Nguồn: Phạm Hồng Sơn - Bài đăng tại danchimviet.info
17/04/11
Lời người dịch: Thụy Điển là một dân tộc nhỏ (hiện chỉ có khoảng 9 triệu dân) và ở một nơi rất lạnh (miền nam Thụy Điển có nhiệt độ thấp nhất trong mùa hè vào khoảng 12°C-15°C). Nhưng chỉ hai sự kiện liên quan tới Việt Nam cũng đủ cho thấy Thụy Điển là một dân tộc nhỏ mà không bé, đất nước rất lạnh mà tình người ấm nồng. Năm 1969, Thụy Điển đã một mình đi ngược lại chính sách phong tỏa, cấm vận của cả khối tư bản để thiết lập quan hệ và trợ giúp cho Việt nam Dân chủ Cộng hòa – một quốc gia tận tụy trong khối cộng sản. Nhưng khác với những người “anh lớn”, Liên-xô, Trung quốc, của Việt nam Dân chủ Cộng hòa, Thụy Điển chỉ giúp những phương tiện hòa bình (bệnh viện dân sự, nhà máy giấy,…) và vẫn luôn bên cạnh nhân dân Việt nam ngay cả trong những đêm đối đầu khốc liệt giữa các dàn tên lửa SAM-II của Liên xô và máy bay B52 của Mỹ. Thế mà nay, trong hoàn cảnh thời bình, Thụy Điển lại quyết định đóng cửa Đại sứ quán sau hơn 40 năm hiện diện liên tục tại Hà Nội.


Lý do nào đã khiến Thụy Điển có quyết định này? Liệu đó có phải chỉ là “chuyện nội bộ” của Thụy Điển như câu trả lời ráo hoảnh của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt nam? Đó chắc vẫn là câu hỏi còn ngậm ngùi trong lòng nhiều người dân Việt nam. Hy vọng, bài phát biểu mới đây (07/03/2011) của bà Bộ trưởng Bộ Hợp tác Phát triển Quốc tế của Thụy Điển tại Trường Kinh tế London, sẽ đem lại cho người Việt chúng ta hiểu thêm về quyết định đóng cửa Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội. Xin trân trọng giới thiệu tới quí vị:




Gunilla Carlsson, Bộ trưởng Bộ Hợp tác Phát triển Quốc tế Thụy Điển



Thưa Giáo sư Mkandawire, thưa các quí bà, quí ông và các bạn,
Tôi cảm thấy vinh hạnh khi được chia sẻ những suy nghĩ của mình về các vấn đề hợp tác phát triển, nhân quyền và dân chủ trước một cử tọa hết sức uyên bác ngay tại Trường Kinh Tế London nổi tiếng về sự xuất sắc trong học thuật và khắt khe trong nghiên cứu.

Dĩ nhiên, chúng ta sẽ không thể nào nói về mối quan hệ giữa phát triển, dân chủ và nhân quyền mà lại không nhắc tới các sự kiện đang gây ra những thảo luận tại Brúc-xen – nước láng giềng phương Nam của chúng tôi.

Với cương vị là Bộ trưởng về các vấn đề Hợp tác Phát triển Quốc tế, tôi đã được gặp nhiều nhân vật mà sự khát khao tự do của họ lớn tới mức đã khiến họ dám đứng lên đòi hỏi các giá trị dân chủ, nhân quyền ngay cả trong những thời khắc khó khăn và nguy hiểm cực độ.

Những cuộc nổi dậy của người dân đang diễn ra tại Trung Đông và Bắc Phi là một chứng thực lớn chưa từng có cho những khát vọng của nhân dân ở những nơi đó. Khát vọng phải được tôn trọng về quyền làm người, về tự do và dân chủ, khát vọng được phát triển, được lớn mạnh hơn nữa.

Các cuộc nổi dậy đó đang nhắc lại cho chúng ta rằng nhân quyền là các quyền có tính phổ quát toàn nhân loại. Tôi không dám giấu các quí vị rằng đôi khi tôi thấy rất khó chịu khi nghe người ta ngụ ý là có sự mâu thuẫn giữa dân chủ và phát triển, hoặc giữa nhân quyền và phát triển. “Nhưng chắc chắn,”, một số người lại sẽ nói với tôi, “nếu bà phải chọn giữa cơm áo cho gia đình và quyền bầu cử thì bà sẽ phải chọn cơm áo thôi.” Lối lập luận như thế dĩ nhiên là hoàn toàn vô lý. Vì không có lý do gì để cho rằng sự sung túc về vật chất và các quyền chính trị buộc phải loại trừ lẫn nhau vì một cớ nào đó. Tất cả những chứng cứ đang hiển hiện đều chỉ cho ta thấy điều ngược lại.

Đó chính xác chỉ là loại lý luận muốn mớm cho chúng ta từ những nhà lãnh đạo chuyên chế – những kẻ đang cố bấu víu quyền lực và đang cầu xin chúng ta trợ giúp dưới danh nghĩa của sự ổn định. “Vâng,”, họ sẽ nói với các nhà tài trợ, “chúng tôi hiện không có dân chủ theo nghĩa như ở phương Tây nhưng xã hội của chúng tôi vẫn chưa sẵn sàng cho điều đó. Các ngài phải cho chúng tôi thêm thời gian để phát triển chứ. Đầu tiên, chúng tôi phải cho người dân ăn cái đã.”

Kiểu biện hộ thứ hai cho việc tiếp tục cắt xén các quyền tự do dân sự của người dân là sự ám chỉ việc bảo vệ các quyền cơ bản của con người chỉ là quan niệm thuần của “phương Tây” thôi, rất không phù hợp với thực tế khó khăn của quốc gia đang bị xem xét.


Một điều thường làm tôi kinh ngạc là một số người ngay ở phương Tây lại tỏ ra sốt sắng chấp nhận cái kiểu lý luận đó. Họ chính là những người sẽ nói với quí vị rằng chúng ta nên cẩn thận khi lên tiếng quá mạnh về vấn đề nhân quyền ở các nước đang phát triển. Cách nhấn mạnh đó sẽ phản tác dụng, chúng ta nên tránh để không bị xem là đang lên lớp cho người khác. Và họ còn thường cho rằng vì quá khứ đô hộ thuộc địa của châu Âu trước đây mà chúng ta không có đủ uy tín để nói đến vấn đề nhân quyền.
Tôi xin nói rõ hơn về điểm này. Tôi chưa bao giờ gặp bất kỳ một nhà hoạt động nhân quyền nào ở châu Phi lại thúc giục tôi nói nhẹ đi về nhân quyền hay nói rằng quyền tự do ngôn luận hay tự do hội họp là các quan niệm của châu Âu, hoàn toàn xa lạ đối với châu Phi.

Như vậy, bổn phận đạo đức rõ ràng của chúng ta hiện nay là phải đứng về phía những người bị bức hại vì quan điểm chính trị. Không thể nào chấp nhận được những lý luận sai trái của các chính quyền đang tống giam những con người dũng cảm chỉ vì họ có những quan điểm chính trị khác biệt.
Bảo vệ, ủng hộ những giá trị châu Âu đúng nghĩa phải có nghĩa là đứng về phía những người bị áp bức, chứ không phải những kẻ áp bức.

Các biến động về dân chủ đang làm thay đổi bối cảnh chính trị. Sẽ có người cho rằng đó là biểu hiện của sự chấm dứt ổn định. Thật là một nhầm lẫn ngây thơ. Như thế thì khác nào coi một chế độ phi dân chủ như chế độ của tay Đại tá Gaddafi ở Lybia cũng là thể hiện của sự ổn định tự thân theo một nghĩa nào đó. Những gì mà chúng ta đang chứng kiến hôm nay là tiến trình hy vọng sẽ mang lại những điều kiện cần cho sự ổn định thực sự – loại ổn định chỉ có thể gắn liền với các xã hội tự do.

Chúng ta có bổn phận phải trợ giúp những người đang mạo hiểm cuộc đời họ vì những giá trị mà chúng ta đang tận hưởng và đối với chúng ta các giá trị đó đã trở thành những điều hết sức bình thường. Vì vậy, những gì đang diễn ra ở Bắc Phi là tiếng kêu cứu mạnh mẽ đòi hỏi các chính phủ, các nhà tài trợ phải phối hợp với nhau và cùng nhau cam kết thực sự cho việc thúc đẩy dân chủ, nhân quyền. Những gì chúng ta đang thấy hôm nay chỉ là kết quả từ sự quyết đoán của những con người dũng cảm, với sự hỗ trợ rất hạn chế từ bên ngoài hoặc chả được trợ giúp gì cả. Ở Tunisia và Ai cập, người dân đã tự loại bỏ được các chế độ độc tài bằng những cách khá ôn hòa. Thật đáng khâm phục và kính trọng!

Những diễn biến ở Bắc Phi cũng cho chúng ta thấy việc tiếp cận được với các công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại và các mạng truyền thông xã hội có thể mở ra cho các công dân những cơ hội gây ảnh hưởng đối với xã hội và đòi hỏi các lãnh đạo phải có trách nhiệm hơn. Chúng ta đã thấy các công cụ của công nghệ thông tin và truyền thông (CNTTTT) (2) đang đem lại tiềm năng để hiện đại hóa các nỗ lực phát triển của mình một cách hết sức rõ ràng. Đặc biệt, các công cụ đó cũng có thể dùng để cổ xúy cho dân chủ, nhân quyền; để tạo ra các nguồn thông tin độc lập; để buộc các nhà lãnh đạo phải chịu trách nhiệm với các công dân của họ; giúp nối kết giữa người dân với nhau, cả ở trong nước lẫn ngoài nước; là một phương tiện để lật tẩy tham nhũng, nhanh chóng và khá an toàn. Đối với tôi, đó là công nghệ của giải phóng, là biểu tượng của một thế giới đang thay đổi theo một chiều hướng không thể đảo ngược.

Số người dùng Internet đã tăng gấp đôi trong khoảng 2005-2010 và vừa vượt qua mốc 2 tỷ người. Tuy nhiên, sự chênh lệch kỹ thuật số giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển còn khá lớn – 71% so với 21% dân số có thể lên mạng. Vì vậy, thăm dò, tìm hiểu và đầu tư vào CNTTTT phải được coi là công cụ cơ bản để gia tăng tính mở và minh bạch cho thế giới. Các tổ chức dân sự và các nhà hoạt động nhân quyền đang cần các hệ thống không dây, các hệ thống mạng bảo đảm tính trung lập và khả năng có thể truy cập được Internet.

Nhưng, một số quốc gia lại đang hạn chế hay cấm các công dân của họ được tiếp cận với Internet – đây chính là các lỗ hổng của Internet. Ở phần lớn các quốc gia kiểu đó, việc bày tỏ chính kiến qua Internet là một tội hình sự và sự bức hại những người có tư tưởng cải cách qua Internet đang ngày càng gia tăng.

Vì vậy, một trong những thách thức chính của chúng ta hôm nay là phải làm thế nào để có thể đưa các nhà hoạt động dân chủ lên danh sách cần trợ giúp hàng đầu, phải tìm hiểu các cách sử dụng các công cụ sáng chế mới thích ứng với các giai đoạn đầu của quá trình thay đổi và chuyển đổi sang dân chủ.

Tuy nhiên, các tranh luận trong các quốc gia dân chủ hiện nay lại chỉ chú tâm đến các vấn đề có tính vĩ mô về ngoại giao và chính trị. Do đó, chúng ta còn rất nhiều việc phải làm trong các chương trình trợ giúp dân chủ ở mức độ vi mô. Lịch sử đang chỉ cho chúng ta thấy rằng phản ứng của quốc tế một cách kịp thời là yếu tố tối quan trọng để giúp thuận lợi nghiêng hẳn sang các nhà cải cách dân chủ.

Vì vậy, để bổ khuyết cho sự trợ giúp dân chủ có tính truyền thống của mình, Chính phủ Thụy Điển đã bắt đầu một dự án có tên là Sáng kiến Đặc biệt cho Dân chủ hóa và Tự do Ngôn luận. Dự án này nhằm tạo ra cơ hội để trợ giúp nhanh hơn các nhà hoạt động nhân quyền và các nhân tố có lợi cho sự chuyển đổi dân chủ bằng những cách thức mới và trực tiếp hơn, nhất là để tận dụng các cơ hội bất ngờ cho sự thay đổi dân chủ.
Cách đây vài tuần tôi đã mời một số nhà nghiên cứu, một số nhà hoạt động trên Internet và một số doanh gia về CNTTTT đến Stockholm để thảo luận về việc làm thế nào để CNTTTT có thể tạo ra được tự do và các cách thức điều chỉnh để các trợ giúp phát triển của chúng ta phù hợp hơn với thực tế hiện nay. Tôi sẽ còn gặp lại họ vào thứ Năm này để bàn sâu hơn về cách thức triển khai các nỗ lực trợ giúp nhằm thúc đẩy quá trình dân chủ hóa bằng các công cụ kỹ thuật số và kỹ thuật số hóa mang tính dân chủ sao cho hiệu quả và hiệu suất nhất có thể.

Đối với riêng tôi thì Dân chủ là sự thay đổi. Nhân quyền là Tự do. Tôi thực sự mong muốn được nhìn thấy sự thay đổi vì tự do trong thế giới này.

Thay đổi vì Tự do cũng là cái tên, vào năm ngoái, được đặt cho chính sách của Thụy Điển đối với dân chủ và nhân quyền trong quá trình hợp tác phát triển quốc tế.
Trong chính sách đó, chúng tôi nhấn mạnh ba vấn đề sau đây: một, tầm quan trọng của trợ giúp đối với dân chủ và nhân quyền để giảm nghèo; hai, sự quan trọng của chủ nghĩa đa nguyên như điểm khởi đầu cho mọi phát triển kinh tế-xã hội, và ba là sự minh bạch là một công cụ để dân chủ hóa.

Dân chủ hóa và tự do là hai mặt cốt yếu của sự phát triển và phạm trù quyền con người cần phải được gắn liền với mọi nỗ lực hợp tác phát triển của chúng ta. Cùng với nguyên tắc nhà nước pháp quyền, sự tôn trọng các quyền dân sự và chính trị phải được coi là yếu tố quyết định trong quá trình xây dựng các hệ thống dân chủ có khả năng vận hành và giảm đói nghèo trên tất cả mọi phương diện.

Nghèo đói không chỉ là tình trạng thiếu thốn các phương tiện vật chất. Đó còn là tình trạng thiếu thốn về quyền lực, cơ hội và an ninh. Đó còn là việc người dân thiếu ảnh hưởng đối với chính cuộc đời của mình. Tôi muốn nhấn mạnh lập trường này như một điểm khởi đầu quan trọng cho những tham vọng của Thụy Điển trong các chương trình hợp tác phát triển quốc tế trong tương lai nói chung và trong các hỗ trợ về dân chủ và nhân quyền, nói riêng.

Khi người dân sống trong nghèo đói mà lại bị từ chối quyền lên tiếng một cách tự do, bị tước bỏ quyền gây ảnh hưởng hay quyền thay đổi điều kiện sống của mình hoặc không được quyết định đối với các vấn đề của cộng đồng, và đất nước mình, đó chính là dấu hiệu của nghèo đói. Vì vậy, có nhiều tự do hơn và dân chủ hơn, đó chính là sự giảm nghèo. Đối với chúng tôi, điều đó có nghĩa rằng chống đói nghèo buộc phải tiến hành đồng thời hai vấn đề: đưa đến các nguồn lực vật chất và mang lại các giá trị nhân phẩm, tinh thần cho người dân.

Cách hiểu đa phương diện về đói nghèo này đã được toàn thể Liên hiệp Châu Âu chia sẻ và được ghi rõ trong Chính sách Đồng thuận của Liên hiệp Châu Âu về Phát triển từ năm 2005. Nhưng điều quan trọng nhất là cần phải đảm bảo chắc chắn cho chính sách đó cũng được thể hiện rõ trong các chính sách trợ giúp phát triển của Liên hiệp Châu Âu, hiện nay cũng như tương lai.

Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng các xã hội dân chủ có khả năng tốt nhất trong việc thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng một cách bền vững. Chúng ta đều biết rằng việc bảo vệ nguyên tắc thượng tôn pháp luật, sự bình đẳng trước pháp luật, hay việc giữ gìn các nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường như quyền sở hữu, tự do giao dịch, bảo vệ truyền thông tự do và quyền tự do ngôn luận là những điều kiện tạo cho kinh tế tăng trưởng. Mọi người đều phải có quyền được gặp gỡ, hội họp và lập hội một cách tự do, cũng như phải được an toàn và an ninh để thực hiện các quyền đó.

Phát triển dân chủ khi phối hợp với sự phát triển xã hội sẽ là cách phát triển bền vững hơn, trong đó mọi cá nhân, phụ nữ cũng như đàn ông, đều được thụ hưởng. Bình đẳng giới là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển dân chủ trong dài hạn. Phụ nữ và đàn ông, em gái và em trai phải có quyền và cơ hội ngang nhau trong việc tự quyết định cuộc đời mình và tạo ảnh hưởng đối với xã hội.

Xã hội không được gạt bỏ bất cứ một giới nào của con người.

Trợ giúp cho dân chủ và nhân quyền không chỉ là cứu cánh tự thân mà còn là phương tiện để gia tăng tính hiệu quả của trợ giúp và tăng cường sức mạnh cho cuộc chiến chống tham nhũng.

Truyền thông độc lập và tự do, hệ thống chính quyền cởi mở và minh bạch, các thiết chế khả hoạt (3) và một xã hội dân sự đa nguyên là những thành phần sống còn để có được một thể chế dân chủ thực sự. Những thành phần đó cũng là những hòn đá tảng cho sự hợp tác phát triển trong thời hiện đại – sự hợp tác đòi hỏi tính trách nhiệm nghiêm túc.

Tính cởi mở và minh bạch giúp gia tăng cơ hội để các công dân giám sát tiền thuế của mình và năng lực điều hành của chính quyền. Chúng ta đều biết rằng tính chịu trách nhiệm được tăng cường có nghĩa là các bộ máy nhà nước sẽ phải đáp ứng tốt hơn các đòi hỏi, nguyện vọng của dân chúng. Về lâu dài, để phát triển bền vững và thiết thực, các nền dân chủ phải mang lại sự lãnh đạo đúng đắn và hiệu quả. Tuy nhiên, các nền dân chủ cũng cần phải thực hiện các hứa hẹn và ban hành các quyết định, đồng thời phải làm cho hệ thống chính trị dân chủ vận hành được. Tôi thấy rất thú vị khi theo dõi sáng kiến gia tăng tính mở của Chính phủ Anh và ngay tại Liên hợp châu Âu, chúng tôi, Andrew Mitchell (4) và tôi, cũng đang cố gắng phấn đấu để đạt được qui chế Minh bạch trong Trợ giúp của Liên hợp châu Âu.

Như quí vị đã thấy, bài nói chuyện của tôi có chủ đề là “Tại sao nhân quyền và dân chủ lại hệ trọng để thoát nghèo?”. Xin quí vị chú ý là bản Báo cáo Phát triển Con người tại vùng Ả-rập năm 2002 đã nhận ra được một cách tiên tri ba lý do chính của tình trạng nghèo khổ ở vùng Trung Đông và Bắc Phi là: một: thiếu dân chủ, hai: giáo dục yếu kém, ba: địa vị lệ thuộc của phụ nữ.

Năm 2004, bản báo cáo cũng nhấn mạnh đặc biệt tới mối liên hệ giữa việc thiếu các quyền tự do và tình trạng kém phát triển. Điều đó cho thấy rõ các vấn đề cho phát triển tại Trung Đông và Bắc Phi nằm ngay trong mối liên hệ giữa dân chủ hóa và phát triển kinh tế.

Cho dù đã có nhiều người được hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế, nhưng sẽ không thể có phát triển thực sự nếu nhà nước không đầu tư để người dân được thực hiện các quyền xã hội và kinh tế như giáo dục, y tế, nước sạch, nhà ở và cả các quyền dân sự và chính trị.

Để tạo dựng được dân chủ và phát triển thực sự tại Trung Đông và Bắc Phi, chủ nghĩa đa nguyên phải được thừa nhận trên mọi phương diện, xã hội, chính trị, tôn giáo, giữa truyền thống và hiện đại, giữa thế hệ trẻ và già, giữa các tầng lớp xã hội và giữa các tư tưởng chính trị khác biệt.

Sau cùng, một bài học quan trọng từ những sự kiện đang diễn ra hiện nay là vai trò của các mạng truyền thông xã hội, của các công nghệ mới về thông tin và truyền thông. Các mạng truyền thông xã hội như Facebook, Twitter, tin nhắn và blog đang tạo được thêm một không gian trao đổi thường xuyên cho các công dân, các nhóm người đông đảo của xã hội.

Các mạng truyền thông xã hội cũng cho thấy xã hội dân sự được hình thành bởi các cá nhân, đồng thời các công nghệ thông tin, truyền thông đang mang đến cho họ các công cụ quan trọng để thực hiện các khát khao dân chủ. Chúng ta cũng thấy mạng truyền thông xã hội đang đem đến sự quả cảm và sức huy động cho cả một lục địa trong cuộc đấu tranh vì dân chủ.

Kinh nghiệm chuyển đổi một cách hòa bình của châu Âu từ độc tài sang dân chủ cũng đang là nguồn cảm hứng cho các cá nhân, các phong trào dân chủ ở các nước độc tài khắp thế giới. Do đó, châu Âu đang gánh vác một trách nhiệm đặc biệt trong việc góp phần xây dựng dân chủ ở những nơi khác dựa theo ánh sáng kinh nghiệm của chúng ta. Cụ thể, chúng ta phải có bổn phận đạo đức để thực hiện trách nhiệm đó bằng lịch sử của chính mình.

Đó là niềm tin chắc chắn của tôi, rằng phương diện chính trị trong sự hợp tác phát triển quốc tế phải được chỉ đạo xuyên suốt bằng bổn phận đạo đức này.

Cách tiếp cận của Thụy Điển không chỉ là theo đuổi một chương trình nghị sự toàn cầu về dân chủ và nhân quyền mà còn phải đảm bảo chắc chắn rằng quan điểm phát triển phải được áp dụng cho các vấn đề đó. Đặt ưu tiên cho dân chủ trong quá trình hợp tác phát triển nghĩa là phải thừa nhận bình diện chính trị của sự hợp tác phát triển.
Xin cảm ơn,


Người dịch: Phạm Hồng Sơn.

Các chú thích là của người dịch

(1) Đầu đề này là của người dịch

(2)Công nghệ thông tin và truyền thông, nguyên ngữ tiếng Anh là Information and communication technology (ICT) thường được dùng như một thuật ngữ mở rộng của IT (Information technology), bao gồm công nghệ thông tin (IT, Information technology) cùng với các phương tiện truyền thông bằng điện thoại, phát thanh và phát hình, tất cả các loại hình nghe – nhìn và truyền tải, và hệ thống mạng dựa trên các chức năng kiểm soát và kiểm tra định lượng.

(3) Nguyên ngữ tiếng Anh là “functioning institutions”: một lần tôi đã dịch là “định chế chức năng”, nhưng sau khi được góp ý và trao đổi cùng ông Mai Thái Lĩnh, tôi sửa lại thành “thiết chế khả hoạt”. Thuật ngữ này (functioning institutions) nhằm nói đến các cơ cấu, tổ chức chính trị hoặc phi chính trị nhưng có khả năng vận hành một cách độc lập và hiệu quả theo đúng tôn chỉ, mục đích đã được công bố chính thức, khác với các cơ cấu, tổ chức chỉ được lập ra có tính hình thức và sự hoạt động của nó lệ thuộc hoàn toàn vào một thế lực nào đó.

(4) Andrew Mitchell là Bộ trưởng Phát triển Quốc tế của Chính phủ Anh.

--------------------
Public lecture by Gunilla Carlsson, Swedish Minister for International Development Cooperation at the London School of Economics, Department of International Development and International Growth Centre, 7 March 2011



Professor Mkandawire, ladies and gentlemen, friends
The London School of Economics' reputation for academic excellence and intellectual rigour is well known and well deserved. So I feel honoured to be able to share some of my thoughts on development cooperation, human rights and democracy with such a highly qualified audience.
It is of course impossible to address the relationship between development, democracy and human rights without mentioning the events currently unfolding in what is referred to in Brussels as our Southern Neighbourhood.
As Swedish Minister for International Development Cooperation I have met many individuals whose commitment to freedom leads them to stand up for democratic values and human rights even in times of extreme difficulty and danger.
The popular uprisings in the Middle East and North Africa are an unprecedented testimony to the aspirations of the people in the region. Aspirations to achieve respect for human rights, freedom and democracy as well as development and growth.
The uprisings serve as a reminder to us all that human rights are universal rights. I will not hide from you that it sometimes makes me ill at ease to hear people hint at the existence of a contradiction between democracy and development, or between human rights and development. "But surely," some people will tell me, "if you have to choose between food for your family and the right to vote you will go for the food." This line of argument is of course pure nonsense. There is no reason to believe that material wellbeing and political rights should somehow be mutually exclusive. All available evidence points to the contrary.
What's more, this is exactly the kind of argument fed to us by autocratic leaders clinging on to power and asking for our support in the name of stability. "Yes," they will tell the donors, "we do not have democracy in the Western sense of the word but our society is not yet ready. You must give us time to develop. First we must feed our people."
The second line of defence for maintaining restrictions on civil liberties will often consist of comments referring to the safeguarding of fundamental human rights as a purely "Western" concept, ill suited to the harsh realities of the country in question.
What frequently strikes me is the apparent willingness of some people in the West to accept this line of reasoning. These are the very people who will tell you that we have to be careful about stressing human rights too forcefully in the developing world. Such an emphasis can be counterproductive, we are told, and we should avoid being seen as lecturing other countries. Frequently, it is pointed out that due to Europe's colonial past we have limited credibility when it comes to human rights.
Let me be very clear about this. I have never encountered a single human rights defender in Africa who has urged me to be less vocal about human rights or told me that free speech or freedom of assembly are European concepts, alien to the African continent.
We have a clear moral obligation to be on the side of individuals who are persecuted for their political opinions. Buying into the false logic of the governments that send these courageous men and women to jail for their political views should be out of the question.
Standing up for the true values of Europe means being on the side of the oppressed, not the oppressors.
The democratic upheavals are changing the political landscape. Some will say that this represents an end to stability. This is plain wrong. As if an undemocratic regime such as the one run by Colonel Gaddafi in Libya could somehow be said to represent something inherently stable. What we are witnessing now is a process that will hopefully lead to conditions being put in place for true stability, the kind of stability that can only be associated with free societies.
We have an obligation to support those who risk their lives fighting for values that we share and take for granted. The events in North Africa therefore represent a strong call to governments and donors working with and truly committed to democracy and human rights. What we see today is a result of brave people's initiative, with limited or no external support. In Tunisia and Egypt, people have managed to get rid of their authoritarian regimes themselves with relatively peaceful means. This deserves our admiration and respect.
The events in North Africa show how access to modern information and communication technology and social media can create new opportunities for citizens to increase their influence and demand accountability from their leaders. ICT tools also provide us with the potential to modernise our development efforts in a very substantial way. These tools can be used, not least, to promote the cause of democracy and human rights; providing independent sources of information; holding leaders accountable to their citizens; serving as a means to connect citizens both from across the country and in diaspora communities; and quickly, and relatively safely, exposing corruption. To me, these are liberation technologies, symbols of a world that has irreversibly changed.
The number of Internet users in the world doubled between 2005 and 2010, and has now passed the 2 billion mark. However, the digital divide between developed and developing countries looms large - 71 per cent versus 21 per cent of the population are on line. Exploring and investing in ICT is a key tool for increased openness and transparency worldwide. Civil society organisations and defenders of human rights need wireless, net-neutral systems and access to be able to reach out.
Some countries limit or prohibit their citizens' access to the Internet - these are the Internet's black holes. In most of these countries it is a criminal offence to express oneself via the Internet and the persecution of reform-minded people on the Internet is growing.
One of the main challenges is to identify how democratic activists can be brought to the forefront in our support, exploring ways to make use of innovative tools that are relevant for the initial stages of democratic change and transition.
While debate in the international community of democratic governments has largely focused on macro-level questions of diplomacy and political dialogue, much remains to be done in fine-tuning democracy assistance projects at the micro-level. History has also shown that the timeliness of international responses can be a critical factor in tipping the balance in favour of democratic reformers.
As a complement to traditional democracy assistance, the Swedish Government has therefore launched a Special Initiative for Democratisation and Freedom of Expression. This initiative provides an opportunity to rapidly support human rights activists and agents for democratic change in new and more direct ways, not least so as to take advantage of unexpected opportunities for democratic change.
A few weeks ago I invited researchers, Internet activists and ICT entrepreneurs to a meeting in Stockholm for discussions on how ICT can be used to create freedom and how our development aid can be adjusted to the reality we see today. I will meet them on Thursday to deepen the discussion on how our aid efforts should be designed to support digital democratisation and democratic digitalisation as efficiently and effectively as possible.
For me, democracy is about change. Human rights are about freedom. And I would like to see change for freedom' in the world.
Change for Freedom is also the name of the Swedish policy on democracy and human rights in Swedish international development cooperation, adopted last year.
In our policy three main issues are emphasised;
one: the importance of support to democracy and human rights for poverty reduction,
two: the importance of pluralism as a starting point for socio-economic development, and
three: transparency as a tool for democratisation.
Democratisation and freedom are key aspects of development and the rights perspective needs to be integrated in all our development cooperation efforts. Together with the rule of law, respect for civil and political rights is crucial in building functioning democracies and for reducing poverty in all its dimensions.
Poverty is not just a lack of material resources. It is a lack of power, opportunities and security. It is a lack of influence over one's own life. I would like to highlight this position as an important starting point for Swedish ambitions for future international development cooperation in general, and more specifically for support to democracy and human rights.
When people living in poverty are denied their right to speak freely, to influence or change their living conditions, or the destiny of their communities and countries, it is a sign of poverty. More freedom and increased democracy is therefore, in itself, poverty reduction. For us, this means that the fight against poverty must be conducted with both resources and values.
This multi-dimensional understanding of poverty is shared by the European Union as a whole, as stated in the EU policy Consensus on Development from 2005. It is of the utmost importance to make sure that this is also well reflected in present and future EU policy development efforts.
I am convinced that democratic societies have the best potential to promote sustainable growth and development. We know that safeguarding the rule of law and equality before the law, upholding the ground rules of a market economy, including the protection of property rights and contractual freedom, protecting free media and freedom of expression, all create conditions conducive to economic growth. Everyone should have the right to meet and organise freely, as well as enjoying safety and security to exercise these rights.
Democratic development is more sustainable when combined with social development, in which all individuals in society are included, women and men.
Gender equality is a prerequisite for long-term democratic development. Women and men, girls and boys must have equal rights and opportunities to shape their lives and to influence society.
Societies can not afford to exclude half of their population.
Support to democracy and human rights is not only an end in itself; it is also a means of increasing aid effectiveness and strengthening the fight against corruption.
Free and independent media, open and transparent government, functioning institutions and a pluralistic civil society are absolutely vital to achieve true democracy. These components are cornerstones of a modern development cooperation that takes accountability seriously.
Openness and transparency enhance opportunities for all citizens to monitor budgets and government performance. We know that increased accountability means that states generally better deliver what citizens expect. And in the long run, to be relevant and sustainable, democracies must deliver in terms of good governance. But democracies also need to deliver on their promises and implement decisions as well as making the democratic political system work. I have followed the openness initiative of the British Government with great interest and together in the EU we, Andrew Mitchell and I, are now striving for an EU Aid Transparency Guarantee.
The theme of my address is, "Why human rights and democracy are critical to overcome poverty". Let me note that the Arab Human Development Report, in 2002, prophetically identified three main reasons for poverty in the Middle East and North Africa region;
one: lack of democracy,
two: poor education,
three: women's subordinate position.
In 2004, the report in particular highlighted the link between lack of freedom and lack of development in the region. Clearly, it is in the intersection between democratisation and economic development that the prospects for development in the Middle East and North Africa are to be found.
While many have benefited from economic growth, unless states invest in fulfilling economic and social rights like education, health, electricity, water, housing and civil and political rights, there will be no real development.
To create true democracy and development in the Middle East and North Africa region, pluralism must be recognised - socially, politically, religiously, between modern and traditional structures, young and old, different social classes and different political ideas.
Finally, an important lesson from recent events is the role of social media, new information and communication technologies. Social media like Facebook, Twitter, text messages and blogs have created a space for constant conversation between large groups of people.
Social media also show that civil society is created by individuals and that ICT provides important tools for people to realise their democratic aspirations. The use of social media has given courage and mobilised a whole continent in the struggle for democracy.
The European experience of peaceful transitions from dictatorship to democracy is a source of inspiration for democratic movements and individuals in authoritarian states all over the world today. For this reason, Europe bears a particular responsibility to contribute to building democracy elsewhere, in the light of its own experience. In fact, we are morally obliged to do so by our own history.
It is my firm belief that the political dimension of international development cooperation should be guided by this moral obligation.
The Swedish approach is not only to politically pursue the democracy and human rights agenda worldwide, but also to make sure that we apply a development approach to these issues. Giving priority to democracy in development cooperation means recognising the political dimension of development cooperation.
Thank you.

Nguồn: http://www.sweden.gov.se/sb/d/3214/a/162547