Friday, July 19, 2013

Nam Cali: Thư Phản Kháng và Bản Lên Tiếng của hai Hội đoàn đối với báo Người Việt và Vũ Ánh

Xin chuyển đến Quý Vị, Quý NT Và CH...

Thư Phản KhángBản Lên Tiếng
của hai Hội đoàn tại Miền Nam California về việc:



Vũ Ánh miệt thị những người lính già
trong bộ quân phục VNCH

qua bài viết đăng trên tuần báo SỐNG
ngày
 14 tháng 5 năm 2013.

Và phụ bản đính kèm: Sự phản bội của Vũ Ánh
đối với cộng đồng tỵ nạn cộng sản
 
Xin mời Quý Vị xem để tường, và ủng hộ.... 
BMH 

Washington, D.C.
************************
V/v Vũ Ánh miệt thị những người lính già
trong bộ quân phục VNCH
 

qua bài viết đăng trên tuần báo SỐNG
ngày
 14 tháng 5 năm 2013
Xin gửi tin về Liên Ủy Ban Chống CS và Tay Sai, lên tiếng về Vũ Ánh, "thủ phạm" vụ "cờ vàng/chậu rửa chân" của báo Người Việt mấy năm trước vì Vũ Ánh lại mới viết bài trong tháng 5/2013 vừa qua.
LIÊN ỦY BAN CHỐNG CỘNG SẢN VÀ TAY SAI
BẢN LÊN TIẾNG
V/v Vũ Ánh miệt thị những người lính già trong bộ quân phục VNCH
qua bài viết đăng trên tuần báo SỐNG ngày
 14 tháng 5 năm 2013
Xét rằng khi còn là Chủ bút của Nhật báo Người Việt, Vũ Ánh đã từng chọn đăng những bài vở có tính cách nhục mạ lá cờ Vàng 3 sọc đỏ, đặc biệt là hình vẽ lá cờ Vàng trong chậu rửa chân dơ bẩn của giới làm nails. Lá cờ Vàng là biểu tượng thân yêu nhất của những người Việt QG tỵ nạn CS tại hải ngoại, không những thế Vũ Ánh đã từng cho đăng bài thơ của tử vi gia Nhân Quang trên tờ Báo Xuân của Báo Người Việt nhằm ca tụng cán bộ cao cấp của Đảng CSVN, một đảng đã reo rắc bao nhiêu đau thương cho người dân Việt từ hơn nửa thế kỷ qua. Và những việc làm khả ố này của Vũ Ánh đã từng bị đồng bào Nam Cali biểu tình lên án từ nhiều năm qua. 

Nay Vũ Ánh lại tiếp tục gây hấn với những người  cựu quân nhân VNCH khi viết bài chỉ trích có tính cách mạt sát những người lính già qua bộ Quân phục VNCH họ trân quí mặc trên người vào những dịp lễ lạc. 

Chúng tôi, những người cựu quân nhân QLVNCH, thành viên của Liên Ủy Ban chống Cs và Tay Sai, vô cùng phẫn nộ và lên án tên đón gió trở cờ, ăn cơm Quốc Gia thờ ma CS Vũ Ánh, một tên vô ơn bạc nghĩa, trước 1975 đã từng hưởng ơn mưa móc của nền đệ nhất đệ nhị Cộng Hoà... thế nhưng từ khi được ra nước ngoài qua diện H0 thay vì căm thù CS vì những đòn chí tử CSVN đã gây ra cho bản thân gia đình Vũ Ánh và nhất là cho dân tộc Việt Nam và Quân lực VNCH… nhưng ngược lại không biết do động lực nào thúc đẩy, Vũ Ánh lại quay ra căm thù  chính nghĩa Quốc gia qua lá cờ Vàng 3 sọc đỏ và những nguời lính Cộng Hòa qua nhiều bài viết đăng trên báo Người Việt, Báo Sống, internet …và đôi khi trong phần điểm báo trên đài SBTN. 

Qua các sự kiện theo phụ bản đính kèm. Vũ Ánh là kẻ phản bội đồng đội luôn đi ngược lại nguyện vọng của tập thể Người Việt tỵ nạn cộng sản – là cánh tay nối dài thi hành nghị quyết 36. 

Chúng tôi yêu cầu tuần báo Sống có những biện pháp thích ứng với tên Vũ Ánh vì đã cố tình xâm phạm đến quyền tự do cá nhân của những người lính già khi họ trân trọng khoác trên mình bộ quân phục thân yêu của người lính VNCH, những người chưa hề làm đơn hoặc chấp nhân lệnh giải ngũ. 

Chúng tôi cũng yêu cầu đài Truyền Hình SBTN, một đài luôn tuyên bố chống Cộng, có những biện pháp kiểm soát hoặc chế tài đối với những tên ăn cơm Quốc gia thờ ma CS như Vũ Ánh, một tên luôn luôn lợi dụng truyền thông để bêu xấu VNCH, nhục mạ lá cờ Vàng và mạt sát QLVNCH.

Trân trọng 

Thay mặt Liên Ủy Ban chống CS và Tay Sai
Phan Kỳ Nhơn
     ******************************
Phụ Bản Đính Kèm


Sự phản bội của Vũ Ánh
đối với cộng đồng tỵ nạn cộng sản


1) Năm 2006, với chức vụ Phó Chủ Bút báo Người Việt, Vũ Ánh đã in 4 câu thơ của nhà tử vi Nhân Quang ca ngợi 8 tên chóp bu Việt cộng trên báo Xuân Người Việt 2006 như sau:
 
Can Bính Tuất niên, đã rõ Mười
Anh hùng, hào Kiệt, thế phân đôi
Khải hoàn, Lương đạo, An bang Mạnh
Minh Triết trời nam, tỏa rạng ngời. 
 
Các chữ in đậm nói trên được báo Người Việt cho in chữ hoa.  Đây chính là tên của 8 nhân vật trong Bộ Chính Trị của Cộng đảng: Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải, Trần Đức Lương, Nguyễn Văn An, Nông Đức Mạnh và Nguyễn Minh Triết.

2) Năm 2008, với chức vụ Chủ Bút báo Người Việt, Vũ Ánh đã in nhục mạ lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ trong chậu rửa chân nails trên báo Xuân Người Việt 2008. 
 
3) Trong bài "Không nên hoài công sửa chữa lịch sử của Biến Cố 30-4" trên báo Sống ngày 13 tháng 5 năm 2013, Vũ Ánh dè bĩu, nhục mạ, xỉa xói, hề hước, nhục mạ Ngày Quốc Hận 30 tháng 4, tức Tháng Tư Đen bằng những lời lẽ vô lễ như sau: 
 
"Cá nhân, tôi nghĩ đổi tên Tháng tư Đen thành Tháng Tư gì đó không bao giờ trở thành big deal với tôi, vì Tháng Tư dù Đen, Đỏ, Vàng, Trắng vẫn là Tháng Tư mất nước, Tháng Tư bỏ chạy, Tháng tư đầu hàng không thể hiểu khác đi được. Cho nên càng duy trì nhóm chữ này càng lâu, người Việt hải ngoại lại càng nghĩ đến một câu hỏi đáng sợ. Bao nhiêu lâu nay, người ta đốt đuốc đi tìm minh chủ trong đống tro tàn của thất bại, nào là Ngô Tổng Thống anh minh, nào là Nguyễn Văn Thiệu, người xứng đáng là nhà lãnh đạo không ai thay thế được và đòi phục hồi danh dự cho ông. Tôi nghĩ bụng: 'Ông ấy có danh dự đếch đâu mà đòi phục hồi.' "
 
4) Trong bài "Tại sao phải mặc quân phục khi VNCH và Quân Đội VNCH không còn?" trên báo Sống ngày 14 tháng 5 năm 2013, Vũ Ánh đã nhục mạ, bỉ thử, nhạo báng tồi tệ những cựu quân nhân mặc quân phục Việt Nam Cộng Hòa, như sau:
 
"Dường như ngày 30-4 nào trong 38 năm qua, ngày mà một số người gọi là Ngày Quốc Hận thường là cơ hội cho hai lớp người đặc biệt: Các chính trị gia, các nhà hoạt động thích “spotlight” đọc diễn văn hô hào và những cựu quân nhân nào thích mặc quân phục quân đội VNCH có dịp mặc những bộ quân phục đặt may cho vừa kích thước thân thể của người lính già nay đầu tóc đã bạc phơ, thân hình đẫy đà hơn gấp hai, có khi gấp ba thời trai trẻ, đứng nhìn xuống chỉ thấy bụng. Cho nên dù có cắt may khéo léo cách nào đi nữa, bộ quân phục cũng không thể nào làm người mặc nó hùng dũng đầy sức sống như thời còn trai trẻ, bụng phẳng lỳ, tóc cắt ngắn ba phân, da dẻ sạm nắng lồng vào trong bộ quân phục tác chiến đã bạc mầu, dù có giặt ủi hồ thế nào đi chăng nữa nó vẫn không thể làm mất mùi khen khét của thuốc súng mang về từ chiến trận.
 
Sự thua trận ngày 30-4-1975 đã làm thay đổi tất cả và đối với những người mặc áo lính, đó là một vết chém không bao giờ quên được. Bộ quân phục vì thế trở thành một kỷ niệm thiêng liêng hơn. Do nó là thiêng liêng nên không thể bừa bãi, nhất là trong tình trạng đất nước không còn, quân đội thì đã tan hàng từ 38 năm nay. Huấn lệnh và luật lệ về quân phục dù có mang được phó bản sang đây cũng không còn giá trị gì nữa, nhất là nhiều cựu quân nhân VNCH hiện nay sống ở Mỹ và hầu hết đã trở thành công dân Hoa Kỳ. Cho nên quá khứ kiêu hùng của quân đội VNCH không may vẫn chỉ là kỷ niệm, là quá khứ. 
 
Nhưng đáng buồn thay là việc mặc quân phục ngày càng thịnh hành ở Little Saigon này và ở nhiều cộng đồng Việt Nam khác trên đất Mỹ, thậm chí còn mặc quân phục để biểu dương trong các cuộc biểu tình chính trị hay các cuộc biểu tình phản đối, lại còn “thắng” lên người những bộ quân phục mầu ngụy trang vốn là quân phục dành cho những lực lượng tổng trừ bị hàng hầu của quân lực VNCH. Chúng ta thường thấy trong rất nhiều buổi họp báo để phản đối lập trường chính trị của người này, quan điểm của người kia cũng có một vài cựu quân nhân mặc quân phục. Tôi đã từng nghe nhiều người buột miệng: “Làm cái đếch gì mà đi phản đối người ta về làm ăn buôn bán ở Việt Nam mà cũng mặc quân phục. Để hù ai?”. Cá nhân, tôi thấy những người này nói không sai. Giả sử như VNCH còn, quân đội VNCH còn, câu than phiền của những đồng hương cũng vẫn rất đúng, chiếu theo huấn lệnh của quân đội qui định về việc mặc quân phục, huống chi mọi chuyện nay đã thay đổi.
 
Tại sao lại cứ phải làm những hành động như còn quân đội Việt Nam Cộng Hòa trong khi thực tế trước mắt là 38 năm trước, chúng ta, tất cả những người mặc áo lính đã không bảo vệ được đất nước, đã không làm tròn tín niệm Tổ Quốc-Danh Dự-Trách Nhiệm. Muốn cho thế hệ thứ hai trong đó có con cháu chúng ta biết chúng ta đã chiến đấu như thế nào trong thời chiến thì có nhiều phương cách lắm, trong đó phương cách tốt nhất là sống như một mẫu mực cho con, cho cháu trong gia đình và ngoài xã hội chứ không nhất thiết phải bằng bộ quân phục tự mua sắm.
 
Tôi nghĩ trong tình hình đất VNCH không còn, quân đội VNCH tan hàng từ 38 năm trước mà mặc quân phục để biểu dương ở những nơi không cần biểu dương sẽ chỉ làm rõ sự thất bại ê chề của chúng ta mà thôi. Càng nhiều người mặc quân phục, và bộ quân phục càng oai phong bao nhiêu thì càng khiến cho đồng hương so sánh họ với thực tế phũ phàng của ngày 30-4 ở thời điểm 38 năm trước. Bộ quân phục được mặc và xuất hiện bừa bãi ở những nơi trước kia huấn lệnh của quân đội VNCH cấm rõ ràng không thể sửa chữa lại được những lỗi lầm đã trở thành Quốc Hận 30-4 của chúng ta."
 
5) Trong bài "Tại sao Tướng Lê Quang Lưỡng dặn: 'Tôi chết đừng phủ cờ vàng?'" trên báo Người Việt ngày 19 tháng 4 năm 2013, Vũ Ánh đã trích bài thơ "Mai tôi chết cờ vàng xin đừng phủ" của tác giả Bội Trân, nhưng Vũ Ánh lại lợi dụng tên tuổi của Tướng Lê Quang Lưỡng để cho bài viết có giá trị, nên Vũ Ánh lại bịa ra bài thơ này là của Tướng Lê Quang Lưỡng. Sau khi bị phác giác trò lố bịch này, Vũ Ánh không hề lên tiếng xin lỗi gia đình Tướng Lê Quang Lưỡng, tác giả Bội Trân và độc giả về sự "lưu manh" bịa đặt này. Vũ Ánh lấy bài thơ này để làm cái cớ nhục mạ, chê bai, diễu cợt những quân nhân Việt Nam Cộng Hòa được phủ cờ Vàng khi qua đời. Vũ Ánh viết một cách cay đắng và nặng nề như sau:
 
"Nó là một thông điệp dứt khoát kêu gọi những người có trách nhiệm về việc mất miền Nam Việt Nam hãy can đảm nhận trách nhiệm của mình, chấm dứt những nỗ lực tìm người lãnh đạo cuối cùng phải đầu hàng để trút trách nhiệm cho họ, chấm dứt việc đòi lại danh dự cho nhà lãnh đạo này hay lãnh đạo khác mà biến cố cách đây 38 năm đã biến họ thành đào ngũ, đào nhiệm trước địch quân, chấm dứt việc đem lá quốc kỳ đã thấm máu quân, dân, cán, chính VNCH để đem phủ cho những người không đáng được hưởng vinh dự đó, hãy xét lại cho thật kỹ việc tự thêu khăn quàng, tự mang cà-vạt, đội mũ, mặc áo, tự sơn xe riêng của mình mầu Cờ Vàng ba sọc đỏ và nên tự hỏi: liệu mình có xứng đáng mang lá cờ này không, có đủ nhân cách, tư cách, có đủ sự trung thành với là cờ đó không hay việc ôm lấy lá quốc kỳ chỉ để che giấu những hoạt động chính trị thiếu chính trực của mình?"
 
6) Trong bài "Sản phẩm của lòng hận thù mù quáng!" trên báo Người Việt ngày 24 tháng 1 năm 2013, Vũ Ánh hết lời ca ngợi, binh vực, bảo vệ cho văn nô Huy Đức tác giả sách Bên Thắng Cuộc, và nhục mạ, phỉ báng cộng đồng người Việt tỵ nạn chống cộng như sau: 
 
"Cho nên điều làm tôi ngạc nhiên lại là trong cuộc biểu tình ngày 19 tháng 1 năm 2013 trước trụ sở nhật báo Người Việt để chống cuốn "Bên Thắng Cuộc" vì kể cả những người trong ban tổ chức lẫn người tham dự đều nói là họ chưa đọc cuốn sách nhưng vẫn chống! Chỉ cần điều này cũng đã đủ cho thấy chính họ không thuyết phục được họ rồi, nói chi đến thuyết phục những người khác. Sự kiện này quả là một điều đáng buồn. Trong các cuộc đấu tranh, hành động này được mô tả là sản phẩm tồi của lòng hận thù mù quáng thường dẫn đến những thất bại. Trong cuộc chiến tranh trước 30 tháng 4, 1975, điều đáng sợ nhất là những người chỉ huy dẫn quân vào mục tiêu mà không hề biết mục tiêu đó như thế nào, cũng như ngày nay chống Cộng mà không biết tại sao chống!"
 
7) Trong bài "Thế đứng của một nhà tranh đấu trong tù Việt Nam!" trên báo Người Việt ngày 21 tháng 6 năm 2013, Vũ Ánh hết lời binh vực Việt cộng bằng cách chê bai cuốn phim Vượt Sóng là "kịch hóa," không phải sự thật khi cuốn phim có cảnh tố cáo sự ác độc của các trại tù Việt cộng, Vũ Ánh Viết biện hộ cho Việt cộng như sau:
 
"Chẳng hạn như trại cải tạo ở trong “Vượt Sóng” được kịch hóa như sau: sân trại bùn lầy nước đọng, nhà tranh vách đất, “chuồng cọp” (biệt giam) để ngay trước sân trại nhưng cái chuồng cọp này lại làm bằng gỗ. Ngày xưa, nếu như bọn cán bộ an ninh trại giam đưa tôi vào cùm trong cái chuồng cọp như được dựng trong phim “Vượt Sóng” là tôi mừng húm. Chưa bao giơ chúng tôi được ở những “Chuồng Cọp” hay “Hộp” như thế bao giờ cả. Cá nhân, trong suốt hơn 13 năm tù cải tạo, bị giải giao đi cũng vài trại, chưa bao giờ chúng tôi phải ở trong những trại như được mô tả trong phim “Vượt Sóng” cả. Các lán trại tôi tới đều mang cái vẻ bề ngoài tương đối sạch sẽ dù là nhà tranh vách đất hay nhà xây bằng gạch để che mắt thiên hạ. Ðọc đến đây, tôi nghĩ cũng có độc giả điên tiết lên và cáo buộc tôi khen cộng sản. Nhưng xin hãy kiên nhẫn để nghe tôi trình bày tiếp. Ngay cả cái trại mà chúng tôi gọi là trại trừng giới A-20 ở thung lũng tử thần Xuân Phước, một trong những trại tù thuộc loại độc ác nhất tại Việt Nam, cũng không giống kiểu trại tù trong phim “Vượt Sóng." Trại có vườn rau ao cá, giếng nước, vườn thuốc nam, trạm xá, lán trại được xây bằng gạch, lợp ngói đỏ au, đứng ngoài nhìn vào người ta tưởng đây là một địa điểm du lịch." 
 
8) Trong bài "Khi các "ông ủy ban" chống Cộng!" trên báo Việt Herald ngày 8 tháng 9 năm 2010, Vũ Ánh đã nhục mạ, khinh rẻ, nhạo báng các ủy ban chống cộng trong cộng đồng, như sau: 
 
"Nói tóm lại, một vài ủy ban, tổ chức chống Cộng ở Little Saigon, hoạt động tuyên truyền không nên nghĩ rằng mình được toàn thể đồng hương cử ra, trong khi thực ra chỉ do một nhóm người bầu lên. Khi “làm” không đúng với “nói” đối với những chuyện nhỏ nhặt hàng ngày thì chỉ có thể biến họ trở thành những anh hề."
 
9) Trong bài "Thêm một "đòn" mới của Nghị Quyết 36" trên báo Việt Herald ngày 5 tháng 1 năm 2011, Vũ Ánh đã vinh danh "tờ báo Việt gian" mà lại sỉ nhục, chê bai, khinh rẻ Ủy Ban Chống Nghị Quyết 36, như sau: 
 
"Đặt vấn đề kiểu này có thể khiến một số người cố bám vào công việc chống nghị quyết 36 để đánh bóng tên tuổi mình và tự vinh danh mình không thích đâu, nhưng đó là một hiện thực không thể chối cãi được, cả cộng đồng này đều biết. Ủy Ban Chống Nghị Quyết 36 với một danh sách trên 150 nhà trí thức, nhà hoạt động chống Cộng rần rần, rộ rộ tổ chức một cuộc biểu tình chống một cơ quan truyền thông mà kết quả là ủy ban chống nghị quyết 36 tan, trong khi cơ quan truyền thông bị chống vẫn sống nhăn. Ủy Ban Chống Nghị Quyết 36 tan thì một số thành viên lại thành lập một ủy ban khác lấy tên là Ủy Ban Vận Động Chống Cộng Sản và Tay Sai. Hóa ra dù chưa quyền hành gì mà các ông các bà trong ủy ban đã hành động y chang bọn đỏ đang đối với các bloggers ở Việt Nam trong thời gian gần đây. “Hèn chi mà mấy ổng chẳng âm thầm đóng cửa. Mới vận động thôi mà đã ghê gớm như vậy chứ giả sử mà mấy ổng cầm quyền thì bỏ mẹ dân đen”. Không thiếu gì những người trong cộng đồng nói như vậy. Nhưng có lẽ ủy ban vận động đa đoan công việc quá nên… không nghe chăng?" 
 
10) Trong bài "Vài suy nghĩ về "Bên Thắng Cuộc" của Huy Đức" trên báo Sống ngày 1 tháng 3 năm 2013, Vũ Ánh xác nhận có đi gặp văn nô Huy Đức và ca ngợi sách Bên Thắng Cuộc, như sau: 
 
"Gặp Huy Đức nhân một bữa tiệc tại nhà một người bạn. Chúng tôi có trao đổi một vài câu chuyện. Câu chuyện trao đổi liên quan đến nội dung một tác phẩm, đó là “Bên Thắng Cuộc”.Xét đến những điều kiện để thực hiện tác phẩm rõ ràng Huy Đức đã đáp ứng đầy đủ như anh đã trình bày trong Lời Nói Đầu và nội dung các chương của tác phẩm. Làm được đầy đủ công việc này, phải mất 10 năm là điều mà tôi tin rằng Huy Đức nói không ngoa." 
 
11) Trong bài "Trịnh công Sơn: âm nhạc và trái tim yêu người" trên báo Sống ngày 2 tháng 5 năm 2013, Vũ Ánh ca ngợi và xác nhận là Vũ Ánh từng đứng ra tổ chức lễ tưởng niệm cho tên Việt cộng Trịnh Công Sơn, như sau: 
 
"Tôi nói nói: “Tôi không quen biết Trịnh Công Sơn, chỉ nghe nhạc của ông ta và tôi thì nay lại chẳng có gì để mất cả. Làm báo với ông nghèo bỏ mẹ, cho nên báo ông có vì vụ này mà thiên hạ kéo quảng cáo ra để nó chết, tôi đi kiếm việc nào khác chẳng hạn như ‘robert tay bưng’ lương có khi còn khá hơn lương tòa soạn đang trả tôi. Nói thật với ông chỉ vì mê và do cái nghiệp mà tôi khoái làm báo chỉ tổ làm cho thiên hạ đay nghiến mình. Trịnh Công Sơn có nhiều người nghe và ngưỡng mộ kể cả tôi và ông. Mình truy điệu một nhạc sĩ mình thích thì có gì mà sợ. Ở Mỹ mà còn nói đến chuyện sợ vì suy nghĩ của mình khác suy nghĩ của những ông, bà tự xưng là lãnh tụ chính trị ở đây thì hèn quá”.
 
Bọn tôi ra thông báo chỉ một ngày trước khi lễ truy điệu được tổ chức tại Phòng Sinh Hoạt Nhật Báo Người Việt cũ (nay thuộc nhật báo Viễn Đông đã cho một cơ sở thương mại khác thuê). Buổi tối hôm truy điệu Trịnh Công Sơn, khi còn đang loay hoay giúp Nguyễn Đức Quang duyệt soát lại ghế ngồi cho khách thì tôi đã thấy biểu ngữ, khẩu hiệu, cờ của người biểu tình phản đối đã dựng lên phía bên kia đường. Nguyễn Đức Quang lo lắng không biết có ai dám đến không. Nhưng trái với sự lo lắng của anh, khách đến rất đông, không còn ghế ngồi, phải đứng cả ra ngoài cửa. Nhóm người biểu tình đứng một lúc rồi giải tán và chúng tôi tiếp tục buổi truy điệu."
12) Trong bài "Nghĩ gì trước sự việc nhiều ca sĩ ở Mỹ về Việt Nam hát?" trên báo Sống ngày 23 tháng 5 năm 2013, Vũ Ánh hết lời ca ngợi các tên ca nhạc sĩ Khánh Ly, Trịnh Công Sơn, Phạm Duy, và bảo vệ cho sự đi về hát tại Việt Nam của Khánh Ly là chính đáng, là quyền tự do của Khánh Ly, Vũ Ánh viết rằng:
 
"Tôi nghe nhạc Trịnh Công Sơn không phải do tôi tin rằng ông sẽ là người của Quốc Gia hay Cộng Sản. Tôi nghe Phạm Duy không phải vì tôi tin ông gánh vác một sứ mạng nào đó trên đôi vai của ông. Tôi nghe Khánh Ly hay bất cứ một ca sĩ nào khác không phải vì tôi tin tưởng rằng họ là những người trung thành đứng ở hậu phương khi còn chiến tranh, hay ở lại trong nước dùng tiếng hát để chiến đấu mang lại tự do cho Việt Nam, hoặc vì tin rằng họ không bao giờ quay lại Việt Nam khi đất nước đó còn chế độ Cộng Sản. Tôi nghe họ vì họ hát hay, hát có hồn, diễn tả được tin thần của nhạc phẩm hay tâm tình của nhạc sĩ.
 
Không cộng đồng nào đưa Khánh Ly đến đất nước này ngoài ý thức và ý chí của cô. Khánh Ly không sống tằm gửi mà sống bằng tài năng và tiếng tăm của chính mình để phục vụ những điều kiện giải trí của đồng hương. Đây là một đất nước tự do thì cứ tự do chỉ trích Khánh Ly hay bất cứ một nghệ sĩ nào khác nhưng nên làm điều này với lời lẽ lịch sự và thuyết phục. Việc lôi cả đời tư của Khánh Ly và gia đình cô vào vụ tranh cãi không có ích lợi gì cho những kế hoạch mà một số các nhà chính trị và hoạt động cộng đồng gọi là “chống văn hóa Cộng Sản”. Không những thế, những lời lẽ quá đáng trong việc bới móc đời tư của một nghệ sĩ mà mình không còn ưa thích nữa có khi lại bị chỉ trích ngược lại là thiếu giá trị của người tị nạn Cộng sản!" 
 
13) Trong bài "Coi chừng giả mù sẽ ra mưa đấy!" trên báo Sống ngày 2 tháng 6 năm 2013, Vũ Ánh đã lên án và dè bĩu những người chống cộng, khi viết rằng:
 
"Sự nhạy cảm của một số phần tử chỉ thích trò chơi lập trường chống Cộng và dùng trò chơi này để hù dọa người khác đã trở thành một cố tật của một số chính trị gia trong cộng đồng quận Cam. Chẳng hạn như khi mới đọc đầu đề “Tôi không chống Cộng” là đã điên lên rồi. Cái máu độc tài đã sôi lên sùng sục nên quên mất một câu tự hỏi: “Ủa mình lấy quyền đếch gì mà bắt người ta phải chống Cộng. Cũng là người sợ cộng sản và cũng phải chạy bán sống bán chết mới sang đây được chứ có vương tướng hay hơn gì ai đâu mà khó chịu khi thấy một người nào đó nói họ không chống Cộng”. Đây là đất nước Mỹ, những người không chống Cộng cũng là công dân Mỹ sống hợp pháp và phải trọng pháp. Họ không chống Cộng vì đã chống trong thời chiến tranh Việt Nam mà không ăn thua gì, nay họ không chống nữa, đã sao nào? Không chống, không theo, không thích biểu diễn lập trường chống Cộng sản như người khác cũng là nhân quyền và dân quyền đấy. Đừng có lờ vờ giả mù ra mưa để khi soi gương thấy mặt mình sao mà cũng lờ mờ hiện ra cái mầu đỏ gớm ghiếc của bọn Cộng đấy!"
 
14) Trong bài "Nhà báo Vũ Ánh nhận định về David Dương" trên báo Việt Herald ngày 2 tháng 12 năm 2011, Vũ Ánh hết lời ca ngợi, "bưng bô" và binh vực tên David Dương về cai thầu rác tại Việt Nam và nhận nhiều bằng tuyên dương của Việt cộng, Vũ Ánh viết rằng:
 
"David Dương và gia đình ông lẽ ra đã là những nhân vật chính trong một tác phẩm viết về lịch sử cộng đồng, về lịch sử của những người tị nạn đã vươn lên từ cái quá khứ suy tàn của một vùng đất. Vươn lên từ hai bàn tay trắng, với những ngày lao động quần quận từ sáng đến tối mịt trên những đống rác hôi thối, nhẫn nại đối phó với những bất công, không ngừng học hỏi và phát huy sáng kiến để vượt lên trên mọi khó khăn, tự mình làm chủ lấy mình để rồi ngày nay cái công ty chuyên xử lý rác của ông nếu có phải bán đi thì trị giá của nó cũng không dưới nhiều trăm triệu đô la.
 
Cá nhân, tôi cho rằng David Dương rất bản lãnh. Nhưng điều can đảm nhất là ông đã nói ra một sự thật mà từ trước đến nay, bất cứ nhà hoạt động xã hội hay chính trị ở cái nôi của người tị nạn này cũng đều sợ, tránh né, quanh co: đó là vấn đề về Việt Nam làm ăn, kinh doanh. Tại sao họ lại có thái độ như vậy? Bởi vấn đề này thường được dùng làm cái sườn cho những chiến dịch chống Cộng hay chống tay sai. Tôi không biết cái khẩu hiệu tố cáo “Về Việt Nam làm ăn với Việt Cộng là tiếp tay cho Cộng Sản khiến chúng càng ngày càng mạnh hơn” có từ lúc nào, nhưng kể từ khi chân ướt chân ráo đến Mỹ vào năm 1992, tôi đã nghe thấy và đã đọc được lập luận này rồi.
 
Cái hành động vơ vào cộng đồng của mình những nhân vật tiếng tăm trong chính trị hay kinh doanh là một hành động buồn cười và nguy hiểm. Vì khi người ta nhận ra những nhân vật này có những điểm không phù hợp với lập trường chính trị thì doãi ra, tạo ra tranh cãi và gấu ó nhau. Bi kịch này, đồng hương ở đây đã trải qua suốt 36 năm nay." 

15) Trong bài "Xin đừng bắt chước Cộng Sản!" trên báo Việt Herald ngày 8 tháng 2 năm 2010, Vũ Ánh đã sỉ vả, chê bai, lên án những tổ chức chống cộng trong cộng đồng, Vũ Ánh viết: 
 
"Trong suốt 19 năm qua sống ở Mỹ, tôi đã nghe không biết bao nhiêu chương trình phát thanh, truyền hình, những bài báo, những bài diễn văn, những cuốn sách rất dày chỉ trích, phê phán, công kích chuyện Việt Nam không có tự do báo chí, báo chí bị kiểm duyệt, báo chí chỉ là công cụ tuyên truyền của nhà cầm quyền Cộng sản. Vả chăng, những nhà lãnh đạo chính trị trong cộng đồng còn có lòng, còn nhiệt tình và niềm tin cũng không muốn đằng sau họ là một nền báo chí bị kiểm soát như báo chí Việt Nam. Ngoại trừ những người chỉ muốn dùng chiêu bài chống Cộng không phải để chống Cộng mà để mài giũa tên tuổi cá nhân mình, tất cả những người chống Cộng thật sự chắc chắn không muốn đương đầu với Cộng sản khi họ biết mình chỉ được yểm trợ bởi thứ vũ khí báo chí truyền thông cùn lụt vì bị áp lực, vì bị áp đặt cái nhìn thiển cận, cũ mòn và cực đoan."
 
16) Trong bài "Chuyện hình bìa báo Time bị 'photoshop' " trên báo Người Việt ngày 31 tháng 5 năm 2013, Vũ Ánh đã lợi dụng chuyện nhỏ nhoi để nhục mạ, chê bai, xỉa xói nhằm làm nản lòng những người trẻ đang đấu tranh cho tự do dân chủ tại quốc nội.

0 comments:

Powered By Blogger