“Đảng ta là đảng ‘thần tiên’
‘Đa… lô’ thì được, đa nguyên thì đừng!”
Câu thơ theo trường phái Bút Tre diễn tả y chang cái tình cảnh của Đảng CSVN hiện nay trước đòi hỏi tự do, dân chủ, đa nguyên, đa đảng của toàn dân.
Câu trả lời dứt khoát của những lãnh đão đảng CSVN là: Không! Không bao giờ có đa nguyên, đa đảng gì sốt cả!
Trần Văn Giàu, lý thuyết gia Mác-xít thời Hồ Chí Minh, đã nói lên điều này trong cuộc hội thảo “Về công cuộc cải tổ, cải cách, đổi mới ở các nước Xã Hội Chủ Nghĩa anh em và ở Việt Nam” vào ngày 7 tháng 1 năm 1990, tại nhà văn hóa Lao Động thành Hồ, nhân dịp phong trào đòi Tự Do Dân Chủ ở Ba Lan, Tiệp Khắc bùng nổ; và người Việt tỵ nạn cộng sản hải ngoại đòI đa nguyên, đa đảng. Trần Văn Giàu nói như sau:
“Chúng ta tự giải phóng chúng ta, Đảng ta lãnh đạo không có ai chối cãi, mà cái thời đại đó cũng không ai tranh giành từ 1930 đến 1945, cho đến năm 1975, không ai đứng ra tranh giành, không có ai tuyên truyền cho đa đảng để mà chống Pháp, chống Mỹ cả, bởi vì chống Pháp, chống Mỹ là chết, có gan chịu chết mới tìm ra sự sống, mà trong sự chết đó, chỉ có một mình anh Cộng Sản là có gan, và có tài đứng ra tổ chức cách mạng bằng kháng chiến mà thôi… Bây giờ Âu Châu rục rịch, Pháp Mỹ tuyên truyền to, họ đăt vấn đề đa đảng nghĩa là họ muốn giành cái gì đó, mà giành cái quyền hồi trước 75, trước 45 nghĩa là giành cái quyền chế cho dân tộc! Còn bây giờ là giành cái quyền… hưởng lợi trong hòa bình, trong sự xây dựng, họ không thành công đâu. Tuy vậy, tuy rằng ở Việt Nam sẽ không có cái chuyện như Thiên An Môn đâu, không có đâu, sẽ không có một trăm mấy mươi đảng như Hungary đâu, sẽ chỉ có mình đảng Cộng Sản mà thôi, nhưng đảng Cộng Sản Việt Nam biết cái tình hình, biết cái khó khăn, sửa đổi, đổi mới, phải đổi mới…”
“Đó, mọi sự đã rõ như ban ngày. Đòi đa nguyên, đa đảng là “giành cái quyền hưởng lơi trong hòa bình”. Thì ra sự cai trị độc đảng như hiện nay là vì cái ăn, cái lợi. Những người chủ trương hoà giải , hoà hợp nên đọc kỹ đoạn này. Chính những người Cộng Sản khi chiến tranh còn là đồng chí với nhau, nay hòa bình họ ngồi lại với nhau để hưởng lợi. Khi chia lợi không đồng đều, họ còn chắng tiếc tay hạ sát nhau. Huống chi là quý vị chưa nếm mùi nguy hiểm như họ, nay tiệc dọn ra, muốn đập đuôi nhảy vào… chia bớt phần của họ, nếu quý vị bị họ “thịt” ra để khẩu phần của họ không giảm sút thì việc ấy xét ra cũng chẳng có gì bất công cho lắm đâu. Bởi vì, chẳng những họ phải bảo vệ món ăn của người Cộng Sản không nhỏ bớt, và họ còn dùng “thịt” của quý vị để là khẩu phần họ to lên. Rốt cuộc, “thịt” mà quý vị muốn hiến dâng cho dân tộc, chỉ rơi vào miệng thứ hùm mà quý vị tưởng là đang ngủ, thấy nó đẹp và hiền như loại mèo nhà, nên âu yếm vuốt râu, dẫn chúng cùng đi, mong làm vui mắt thiên hạ; không dè, đó chỉ là con hùm vờ ngủ… có tim!”.
(Trích “Dương Thu Hương và Con Hùm Ngủ” tiểu luận của Nguyễn Việt Nữ, trang 266).
*
Thực ra không cần phải nhân dân đòi hỏi phải đa nguyên, đa đảng mà chính là đảng CSVN đã cho “ra đời” và đã “xoá sổ” hai đảng Xã Hội (do Nghiêm Xuân Yêm làm Chủ tịch) và đảng Dân Chủ (do Nguyễn Xiển làm Chủ tịch, Hoàng Minh Chính làm Tổng Thư ký) sau khi xét thấy bất lợi cho đảng!
Xin mời độc giả nghe Tiến sĩ Luật Nguyễn Mạnh Tường giải thích về chuyện ra đời và dẹp bỏ 2 đảng này như sau:
“… Như đồng chí đã biết, Đảng ta đã lập ra đảng Xã Hội và đảng Dân Chủ. Đảng Xã Hội dành cho bọn trí thức và đảng Dân Chủ dành cho bọn tư sản. Đồng chí cũng biết rằng Đảng không làm điều gì mà không cân nhắc kỹ. Những người mác-xít cố chấp có thể trách ta đã xây dựng những đảng phái sai trật hẳn với quan niệ mác-xít của một đảng chính trị.
Rằng hai đảng này không đáp ứng đúng đòi hỏi mác-xít, chúng tax in lỗi, nhưng ta có cái lý của ta. Trước Cách mạng, trường Pháp đào tạo ra nhiều thế hệ trí thức đã theo ta trong kháng chiến. Nhưng trong 10 năm kháng chiến, trường Pháp còn đào tạo thêm những thế hệ trí thức khác. Khi trở về Hà Nội, một số đã bỏ ta, đi làm, đi học ở nước ngoài. Đối với những kẻ ở lại, ta không thể bỏ rơi họ. Trước hết, vì lợi ích của chính họ, giúp họ theo kịp những tiến bộ của nhân dân dưới sự lãnh đạo của ta. Sau nữa, khi trở về Hà Nội sau mười năm kháng chiến, ta vấp phải một tầng lớp dân chúng quá quen nghe nói đến tự do và nhân quyền; vì không muốn lộ bộ mặt chậm tiến, nên ta phải nói cùng thứ ngôn ngữ với bọn thực dân Pháp cũ. Ta phải giả đò tôn trọng quyền của người dân được xây dựng những đảng phái chính trị để bảo vệ quyền lợi của họ. Sau cùng, về mặt đối ngoại, chúng ta phải bảo đảm với dư luận thế giới, về những tự do chính trị mà chúng ta sẽ cho dân hưởng sau khi người Pháp đi khỏi. Nhưng dĩ nhiên là dưới cái bề mặt phỉnh gạt ấy, chúng ta không thể mất cảnh giác, mà phải tiếp tục điều khiên hai cái đảng mà chúng ta gọi là “anh em” từ lúc chúng ta mới dựng chúng nên và trong suốt thời gian chúng còn hoạt động.”…
(Trích “Tiếng vọng trong đêm”, bản dịch của Thụy Khuê).
Và, như đã biết, đảng CSVN đã khai tử hai đảng Dân Chủ và Xã Hội. Xin mời nghe hai nhân vật trong truyện “Tiếng Vọng Trong Đêm” của Tiến sĩ Luật sư Nguyễn Mạnh Tường nói về chuyện này:
“-Anh nghĩ sao về việc kết án tử hình hai đảng anh em mà đảng cộng sản là cha đẻ và cha nuôi?
-Thực ra thì tôi thấy không cần phải bóp cổ hai đứa con mà đảng cộng sản đã cho ra đời. Đó là những hài nhi ngoan ngoãn khó bì, giữ trò con rối tuyệt vời.
Những máy người này được vo dầu mỡ tốt đến độ chúng chạy hay như những người máy. Đó là những máy hát thời xưa chỉ biết đọc những đĩa cũ.
Mặc dù hai đảng anh em biểu thị rõ đặc điểm câm và ỳ, nhưng chúng vẫn là những đảng chính trị có thể làm lợi cho phong trào đa nguyên đa đảng. Vì vậy đảng Cộng Sản thấy cần phải khẳng định sự độc quyền lãnh đạo.
-Đi từ thực tế Việt Nam, chúng ta thử trình bầy sự độc quyền lãnh đạo của Đảng Cộng Sản:
Một cái đảng giữ độc quyền lãnh đạo khai trừ tất cả những đảng khác, là hình ảnh một kỵ sĩ phi ngựa một mình. Quyền lực của nó là tuyệt đối, nó không lệ thuộc vào bất kỳ điều kiện nào. Nó không cần ai làm cố vấn, không cần hỏi ý kiến người khác. Không thể làm gì nếu không có lệnh của nó và tất cả mọi lệnh mà nó ban ra phải đuợc thi hành. Nó không chịu bất cứ sự kiểm soát nào. Nó cho phép, thậm chí khuyến khích tung hô những ciá hay mà nó làm, nhưng cấm phán đoán và phê bình những cái dở do nó gây ra. Luật pháp diễn tả ý nguyên của dân, nhưng cái đảng này nó ở trên luật pháp và ở trên dân. Không một thẩm quyền nào có thể xử án cái đảng, bởi vì nó không thể tạo ra một tòa án để xử chính nó. Nó có thể ra lệnh cho thuộc dân của nó phải tự kiểm thảo, nhưng bản thân nó không làm. Không có con đường kháng cáo nào chống lại một trong những quyết định bị dân kêu ca của nó. Chỉ có nước chờ sự phán xét của Thượng Đế! Nhưng cái đảng còn ở trên Thượng Đế!
Khuyết tật cơ bản của chế độ này là kẻ cầm quyền, khi cần quyết định, không thể lựa trong một số biện pháp khác nhau đã được tuyển chọn, mà hắn chỉ có một biện pháp duy nhất là của chính hắn, mà chưa chắc đã hay.
Người ta có thể phản bác rằng Lãnh Tụ thế nào cũng chả hỏi ý kiến những nhân vật trong Bộ Chính trị, trong Ban Bí Thư, trong Ủy Ban Trung Ương Đảng. Nhưng đừng nên quên rằng, trong Đảng bao trùm một không khí kỷ luật sắt và sự lo sợ bị trừng phạt và tham vọng được thăng quan tiến chức và được hưởng đủ loại ân huệ bổng lộc, từ nhà ở, lương bổng, đến những công vụ béo bở ở nước ngoài, rồi những lợi lộc mà con cái được hưởng, và sữ sợ hãi cũng như tham vọng làm tê liệt cái lưỡi của hơn một người cộng sản và giải thích tại sao tất cả các thuộc hạ khi được Lãnh Tụ hỏi ý kiến luôn luôn nghiêng mình với nụ cười và tuyên bố kinh ngạc trước trước thiên tài và sự thông bác của Lãnh Tụ!
Người dân cũng vậy, không thể nào khác, một khi có vinh hạnh được Đảng hỏi đến!
Lãnh Tụ có thể than thở như Moise: “Tôi đầy quyền lực nhưng cô đơn”, nhưng hắn không thể chờ đợi một sự cứu trợ nào của Thuợng đế bởi vì chính hắn là Thuợng đế trong xứ sở của hắn. Hắn bị cấm cố chung than trong cô đơn!”
Và nhân vật tiểu thuyết “Tiếng vọng trong đêm” của Tiến sĩ Luật Nguyễn Mạnh Tường nhận xét như sau:
“Hai cuộc Cải Cách Ruộng Đất và Cải Tạo Tư Sản dẫn tới sự tịch thu đơn thuần ruộng đất trong tay địa chủ ở thôn quê và nhà cửa trong tay gia chủ ở thị thành. Cuộc cách mạng hoàn tất năm 1945 tự nhận là vô sản. Những người cách mạng vô sản không những thiếu văn hoá trí thức, lại cũng không có động sản và bất động sản nữa, có nghĩa là họ không thể cai trị một xứ sở, điều khiển một dân tộc. Không thể đòi hỏi gì ở những người bụng rỗng, quần áo rách, không có cơm ăn, không có nhà trú qua đêm. Khi người ta thiếu tiền, người ta lấy ở chỗ có. Đó là ăn cắp và trong một xã hội có luật, có cảnh sát, thì sẽ bị bắt, bị tù. Nhưng những người cách mạng vô sản nào có coi luật lệ ra gì: họ chỉ cần tuyên bố trắng rằng sở hữu là ăn cắp! Rằng những người có đất có nhà đồng lõa với phản động, rằng tất cả phải biết câu: lấy của kẻ cắp không phải là ăn cắp! Về phương diện kỹ thuật thì chỉ cần ban sắc lệnh bãi bỏ sở hữu cá nhân. Là xong trò!”
(Trích “Tiếng vọng trong đêm, bản dịch của Thụy Khuê, trang 96-97).
*
Súng của nông dân đã nổ và máu của công an và bộ đội đã đổ trong vụ cưỡng chế đầm thủy sản ở Tiên Lãng!
Súng của công an đã nổ và máu của nhân dân đã đổ trong vụ cưỡng chế đất ở Văn Giang!
Chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất thập niên 50 lại tái diễn khốc liệt trong Chiến dịch Cưỡng Chế Ruộng Đất hiện nay!
Trong thập niên 50, Đảng lấy ruộng đất từ địa chủ trao cho nông dân;
Những năm đầu thế kỷ 21, Đảng CSVN xoay ngược 180 độ: dùng bạo lực chuyên chính lấy đất ruộng từ nông dân giao cho “những địa chủ đỏ” vốn là “những kẻ tự xưng là những người cách mạng vô sản” dạo nào!
Qua những việc làm này, Đảng CSVN đã hiện nguyên hình là “một đảng mafia có ‘lai-sân’”!
LÃO MÓC
http://nguyenthieunhan.wordpress.com
0 comments:
Post a Comment