Tuesday, January 26, 2016

Thư ngỏ gửi Thượng nghị sĩ Janet Nguyen

Nguyễn Thanh Tú, con trai của cố ký giả Đạm Phong, trả lời thư hồi âm của bà TNS Janet Nguyễn.

*****
January 25th, 2016
The Honorable Janet Nguyen
STATE CAPITOL
Sacramento, CA 95814
District Office
10971 Garden Grove Blvd
Garden Grove, CA 92843
Kính thưa Thượng Nghị sĩ Janet Nguyễn:
Xin hiểu rằng, cơ bản của sự liện lạc của tôi ở đây nhằm mục đích thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp với bà về thư hồi âm của bà ngày 25 tháng 1, năm 2016. Tôi vẫn giữ sự kính trọng đối với Thượng Nghị sĩ qua những lời yêu cầu và góp ý trong thư hồi âm của bà, mà chủ đề là những cái chết chưa có câu trả lời của 5 nhà báo Mỹ gốc Việt, được mô tả đầy đủ hơn trong tường thuật của Frontline hoặc Propublica trong phim “Khủng bố ở Little Saigon”.
Xin cho tôi phép một vài lời chia sẻ với Thượng Nghị sĩ tại sao sự hỗ trợ của bà có ý nghĩa rất lớn đối với gia đình chúng tôi, các gia đình bạn đồng nghiệp của cha tôi và cộng đồng người Việt thân yêu của chúng ta.
Thưa bà, chúng ta đã trải qua một cuộc hành trình bằng đường biển đầy tuyệt vọng để trốn thoát khỏi Việt Nam vào năm 1975, khi miền Nam được Hà Nội "giải phóng" vào ngày cuối chiến tranh Việt Nam, hơn một triệu người đã liều mình trên những chiếc tàu ọp ẹp để thoát khỏi sự đàn áp. Rất nhiều anh chị em người Việt của chúng ta đã phải bỏ xác dưới đáy biển đông, rơi vào bụng cá mập, hoặc bị hải tặc giết chết trên Vịnh Thái Lan. Chúng ta hành động như thế vì chúng ta tin tưởng mạnh mẽ vào tự do ngôn luận như một quyền phổ quát của con người. Rủi thay, trong hơn bốn mươi năm qua, tôi nghi ngờ không biết các cơ quan truyền thông dòng chính của người Việt đã đánh mất ý muốn tự do hay không.
Đối với người Mỹ gốc Việt, nước Mỹ như chúng ta biết là quê hương của những người yêu chuộng TỰ DO và đất của những người DŨNG CẢM. Tự do có nghĩa là có thể bày tỏ ý kiến của mình mà không sợ bị giết chết, dũng cảm có nghĩa là có can đảm để bảo vệ tính toàn vẹn của báo chí và tự do ngôn luận.
Đối với các nhà báo Việt Nam, giống như cha của tôi, Nguyễn Đạm Phong và Lê Triết, tất cả họ muốn chỉ là có thể làm công việc của họ, để cộng đồng yêu quý của chúng ta được lợi. Thay vào đó, họ đã bị săn đuổi một cách có hệ thống bởi Mặt Trận, cũng được biết với tên Việt Tân. Đã 33 năm qua, họ vẫn chưa bị truy tố. Họ chưa bao giờ bị đưa ra trước công lý. Tôi vẫn còn sống ở đây chỉ đơn giản là vì tôi còn trẻ (19 tuổi), ngây thơ và ngu ngốc và vì thế không phải là mối đe dọa cho họ vào thời điểm đó. Nhưng có lẽ tôi may mắn, bởi vì các tay súng, kẻ đã giết nhiều người trong số các đồng nghiệp của cha tôi, vẫn chưa tìm ra tôi.
Bố tôi đã cống hiến cuộc đời mình cho báo chí. Ông tin rằng tấn công nhà báo là khởi đầu tấn công quần chúng và quyền có được thông tin. Ông sẵn sàng lấy mạng sống của mình để bảo vệ sự thật, bảo tồn sự toàn vẹn của báo chí và xây dựng nền tảng cho các nhà báo người Việt trong tương lai. Toàn bộ cuộc đời của ông được dành ra để giúp đỡ mọi người và cuộc đời đó đã bị 7 viên đạn .45 ly lấy đi. Ông đã trả giá tột đỉnh. Gia đình tôi vẫn phải trả giá nặng nề, và cộng đồng Việt Nam thân yêu của chúng ta đã mất đi một tiếng nói kiên định.
Thưa bà, làm thế nào tôi có thể giải thích cho các con tôi rằng ông nội các cháu đã liều mình bằng đường biển đầy tuyệt vọng sang Mỹ để có tự do, để rồi ông nội các cháu lại bị chết vì làm báo Tự Do?
Trong hai năm qua, AC Thompson, một nhà báo Mỹ, đã can đảm làm những gì mà truyền thông dòng chính người Việt từ chối làm – đi tìm công lý, để "đồng nghiệp" của ông không chết một cách oan uổng. Như A.C. Thompson đã mạnh mẽ chỉ ra:
"Chúng ta tự nói với mình rằng công việc của chúng ta có ý nghĩa, rằng đáng để mạo hiểm và sẽ được ghi nhớ. Khi một nhà báo bị giết, chúng ta liền thuật lại câu chuyện của họ và để nói với thế giới rằng cuộc đời của họ không lãng phí. Và, vì thế, thật không nên mất quá lâu mới đi tới đây. Đã trễ hơn 30 năm, tôi đã đến trước mộ ông Đạm Phong. Trường hợp của ông đã bị đóng băng ba thập niên, mà không có một bản án hoặc bắt giữ nào, chính mộ bia này nói với chúng ta rằng ông Đạm Phong đã chết cho báo chí".
"sống xứng đáng, cuộc sống của Đạm Phong xứng đáng".
Tương tự như A.C. Thompson, tôi rất tán đồng tinh thần bảo vệ giá trị và danh dự của Ông/Bà dành cho cộng đồng Việt nam chúng ta. Sống trên một đất nước thượng tôn luật pháp như Hoa kỳ, chúng ta đều được giáo dục rằng chỉ có Công lý mới đem lại sự thật và trả lại danh dự cũng như rửa sạch mọi điều bịa đặt xấu xa trên bất kỳ cá nhân hay tập thể nào. Tôi khẩn cầu Ông/Bà hãy hành động vì lương tâm Công Lý và tinh thần Trọng Pháp để yêu cầu các cơ quan thẩm quyền mở lại hồ sơ liên quan đến án mạng của cha tôi và 4 nhà báo gốc Việt khác.
Tôi thành thực biết ơn sự quyết tâm của bà trong việc giữ vững nguyện tắc phóng viên ở Mỹ không thể bị sát hại mà không bị trừng phạt, đi đầu trong nỗ lực đi tìm thủ phạm của chúng tôi và lên tiếng cho cha tôi và các đồng nghiệp của ông. Tôi mong muốn sẽ làm việc và hỗ trợ bà trong các nỗ lực này. Sự lãnh đạo của bà để giúp bảo tồn tính toàn vẹn của báo chí và bảo vệ quyền tự do ngôn luận quan trọng hơn bao giờ hết. Cám ơn sự lãnh đạo, lòng CAN ĐẢM và tình nhân loại của bà.
Trân trọng,
Nguyễn Thanh Tú,
Con trai của một người cầm bút bị giết
trong việc theo đuổi chân lý và công lý
Thư hồi âm của bà TNS Janet Nguyễn:
Dam Phong Nguyen
52 mins
Nguyễn Thanh Tú, con trai của cố ký giả Đạm Phong, trả lời thư hồi âm của bà TNS Janet Nguyễn.
January 25th, 2016
The Honorable Janet Nguyen
STATE CAPITOL
Sacramento, CA 95814
District Office
10971 Garden Grove Blvd
Garden Grove, CA 92843
Kính thưa Thượng Nghị sĩ Janet Nguyễn:
Xin hiểu rằng, cơ bản của sự liện lạc của tôi ở đây nhằm mục đích thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp với bà về thư hồi âm của bà ngày 25 tháng 1, năm 2016. Tôi vẫn giữ sự kính trọng đối với Thượng Nghị sĩ qua những lời yêu cầu và góp ý trong thư hồi âm của bà, mà chủ đề là những cái chết chưa có câu trả lời của 5 nhà báo Mỹ gốc Việt, được mô tả đầy đủ hơn trong tường thuật của Frontline hoặc Propublica trong phim “Khủng bố ở Little Saigon”.
Xin cho tôi phép một vài lời chia sẻ với Thượng Nghị sĩ tại sao sự hỗ trợ của bà có ý nghĩa rất lớn đối với gia đình chúng tôi, các gia đình bạn đồng nghiệp của cha tôi và cộng đồng người Việt thân yêu của chúng ta.
Thưa bà, chúng ta đã trải qua một cuộc hành trình bằng đường biển đầy tuyệt vọng để trốn thoát khỏi Việt Nam vào năm 1975, khi miền Nam được Hà Nội "giải phóng" vào ngày cuối chiến tranh Việt Nam, hơn một triệu người đã liều mình trên những chiếc tàu ọp ẹp để thoát khỏi sự đàn áp. Rất nhiều anh chị em người Việt của chúng ta đã phải bỏ xác dưới đáy biển đông, rơi vào bụng cá mập, hoặc bị hải tặc giết chết trên Vịnh Thái Lan. Chúng ta hành động như thế vì chúng ta tin tưởng mạnh mẽ vào tự do ngôn luận như một quyền phổ quát của con người. Rủi thay, trong hơn bốn mươi năm qua, tôi nghi ngờ không biết các cơ quan truyền thông dòng chính của người Việt đã đánh mất ý muốn tự do hay không.
Đối với người Mỹ gốc Việt, nước Mỹ như chúng ta biết là quê hương của những người yêu chuộng TỰ DO và đất của những người DŨNG CẢM. Tự do có nghĩa là có thể bày tỏ ý kiến của mình mà không sợ bị giết chết, dũng cảm có nghĩa là có can đảm để bảo vệ tính toàn vẹn của báo chí và tự do ngôn luận.
Đối với các nhà báo Việt Nam, giống như cha của tôi, Nguyễn Đạm Phong và Lê Triết, tất cả họ muốn chỉ là có thể làm công việc của họ, để cộng đồng yêu quý của chúng ta được lợi. Thay vào đó, họ đã bị săn đuổi một cách có hệ thống bởi Mặt Trận, cũng được biết với tên Việt Tân. Đã 33 năm qua, họ vẫn chưa bị truy tố. Họ chưa bao giờ bị đưa ra trước công lý. Tôi vẫn còn sống ở đây chỉ đơn giản là vì tôi còn trẻ (19 tuổi), ngây thơ và ngu ngốc và vì thế không phải là mối đe dọa cho họ vào thời điểm đó. Nhưng có lẽ tôi may mắn, bởi vì các tay súng, kẻ đã giết nhiều người trong số các đồng nghiệp của cha tôi, vẫn chưa tìm ra tôi.
Bố tôi đã cống hiến cuộc đời mình cho báo chí. Ông tin rằng tấn công nhà báo là khởi đầu tấn công quần chúng và quyền có được thông tin. Ông sẵn sàng lấy mạng sống của mình để bảo vệ sự thật, bảo tồn sự toàn vẹn của báo chí và xây dựng nền tảng cho các nhà báo người Việt trong tương lai. Toàn bộ cuộc đời của ông được dành ra để giúp đỡ mọi người và cuộc đời đó đã bị 7 viên đạn .45 ly lấy đi. Ông đã trả giá tột đỉnh. Gia đình tôi vẫn phải trả giá nặng nề, và cộng đồng Việt Nam thân yêu của chúng ta đã mất đi một tiếng nói kiên định.
Thưa bà, làm thế nào tôi có thể giải thích cho các con tôi rằng ông nội các cháu đã liều mình bằng đường biển đầy tuyệt vọng sang Mỹ để có tự do, để rồi ông nội các cháu lại bị chết vì làm báo Tự Do?
Trong hai năm qua, AC Thompson, một nhà báo Mỹ, đã can đảm làm những gì mà truyền thông dòng chính người Việt từ chối làm – đi tìm công lý, để "đồng nghiệp" của ông không chết một cách oan uổng. Như A.C. Thompson đã mạnh mẽ chỉ ra:
"Chúng ta tự nói với mình rằng công việc của chúng ta có ý nghĩa, rằng đáng để mạo hiểm và sẽ được ghi nhớ. Khi một nhà báo bị giết, chúng ta liền thuật lại câu chuyện của họ và để nói với thế giới rằng cuộc đời của họ không lãng phí. Và, vì thế, thật không nên mất quá lâu mới đi tới đây. Đã trễ hơn 30 năm, tôi đã đến trước mộ ông Đạm Phong. Trường hợp của ông đã bị đóng băng ba thập niên, mà không có một bản án hoặc bắt giữ nào, chính mộ bia này nói với chúng ta rằng ông Đạm Phong đã chết cho báo chí".
"sống xứng đáng, cuộc sống của Đạm Phong xứng đáng".
Tương tự như A.C. Thompson, tôi rất tán đồng tinh thần bảo vệ giá trị và danh dự của Ông/Bà dành cho cộng đồng Việt nam chúng ta. Sống trên một đất nước thượng tôn luật pháp như Hoa kỳ, chúng ta đều được giáo dục rằng chỉ có Công lý mới đem lại sự thật và trả lại danh dự cũng như rửa sạch mọi điều bịa đặt xấu xa trên bất kỳ cá nhân hay tập thể nào. Tôi khẩn cầu Ông/Bà hãy hành động vì lương tâm Công Lý và tinh thần Trọng Pháp để yêu cầu các cơ quan thẩm quyền mở lại hồ sơ liên quan đến án mạng của cha tôi và 4 nhà báo gốc Việt khác.
Tôi thành thực biết ơn sự quyết tâm của bà trong việc giữ vững nguyện tắc phóng viên ở Mỹ không thể bị sát hại mà không bị trừng phạt, đi đầu trong nỗ lực đi tìm thủ phạm của chúng tôi và lên tiếng cho cha tôi và các đồng nghiệp của ông. Tôi mong muốn sẽ làm việc và hỗ trợ bà trong các nỗ lực này. Sự lãnh đạo của bà để giúp bảo tồn tính toàn vẹn của báo chí và bảo vệ quyền tự do ngôn luận quan trọng hơn bao giờ hết. Cám ơn sự lãnh đạo, lòng CAN ĐẢM và tình nhân loại của bà.
Trân trọng,
Nguyễn Thanh Tú,
Con trai của một người cầm bút bị giết
trong việc theo đuổi chân lý và công lý
Thư hồi âm của bà TNS Janet Nguyễn:

0 comments:

Powered By Blogger