Friday, December 30, 2016

Thánh chiến tại Trung Quốc: Xe bom hồi giáo nổ tại trụ sở của chính quyền

Thánh chiến tại Trung Quốc: Xe bom hồi giáo nổ tại trụ sở của chính quyền
AuthorPamela GellerSourceGellers ReportsPosted on: 2016-12-29
Các khủng bố Hồi Giáo lại tái chiến đấu tại Trung Quốc. Dân Ngô Duy Nhỉ (Hồi Giáo Trung Quốc) đã cho nổ một xe bom tại một trụ sở của chính quyền. Tại sao người Hồi giáo Tàu lại tiếp diễn khủng bố tại TQ ? Tại sao họ luôn xúc tiến thánh chiến ? Hiển nhiên là họ muốn có một nhà nước Hồi Giáo tại đó. Giới truyền thông thường gọi họ là những bọn "chủ trương ly khai".


File photo: Uighurs
CẢNH SÁT TÀU GIẾT 4 NGƯỜI SAU CUỘC TẤN CÔNG KHỦNG BỐ CỦA NGƯỜI UIGHUR
Bangkok Post, December 29, 2016:
BEIJING – Cảnh sát TQ đã bắn hạ 4 người được cho là đã tấn công vào một văn phòng của Đảng Cọng Sản tại vùng an dưởng ở Tân Cương hôm thứ Tư, theo tin của truyền thông nhà nước, trong một cuộc đụng độ đẩm máu sau bao tháng qua.
Bốn kẻ "phiến loạn" đã lái một chiếc xe húc vào một trụ sở đảng ở địa phương huyện Mặc Ngọc (Moyu) và cho nổ tung xe khiến 1 người chết và 3 bị thương, theo tin phổ biến chính thức của Tân Hoa Xã từ văn bản của nhà hữu trách tại địa phương.
4 người tấn công sau đó đã bị "cảnh sát bắn chết", Tân Hoa Xã cho biết thêm nhưng không nói rõ là họ bị giết ngay tại chỗ hay là về sau trong ngày.
Bản báo cáo ngắn ngủi mô tả vụ nổ là một cuộc "cuộc tấn công khủng bố"
Trung Quốc thường gán nhãn hiệu "khủng bố" cho mọi cuộc tấn công từ nhóm người thiểu số hồi giáo Ngô Duy Nhỉ.
Vùng viễn tây của tỉnh Tân Cương là quê hương của dân tộc Ngô Duy Nhỉ— mà đa số than phiền bị kỳ thị và kiểm siát văn hóa cũng như tôn giáo — cho nên cuộc sống của họ thường bất ổn và chịu nhiều thiệt hại về sinh mạng.
Bắc kinh thường xuyên tố cáo các nhóm ly khai người Ngô Duy Nhỉ lưu đày, chẳng hạn như Phong Trào Hồi Giáo Turkestan, là chủ mưu trong các cuộc tấn công ở vùng Tân Cương trù phú tài nguyên này.
Nhưng các chuyên gia ở hải ngoại lại hoài nghi về sức lực của các nhóm này cũng như sự liên kết của họ với phong trào khủng bố toàn cầu, và một vài chuyên gia cho rằng TQ đã phóng đại về nạn đe dọa khủng bố để bào chữa cho các biện pháp an ninh cứng rắn của họ.
Trong tháng 11 năm 2015, cảnh sát đã giết 28 thành viên của một "nhóm khủng bố" trong một cuộc bố ráp kéo dài 56-ngày sau một cuộc tấn công tại mỏ than Aksu hai tháng trước đó khiến 16 người chết.
Vào tháng 3 năm 2014, 31 người bị đâm chết tại một trạm xe lửa ở Côn Minh, miền Tây Nam nước Tàu, 4 người khủng bố đã bị giết, và vụ này được gán cho nhóm ly khai của Tân Cương, và truyền thông nhà nước đặt tên cho vụ khủng bố này là "9/11 tại Trung Quốc”.
Hai tháng sau, 39 người bị giết chết trong một cuộc tấn công đẩm máu tại một khu chợ ở Ô Lô Mộc Tề (Urumqi), một huyện của tỉnh Tân Cương.

-------
4 người chết trong cuộc ‘tấn công khủng bố’ ở Trung Quốc
SourceVOAPosted on: 2016-12-29


Cảnh sát bán quân sự Trung Quốc tuần tra sau một cuộc tấn công ở Tân Cương. Hàng trăm người đã thiệt mạng ở khu vực biên giới Tân Cương trong những năm gần đây vì bạo lực tiếp diễn giữa những người Hồi giáo Uighur và người Hán.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc cho hay 4 người đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công mà họ miêu tả là do “khủng bố” thực hiện nhắm vào một trụ sở của Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Tân Cương, một khu vực đầy bất ổn ở miền tây Trung Quốc.
Tân Hoa Xã dẫn nguồn tin từ chính quyền địa phương cho biết 4 dân quân Hồi giáo đã kích hoạt chất nổ tự chế hôm thứ Tư 28/12, giết chết 1 người và làm bị thương 3 người khác. Tin cho hay cảnh sát sau đó đã bắn chết 4 kẻ tấn công và miêu tả vụ việc là một “cuộc tấn công khủng bố”.
Hàng trăm người đã thiệt mạng ở khu vực biên giới Tân Cương trong những năm gần đây vì bạo lực tiếp diễn giữa những người Hồi giáo Uighur và người Hán, sắc tộc chiếm đa số ở Trung Quốc.
Chính quyền thường đổ lỗi cho các phần tử cực đoan trong cộng đồng người Uighur về tình trạng bất ổn trong khu vực. Người Uighur đã đấu tranh bấy lâu nay để đòi độc lập khỏi Trung Quốc. Tuy nhiên, các nhóm nhân quyền và những người lưu vong cho rằng bạo lực trong khu vực là kết quả của chính sách của Bắc Kinh, đàn áp tôn giáo và văn hóa đối với người Uighur, một cáo buộc mà giới hữu trách Trung Quốc luôn bác bỏ.
Thông tin trong khu vực bị chính quyền Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ nên trong 2 năm qua, có rất ít nguồn tin độc lập về các diễn tiến tại đây.
Đối với một số sự cố trong khu vực, truyền thông nhà nước không đưa tin cho tới một thời gian rất lâu sau khi sự việc xảy ra. Chẳng hạn như cuộc tấn công vào một mỏ than giết chết 16 người hồi tháng 9 năm 2015 đã không được chính quyền Trung Quốc thông tin, phải chờ đến tận hai tháng sau, chính quyền mới loan báo rằng các lực lượng an ninh đã giết chết 28 “kẻ khủng bố” dính líu đến vụ tấn công.

---------

0 comments:

Powered By Blogger