bắn trước thời gian dự định.
Ngày 19.06.1982, lúc 12 giờ, chúng bịt mắt anh đẩy anh lên xe đưa ra pháp trường. Toàn thể trại viên bị lùa vào phòng, đóng cửa nhốt lại. Ra đến cổng trại, anh Trân la to:
-Xin vĩnh biệt anh em. Bọn Cộng sản đưa tôi đi bắn đây. “Ðả đảo Hồ Chí Minh!” “Ðả đảo Cộng sản!” “Dân tộc Việt Nam sẽ chiến thắng Cộng sản!”.
Anh còn muốn hô nhiều khẩu hiệu nữa, song bọn công an đè anh xuống, nhét chanh vào miệng. Sang bên cơ quan, anh ký tên vào bản án, chấp nhận tử hình. Chúng dọn ra trước mặt anh một mâm cơm thịnh soạn. Anh từ chối không ăn và dặn mang vào phòng giam cho bạn bè đang đói. Ra pháp trường anh không chịu trói và bịt mắt. Anh té nghiêng xuống sau loạt súng đầu. Một tên công an đến bắn phát ân huệ vào thái dương.
Trong tù tôi có lần nói chuyện với Trân. Anh ta cho rằng chừng cuối thế kỷ, chế độ Cộng sản sẽ cáo chung. Anh chết đi và không ngờ là thành trì của XHCN Liên Xô và Ðông Âu tiêu tan 10 năm trước lời tiên đoán. Song chế độ Hà Nội vẫn còn tồn tại mặc dầu biến chất đi nhiều. Lạc quan nay ở trong trận tuyến của ta. Ta chỉ đi lên, bọn chúng chỉ đi xuống. Trang sử đau buồn, đầy phản phúc, nham hiểm, tàn bạo từ 1945 đến nay sắp cáo chung. Cơ hội cho những người muốn đóng góp để xây dựng cho một nước Việt Nam thật sự tiến bộ và dân chủ, một xã hội công bằng và thịnh vượng sắp thành hình. Chỉ tiếc là thiếu mặt anh Trân, như lời nói cuối cùng của anh trước tòa án.
Anh Trân là người anh hùng bất đắc dĩ. Hoàn cảnh đã xô đẩy anh đứng trước một chọn lựa. Anh đã có chọn lựa đầy suy nghĩ và trách nhiệm. Việc phải làm, không đùn lại cho ai, tự mình gánh lấy. Anh chết đi để lại người vợ trẻ và hai con gái. Anh là người có thiện tâm, người tốt nhất trong chúng ta như lời Tổng Thống Kennedy: “Những người tốt nhất trong chúng ta đã chết”.
Bác Sĩ PHÙNG VĂN HẠNH
(bản nguyên tác của người viết)
Chuyển bài: Tran Ho
Vụ án Trần Quang Trân ở trại tù Tiên Lãnh
(Trích đoạn hồi ký của Bác Sĩ PHÙNG VĂN HẠNH)
Tôi muốn nói lên những đau khổ chất ngất của anh em tù chính trị và quân đội trong ngục tù Tiên Lãnh. Làm y tế trại, tôi được gọi lên phòng kiên giam để xác nhận cái chết của Nguyễn Công Vĩnh. Trước kia anh to con, nhưng bây giờ xác anh teo táp, co rúm, da bọc xương, gò má lồi cao, hai mắt mở trừng trừng. Anh ta chết vì đói. Bọn cai tù có lệnh không cho anh ăn uống. Bọn trật tự kể lại là những ngày cuối, trong mê sảng, anh bốc những con dòi bò trong đường cống lên ăn, chắc anh tưởng là hạt cơm. Ðường cống là một cái rảnh dọc theo bờ tường phòng kiên giam, dùng cho tù phạm tiêu, tiểu tiện vào đấy. Chắc có nhiều hồi ký trại giam Cộng sản đã tả cái dã man, tinh vi của cái cùm sắt dài xuyên từ bờ tường này đến bờ tường kia. Cảnh cô độc, đói khát, mơ tưởng những món ăn thời tự do, những tiểu xảo để giết thì giờ thiên thu và để kéo dài chịu đựng, nói lên cái tàn bạo chưa từng có của kiên giam. Chuồng cọp Côn Ðảo là thiên đường sánh với kiên giam.
Vụ án Trần Quang Trân là một biến cố đặc biệt của trại Tiên Lãnh, nói lên tinh thần bất khuất của Quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Ðây là một tổ chức có mục đích, hệ thống. Một hoạt động dũng cảm, nhiệt tình, có tính cách quy mô rộng lớn, bao gồm trên 100 sĩ quan và tù chính trị. Bởi thế, khi vỡ lỡ, công an điều tra mất vài tháng trước khi đưa nội vụ ra tòa với hai lần xử: phúc thẩm và chung thẩm. Bản án chung thẩm là: Tuyên truyền chống phá cách mạng, tổ chức cướp súng, cướp trại, âm mưu lật đổ chính quyền.
Sau đây là tên họ những người lãnh án phạt và thời gian ở tù thật sự:
-Thiếu úy Trần Quang Trân, án tử hình. Xử tử ngày 19.06.1982.
-Thiếu úy Trần Lân, án chung thân, ở tù 20 năm.
-Trung úy Ngô Văn Thạnh, án 20 năm, ở tù 19 năm.
-Ðại úy Nguyễn Văn Hưng, án 18 năm, ở tù 19 năm.
-Ðại úy Ðỗ Ngọc Nuôi, án 12 năm, ở tù 16 năm.
-Xã trưởng Võ Kinh, án 13 năm, ở tù 15 năm.
-Trung úy Ðỗ Văn Sĩ, án 13 năm, ở tù 16 năm.
-Ðại úy Ðinh Văn An, án 10 năm (chết trong tù Hàm Tân năm 1990).
-Trung sĩ Lê Cao Phúc, án 10 năm, ở tù 14 năm.
-Bác sĩ Tôn Thất Sang, án 10 năm, ở tù 15 năm.
-Lê Phò, án 10 năm, ở tù 10 năm.
-Ðại úy Nguyễn Minh, án 5 năm, ở tù 12 năm.
-Thiếu úy Huỳnh Tiến, án 3 năm, ở tù 11 năm.
Ngoài ra có một số bị kiên giam, song không bị án. Trong số những người kiên cường này, phải kể Nguyễn Văn Ngật, Nguyễn Văn Ðiểu, Lê Quang, Lê Xuân Mai, Phạm Lộc, Trần Thao, Châu Văn Mầu, Nguyễn Ngọc Trai, Trương Quang Ðông. Tóm lại có chừng 75 người xử theo biện pháp hành chánh, nghĩa là tập trung cải tạo vô thời hạn, không biết ngày nào về, trung bình ở tù 10 năm. Trừ hai người ra đi vĩnh viễn là anh Trân và An, số còn lại lãnh 9 thế kỷ tù tội. Chín thế kỷ đau thương triền miên ray rứt. Ðiểm đặc biệt của vụ án là lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ. Những người có án nặng là thiếu úy và trung úy.
Người được anh em mến phục nhất là anh Trần Quang Trân và Ðinh Văn An. Trân, người thon nhỏ, mặt trắng thư sinh. Tính tình bặt thiệp, ưa đùa cợt, làm thơ hay. Rất tiếc là thơ anh không ai ghi chép lại, vì thơ làm trong kiên giam không giấy bút. Song anh hơn Nguyễn Chí Thiện ở chỗ là anh đọc thơ cho bọn Cộng sản giam giữ anh nghe. Làm thơ xong, anh đọc sang sảng, rất to, cốt cho trại viên nghe, song cán bộ vội xua đuổi trại viên đi, không cho nghe những lời ca yêu nước, hạch tội bọn Cọng sản vong bản, nô dịch chủ thuyết ngoại lai, gieo rắc khổ đau cho nhân dân Việt Nam.
Trong đêm giao thừa đầu năm 1982, trong kiên giam lạnh lẽo, chờ ngày xử chung thẩm, anh ngâm nga:
Ðón giao thừa giữa bốn bức tường vôi
Xuân lạnh lùng quá mẹ Việt Nam ơi !
Bao giờ dẹp tan loài quỷ đỏ
Mẹ con mình no ấm, rộn niềm vui.
(chưa chắc đã đúng trong nguyên tác, chỉ vì nghe từ đàng xa, và lại thời gian xoi mòn trí nhớ).
Anh Trân thông minh hiếu học. Nếu đến được bến bờ tự do, anh sẽ là một chuyên viên điện tử có hạng. Trong tù, anh không ngừng trao dồi kiến thức, học thêm ngoại ngữ. Ở Kỳ Sơn, anh được điều động lên cơ quan của tổng trại 2 để sửa chữa máy truyền tin và lắp ráp điện đài. Anh đã sửa chữa một máy dò tìm vàng nhãn hiệu Trung cọng, mà nhiều kỹ sư đào tạo ở miền Bắc bó tay. Anh là một chuyên viên điện tử tu nghiệp ở Nhật do tài trợ của hãng Panasonic. Với phương tiện nghèo nàn, anh tái tạo các linh kiện điện tử trong công việc sửa chữa hàng ngày cho cơ quan, và lắp ráp những đài thu thanh nhỏ cầm tay, phân phát cho các trại. Ðể che mắt bọn cán bộ, linh kiện được lắp vào các máy đo điện đã hư. Muốn máy phát động, chỉ cần lắp vào một dây dẫn điện ngắn, và có thể nghe nhiều đài phát thanh ngoại quốc như VOA, BBC v..v.. Nhờ thế, tin tức về cuộc tấn công của Trung Quốc vào miền Bắc, chiến tranh lạnh giữa Nga và Mỹ đều được phổ biến bí mật cho trại viên để nuôi dưỡng ý chí quật cường. Trại Kỳ Sơn, với quy chế tù binh, chế độ ăn uống, lao động không khắc nghiệt như trại Tiên Lãnh. Tôi nghĩ rằng quân đội miền Bắc XHCN cũng tự hào về thành tích của họ, song không biết họ có thấy xấu hổ khi đem đồng loại khác chính kiến ra hành hạ, đem bắn lén nhiều sĩ quan như vụ bắn Ðại tá Võ Vàng, bề hội đồng Thiếu úy Huỳnh Tiết, một sĩ quan trẻ miền Nam giỏi võ. Hận thù giai cấp đã làm họ tối mắt, không biết gì đến tinh thần thượng võ và tình thương đồng loại. Chiến thắng lẫy lừng, cuối cùng là để nhốt đồng loại vào trại tập trung hành hạ, còn Mỹ thì cao chạy xa bay rồi.
Cuối năm 1978, sĩ quan trại Kỳ Sơn chuyển qua Tiên Lãnh. Công an là chuyên viên cai quản tù trong XHCN. Những phương thức đàn áp như lao động cưỡng bách, hạn chế dinh dưỡng, nội quy sắt máu, trừng trị tàn bạo, tối đa là truyền thống quy củ trong quần đảo Goulag, nhà tù Trung Cộng, và một loạt nhà tù miền Bắc mà nghe tên ai cũng giật mình. Tất cả những phương thức ấy đều được áp dụng ở trại Tiên Lãnh. Vài tháng sau nhập trại, toàn thể sĩ quan trở nên rách rưới, ốm đói, phờ phạc, hãi hùng. Vài người quá tuyệt vọng đã tự tử chết. Trung tá Bình, Ðại úy Quy trốn trại không thoát. Ðã có lệnh từ trên là bắn chết một người để làm khiếp hãi trại viên. Trên đường áp giải hai người trốn trại, bọn công an đã bắn lén từ phía sau, giết Trung tá Bình và tri hô lên là vì tù nhân chạy trốn. Tôi có khám tử thi, và thấy vết thương có lỗ vào phía sau lưng, đen thuốc súng, chứng tỏ nạn nhân bị bắn rất gần. Thật là một thời kỳ u ám. Nhiều sĩ quan cấp tá bị kiên giam rồi chuyển đi trại Ðồng Mộ. Số người sợ hãi bị chiêu dụ làm ăng-tên tăng lên đáng kể. Soát phòng liên miên. Trại đông người lại có nhiều trại lẻ ở xa, ban giám thị cần một hệ thống liên lạc hữu hiệu, nên anh Trân lại được kêu ra để thiết lập một tổng đài điện thoại, đài liên lạc vô tuyến với Ty Công an. Anh và Trần Lân được ở một căn nhà nhỏ riêng biệt dùng làm xưởng sửa chữa máy móc điện tử. Các cán bộ trong trại cũng nhờ sửa những máy thu thanh cá nhân. Vì là việc làm không công, họ thường bồi dưỡng anh thịt, trứng v..v.. Nhưng anh Trân không vì những ưu đãi ấy mà quên anh em. Anh lặp lại việc đã làm tại trại Kỳ Sơn là lắp một máy thu thanh để nghe lén các đài ngoại quốc. Anh đã thành công ở Kỳ Sơn vì không bị phát hiện, nhưng lần nầy không may. Trong vụ án xử anh và bạn hữu, chỉ có độc nhất một tang chứng là cái máy đo điện trở, trong đó anh có lắp linh kiện điện tử để nghe đài phát thanh. Các người bị kêu án là những người có ký vào bản nhận tội khi công an tra tấn hoặc đe dọa. Có nhiều người giữ nhiệm vụ quan trọng, song một mực chối hết, nên chỉ bị trừng trị bằng biện pháp hành chánh. Có bằng cớ gì đâu, chẳng qua là nói miệng với nhau, chứ đâu có hội họp biên bản gì. Song cuối cùng biện pháp hành chánh cũng giam giữ rất lâu, ít nhất là trên mười năm. Nhiều khi hơn nữa. Xử án chỉ là bày trò hình thức.
Phân tích vụ án ta thấy hai phần rõ rệt: Phần loan truyền tin tức ngoại quốc đem lại hưng phấn cho trại viên, ví dụ như cuộc nổi dậy của nhóm Fulro, cuộc bao vây kinh tế Việt Nam của Tổng thống Mỹ Reagan. Vì oán hận lối đối xử dã man tàn bạo của bọn Cộng sản, ai cũng vui mừng khi nghe những tin bất lợi cho chúng. Chẳng thấy viễn ảnh ngày về, những tin ấy mang lại chút hy vọng mong manh. Ví dụ trường hợp bác sĩ Tôn Thất Sang làm y tế cho trại Na sơn. Sang vào tù vì tội vượt biên. Anh có nói một câu đơn giản mà bị án 10 năm. Nhân Lê Phò, từ trại Na Sơn về trại chính, anh nhắn với Trân là có tin tức gì hay nói cho “mệ” biết với (con cháu vua thường tự xưng là mệ). Sang không có tham gia gì vào tổ chức. Chỉ nghe câu ấy mà không báo cáo với cán bộ, Phò cũng lãnh án 10 năm. Thật là một chuyện không thể tưởng tượng nổi, mà các nhà luật học khi nghe phải sững sờ. Những thiệt hại mà anh Sang phải chịu trong tù đày, cùng những hậu quả dai dẳng trong cuộc sống định cư ở Mỹ, ai sẽ chịu trách nhiệm đây ? Các nhà luật học phải có biện pháp đưa bọn Cộng sản Việt Nam ra tòa án quốc tế để trả lời những tội ác đối với hàng triệu người vô tội.
Phần thứ hai của vụ án là tổ chức cướp súng, cướp trại, đánh quận Tiên Phước, liên lạc với cuộc nổi dậy Fulro lập chiến khu v..v..là những tiết lộ của đại úy Nguyễn Văn Hưng. Anh nói: “Hệ thống nầy suốt trong thời gian ở tù và sau này khi còn ở Việt Nam, tôi không hề tiết lộ cho ai. Nhưng nay (anh đã định cư tại Mỹ) theo yêu cầu của một số anh em, chúng tôi xin ghi lại chi tiết”. Anh cho biết anh điều khiển tổ chức trong nhiệm vụ là Tổng thư ký. Trân chỉ là trưởng ban liên lạc ngoại vụ. Trần Lân lo liên lạc với Fulro. Ðinh Văn An (chết trong tù) đại đội trưởng đội xung kích, lo chiếm kho súng của trại. Thiếu tá Lê Quang là trung đoàn trưởng trung đoàn giải phóng Quảng Nam Ðà Nẵng. Anh còn tiết lộ nhiều ủy viên khác. Nói chung, anh em đã có ý chí quật cường, có can đảm chấp nhận hiểm nguy. Tiếp xúc với Fulro là có thật; nhân đi lao động ở Trà Nóc, lúc còn ở trại Kỳ Sơn. Nghiên cứu về khả năng cướp súng là có thật. Ngoài ra những điều khác chỉ nằm trong mơ ước
Phiên tòa dựng lên gọi là “tòa án nhân dân tối cao”, có cán bộ ở Hà Nội vào dự, chỉ là xử cái ước mơ đó, chứ không có một hành động phá hoại nào cụ thể. Trị từ trong tư tưởng. Cái dã man, phi lý và luật rừng là ở đó.
Phiên tòa đúng là một trò hề. Xử trong trại vì sợ dư luận dân chúng. Không có luật sư biện hộ. Chánh án, phụ thẩm .... ăn bận lôi thôi. Bà phụ thẩm có tên là Chát, mặc áo cụt, ăn trầu, ngồi chồm hổm trên ghế , ăn nói thiếu văn hóa. Chỉ có lính công an là mặc đại lễ. Bị can cũng bị bịt mắt dẫn vào, vành móng ngựa là một hàng ghế dài. Trại viên được nghỉ lao động để dự phiên tòa, một biện pháp răn đe. Nói là cho bị can tự biện hộ, song ai nói ra lời nào thì bị chận lại ngay. Phiên tòa chỉ có chánh án, phụ thẩm nói. Phán quyết thìđem ra hỏi trại viên:
-Tên A có phải là phản động không? (Trại viên đuợc các ăng-tên mớm lời)
-Phải.
-Có đáng tử hình không?
-Rất đáng.
Ðúng là một tòa án nhân dân trong cải cách ruộng đất. Phần lớn trại viên trả lời lí nhí. Một số khác im lặng.
Phải nói anh Trân là một người trẻ tuổi nhưng rất chững chạc, đầy lòng vị tha và suy nghĩ. Anh thấy ý định của bọn Cộng sản là phải có một án tử hình trong vụ nầy, anh đứng ra lãnh cái chết cho anh em. Anh chịu nhận tội, và thay mặt anh em, tỏ ra cái khí phách của một sĩ quan có lý tưởng quốc gia. Trước phiên tòa, anh không nói “thưa quan tòa” như ấn định. Anh gọi họ là 'các ông” làm chánh án tức giận đập bàn nhắc lại. Song anh không đổi cách xưng hô. Khi chánh án hỏi anh:
-Các anh đã được chính phủ khoan hồng cho vào đây để học tập cải tạo. Các anh không thành tâm hối lỗi, mà tổ chức chống đối. Ðộng cơ nào thúc đẩy các anh làm việc ấy?
-Các ông không có quyền xử tôi, vì các ông không có tổ quốc, mà chỉ là tay sai đế quốc Cộng sản. Các ông không xứng đáng để tôi đối đáp. Lịch sử, dân tộc Việt Nam sẽ xử các ông. Chế độ các ông là một chế độ phi nhân, tàn khốc. Nhà tù mọc lên khắp nơi. Dân chúng đói khổ lầm than, còn các ông sống phè phỡn. Nhà tù của các ông là địa ngục sống trên trần gian.
Chánh án lại đập bàn bảo anh im, song anh cứ nói cho hết ý. Một công an phải chồm tới, bịt miệng anh lại. Thật là hài hước, chốn công đường mà không có tự do ngôn luận.
Khi tòa tuyên bố bản án tử hình và cho anh nói lời cuối cùng:
-Tôi biết chắc là chế độ phi nhân, tàn ác chưa từng có trong lịch sử loài người của các ông gần đến ngày cáo chung. Chỉ tiếc là tôi không còn sống để phục vụ đất nước.
(Nội dung những lời đối đáp trên đây rất trung thực. Tuy nhiên đây không phải là những lời ghi chép tại chỗ, người nghe chỉ ghi lại theo trí nhớ).
Thái độ hiên ngang bình tỉnh, giọng nói chắc nịch không chút run rẩy của anh làm cho cả hội trường bàng hoàng. Bọn công an, tổ xứ án sạm mặt trước khí thế hùng dũng của anh.
Sau khi xử án, chúng cho anh một thời gian suy nghĩ lại và xin ân xá. Song anh không viết đơn xin ân xá, vì anh biết đó chỉ là một đòn tâm lý để làm giảm nhuệ khí của anh. Thế nào bọn chúng cũng đem anh ra bắn. Xin xỏ chỉ thêm nhục. Bởi thế, trong thời gian chờ đợi, anh làm thơ và đọc to lên, mạt sát chế độ tàn ác của Cọng sản. Sợ gương anh ảnh hưởng đến trại viên khác và làm mất mặt chế độ, chúng đem anh ra bắn trước thời gian dự định.
Ngày 19.06.1982, lúc 12 giờ, chúng bịt mắt anh đẩy anh lên xe đưa ra pháp trường. Toàn thể trại viên bị lùa vào phòng, đóng cửa nhốt lại. Ra đến cổng trại, anh Trân la to:
-Xin vĩnh biệt anh em. Bọn Cộng sản đưa tôi đi bắn đây. “Ðả đảo Hồ Chí Minh!” “Ðả đảo Cộng sản!” “Dân tộc Việt Nam sẽ chiến thắng Cộng sản!”.
Anh còn muốn hô nhiều khẩu hiệu nữa, song bọn công an đè anh xuống, nhét chanh vào miệng. Sang bên cơ quan, anh ký tên vào bản án, chấp nhận tử hình. Chúng dọn ra trước mặt anh một mâm cơm thịnh soạn. Anh từ chối không ăn và dặn mang vào phòng giam cho bạn bè đang đói. Ra pháp trường anh không chịu trói và bịt mắt. Anh té nghiêng xuống sau loạt súng đầu. Một tên công an đến bắn phát ân huệ vào thái dương.
Trong tù tôi có lần nói chuyện với Trân. Anh ta cho rằng chừng cuối thế kỷ, chế độ Cộng sản sẽ cáo chung. Anh chết đi và không ngờ là thành trì của XHCN Liên Xô và Ðông Âu tiêu tan 10 năm trước lời tiên đoán. Song chế độ Hà Nội vẫn còn tồn tại mặc dầu biến chất đi nhiều. Lạc quan nay ở trong trận tuyến của ta. Ta chỉ đi lên, bọn chúng chỉ đi xuống. Trang sử đau buồn, đầy phản phúc, nham hiểm, tàn bạo từ 1945 đến nay sắp cáo chung. Cơ hội cho những người muốn đóng góp để xây dựng cho một nước Việt Nam thật sự tiến bộ và dân chủ, một xã hội công bằng và thịnh vượng sắp thành hình. Chỉ tiếc là thiếu mặt anh Trân, như lời nói cuối cùng của anh trước tòa án.
Anh Trân là người anh hùng bất đắc dĩ. Hoàn cảnh đã xô đẩy anh đứng trước một chọn lựa. Anh đã có chọn lựa đầy suy nghĩ và trách nhiệm. Việc phải làm, không đùn lại cho ai, tự mình gánh lấy. Anh chết đi để lại người vợ trẻ và hai con gái. Anh là người có thiện tâm, người tốt nhất trong chúng ta như lời Tổng Thống Kennedy: “Những người tốt nhất trong chúng ta đã chết”.
Bác Sĩ PHÙNG VĂN HẠNH
(bản nguyên tác của người viết)
Chuyển bài: Tran Ho
0 comments:
Post a Comment