Phản ứng “rất khoa học” trong “Lưu ý của ban biên tập” (Editor’s Note) về đăng tải trên Tạp chí Science đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của giới khoa học Việt Nam.
Bà Monica Bradford, Trưởng ban Biên tập thay mặt tạp chí Science nêu rõ, bài báo “Lịch sử dân số Trung Quốc và những thách thức trong tương lai” (China’s demographic history and future challenges) ngày 29/7 có kèm tấm bản đồ lưỡi bò. Nhưng việc đăng tải bản đồ trên không thể hiện quan điểm của Science về vấn đề biên giới biển đảo.
“Tất cả các bài viết được đăng tải trên Science thể hiện quan điểm của cá nhân của tác giả và không chính thức phản ánh quan điểm của Hiệp hội Mỹ vì sự phát triển Khoa học (AAAS) hoặc các tổ chức khác mà tác giả là hội viên” – bà Monica Bradford nhấn mạnh.
Trong khi đó, nhóm các nhà khoa học Việt Nam trong và ngoài nước vẫn đang cải tiến bức thư cảnh báo về bản đồ lưỡi bò song song với việc gửi thư cho các tạp chí khoa học, các tờ báo nổi tiếng trên thế giới. Ví dụ, đưa hai tấm bản đồ minh họa vào giữa bức thư cho ấn tượng hơn, thay vì để ở cuối thư như ban đầu hay sửa một số chữ trong lá thư theo góp ý của một người Mỹ làm công tác ngoại giao…
Số nhà khoa học tham gia ký tên vào bức thư tiếp tục tăng lên, trong đó, có nhà văn Nguyên Ngọc, GS Phạm Duy Hiển, GS Chu Hảo, TS Lê Đăng Doanh, GS Võ Quý…
Giới KH Việt gửi thư cảnh báo về “bản đồ lưỡi bò”
- Nhóm các nhà khoa học Việt Nam ở trong và ngoài nước đã gửi thư tới hơn 70 tờ báo, tạp chí nổi tiếng thế giới để cảnh báo về tấm bản đồ lưỡi bò phi lý của Trung Quốc.
Kỹ sư Nguyễn Hùng, Úc, thay mặt nhóm cho biết: “Chúng tôi nhận thấy viết thư cảnh giác gởi trước cho các cơ quan nghiên cứu, tạp chí, báo chí và các trung tâm truyền hình các nước là việc nên làm, phải làm. Nếu cứ chờ một nơi nào cho đăng bài viết có chèn một bản đồ lưỡi bò rối viết thư phản đối thi chúng ta rất thụ động”.
Đây là thành động tiếp theo của giới khoa học Việt Nam sau khi đã viết thư phản đối và yêu cầu các tạp chí đăng tấm “bản đồ lưỡi bò” đính chính. Chính nhờ nỗ lực của các nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài (đa số không chuyên về lĩnh vực địa lý – lịch sử), vào tháng 6 và tháng 7 năm 2011, liên tiếp các tập san, tạp chí khoa học nước ngoài như Journal of Climatic Change, Waste Management, Journal of Human Evolution (1981), Tectonophysics (1999), Land Use Policy (2010), Agricultural Water Management (2008) bị phát hiện đăng tải bản đồ lưỡi bò sai sự thật nói trên.
Ông Nguyễn Hùng giải thích, người nước ngoài có thể không biết về tình trạng tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, về tấm bản đồ lưỡi bò phi lý và không thực tế do Trung Quốc tự tạo. Viết thư gửi cho họ để họ biết, từ đó quan tâm tới việc Việt Nam thực sự có chủ quyền tại Biển Đông. Chúng ta không thể trách cứ họ mà cần tôn trọng, nên thuyết phục và tranh thủ sự đồng tình của họ với dân chúng Việt Nam.
“Chúng tôi nhận được sự giúp đỡ tận tình của cộng đồng người Việt Nam đang sống ở nước ngoài, đặc biệt những người đang làm việc tại các tổ chức uy tín như Google hay Hội Địa lý Quốc gia Mỹ…Người Việt tại nước ngoài là một tiềm năng mạnh và có nhiều thực lực giúp bảo vệ Tổ quốc” – ông Hùng nhấn mạnh.
Hiện nhóm các nhà khoa học Việt Nam đã nhận đã nhận được thư trả lời từ Ban biên tập Hội Đại lý Quốc gia Mỹ, Wall Street Journal (Mỹ). Tập San European Scientific đang liên lạc mời các tổ chức nghiên cứu và các chuyên viên về vấn đề chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa tham gia gởi bài viết về Biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa cho lần xuất bản tháng 11/2011.
Danh sách các nhà khoa học ký tên vào thư cảnh báo về “bản đồ lưỡi bò”
Hoang Tuy, Ph.D, Prof, Institute of Mathematics, Hanoi Vietnam
Vu Gian, Economist, former Consultant of Swiss State Secretariat of Economy, Switzerland
Pham Xuan Yem, Ph.D., Prof, University of Paris 6, France
Nguyen Dang Hung, Ph.D., Prof , Liège, Belgium
Hoang Anh Tuan Kiet, Ph.D., Commissariat Energy Atomique -Cadarache, France
Trinh Khanh Tuoc, Ph.D., New Zealand
Tran Ngoc Bich, Ph.D. (Economics), CFP, E.A., USA
Nguyen Thuong Son. Ph.D., Australia
Ngo The Hoanh, M.Eng.Sc., P.Eng., Canada
Tran Mai, Ph.D., Australia
Le Ta Cam Tu, MSc. In nanoScience, NSC, Finland
Tara T. VanToai, Ph.D., USA
Norman N. VanToai, Ph.D., USA
Le Quang Long, B.E. Mech, New Zealand
Tran Minh Phuong, M. Tech, Australia
Do Gia Tuyen, B.E. Elect, Saudi Arabia
Tran Ba Tuoc, M. Com., Vietnam
Bui Viet Long, B.E. Mech, Vietnam
Nguyen Van Xa, M.E. Civil, USA
Nguyen Van Tu, M.Com. (Econ.), New Zealand
Nguyen Quoc Lap, Ph.D.,USA
Huynh Huu Han, B.S. Tech (Food), USA
Duong Van Tuyet, M.Com. (Econ.), USA
Bien Cong Danh, M.E. Elect, New Zealand
Ngo Minh Triet, P.E. Civil, USA
Nguyen Huu Kho, Ph.D.(Chem Eng), P.E., USA
Truong Nham, Ph.D, Australia
Truong Kim Ngoc, B.E. Chem, USA
Le Ba Hong, M.Sc, Australia
Ngo Tung Huynh, B, Agr.Sc, Australia
Vu The Hung, B.S. Comp., USA
Nguyen Danh Ngon, P.E. Civil, USA
Nguyen Thi Mai Chi, B.Com., USA
Nguyen Bich Lien, B.A. Edu., USA
Dinh Mui, B.A. Edu., Australia
Bui Sy Tuan. Ph.D, MBA, MSCIS, USA
Tran Quang Duong, B Technology (Food), M.A., New Zealand
Bui Thi Bich Chau, M.A., USA
NguyenThien Nga, B.S. Comp., New Zealand
Do Thi Nhung, B.A. Edu., USA
Nguyen The Hung, Prof, Uni of Danang, Vietnam
Nguyen-Do Khanh, Ph.D., Australia
Vuong Ngoc Diep, M.Com.,Economics, USA
Vuong Thanh Truc, B.A.Edu, USA
Pham Phan Long, P.E, Chairman Viet Ecology Foundation, USA
Vu Quyet, M.A.Edu., USA
Marie Dung Burns, M.A. Edu., New Zealand
Le Thu Lieu, B.E. Chem, New Zealand
Ngoc Bich Becker, MTA. CANDMED, Germany
Nguyen Van Hao, M.E. Civil, Australia
Le Thi Tinh Tien, M.Com, Economics, Australia
Nguyen Thi Mong Trinh, B.A, New Zealand
Dang Ngoc Hung Thomas, M.B.A, CPEng, Australia
Nguyen Huu The, M.E. Mech., USA
Le Cong Hoai vong, M.Sc. Environment service, USA
Ngo Khoa Ba, M.B.A., USA
Nguyen Hung, B.E. Chem, Australia
(Tổng hợp)
0 comments:
Post a Comment