- LÃO MÓC-
Mới đây, bà Tôn Nữ Hoàng Hoa (TNHH) có phỏng vấn phóng viên AC Thompson (ACT), người thực hiện phim phóng sự “Terror in Little Saigòn” (Khủng bố ở Sàigòn Nhỏ) có cho biết:
“Tôi đang tiếp tục điều tra về vụ giết hại các nhà báo người Mỹ gốc Việt bao gồm cả vệc tự tử của ông Phạm Đăng Cường ở Houston.”
“Tôi đang tiếp tục điều tra về vụ giết hại các nhà báo người Mỹ gốc Việt bao gồm cả vệc tự tử của ông Phạm Đăng Cường ở Houston.”
Ông ACT còn nói thêm là:
“Ông Hoàng Cơ Định của đảng Việt Tân (VT) đã tung tin thất thiệt trên internet là cuốn phim Terror in Little Saigòn đã được sự tài trợ của CSVN. Đây là một sự nói láo. Sự thật là khi chúng tôi xin phép được chiếu khán cho các phóng viên vào VN để làm phim thì bị nhà nước CSVN từ chối. Vì vậy mà có nhiều người cho chúng tôi đã cộng tác với CS.”
Trong bài 1 của bài viết có cùng tựa, tôi đã kể ra những chuyện “thần khẩu buộc xác phàm” của những lãnh tụ, đoàn viên của Mặt Trận cũng như đảng Việt Tân như Nguyễn Xuân Nghĩa (NXN) đã viết bài “Ba năm phỏng vấn, hai năm phóng vẩn” kết tội ACT và hãng PBS là “những kẻ cầm máy giết người”, là “làm phóng sự ba xu” và đổ tội cho Việt Cộng đã dùng 14 tỉ đô la tiền của hải ngoại gửi về để thực hiện Nghị quyết 36 là làm… phim phóng sự “Khủng bố ở Saìgon Nhỏ”.
Tổng bí thư Lý Thái Hùng của đảng VT còn “chơi bạo” hơn NXN là trong một cuộc hội thảo ở Vancouver đã khẳng định là “VC đã tung tiền ra để tạo dựng phim “Khủng bố ở Sàigòn” để “đánh phá VT và mục đích làm tan vỡ sự đoàn kết của các tổ chức cộng đồng và các hội đoàn” vì những hoạt động của đảng VT ở trong nước ngày một gia tăng làm giảm đi uy thế lãnh đạo của đảng CSVN. (Trích “Hội thảo về tình hình đấu tranh tạiVancouver – Châu Phú).
Chuyện những đầu lĩnh của đảng Việt Tân cũng như những đoàn viên của MT đã phải cuống cuồng tìm mọi cách để chữa cháy cho bản thân của họ không có gì đáng ngạc nhiên. Chuyện đáng ngạc nhiên là những kẻ như Đỗ Hùng, Chu Tấn (Trần Như Huỳnh), Nguyễn Tấn Thọ, Huỳnh Lương Thiện, Giao Chỉ (Vũ Văn Lộc), Phạm Đức Vượng, Phạm Văn Tường v.v… phải thí thân mẹo dậu trả lời phỏng vấn, tổ chức hội thảo này nọ chẳng ra làm sao cả. Thôi thì cứ coi như là những chuyện làm cho… phải đạo của những kẻ này đi! Theo tôi, người làm chuyện “thần khẩu buộc xác phàm” tai hại cho chính bản thân mình là bà Janet Nguyễn, Nghị sĩ tiểu bang California.
Trong bài “Nhìn vào sự thật qua vụ các nhà báo gốc Việt bị giết”, nhà báo kỳ cựu Đinh Từ Thức đã lên kết án bà Nghị sĩ Janet Nguyễn với giọng văn gay gắt và đanh thép như sau:
“…Chính quyền Mỹ có trách nhiệm bảo vệ an ninh cho mọi cư dân. Để cho người dưới trách nhiệm bảo vệ của mình bị giết là một cái nhục. Nhục kế tiếp là bó tay, không tìm ra thủ phạm. Nhóm làm phim đánh động dư luận, làm sống lại nội vụ, trước hết là góp phần tìm ra thủ phạm để bộ mặt Hoa Kỳ không bị nhem nhuốc, sau là đem lại một kết thúc bình an cho gia đình các nạn nhân. Thế mà, điều đáng ngạc nhiên, một nghị sĩ gốc Việt tại Viện Lập Pháp Tiểu Bang California đã vội vàng lên tiếng phản đối. Nghị sĩ Janet Nguyễn có một vai trò kép, vừa là đại diện dân Mỹ, vừa là một thành viên cộng đồng Việt. Đáng lẽ bà phải vui mừng gấp đôi trước việc làm của ProPublica, vì cố gắng của họ vừa làm đẹp cho nước Mỹ, vừa đem lại lợi ích cho cộng đồng Việt. Một tuần sau ngày công chiếu phóng sự điều tra, trong lá thư ngày 10 tháng 11 gửi ProPublica, bà tỏ vẻ bất bình và yêu cầu tổ chức này phải xin lỗi cộng đồng Việt. Lý do bất bình, bà viết: “Trái với những gì được trình bầy xuyên tạc trong phóng sự của ông, trên 1.7 triệu người Mỹ gốc Việt là những công dân tôn trọng pháp luật đã cống hiến cho sự thịnh vượng của xã hội Hoa Kỳ.” (Contrary to what was portrayed in your slanted reporting, the more than 1.7 million Vietnamese Americans are law abiding citizens that contribute to the rich tapestry of America’s society).
“Bản án tử hình” dành cho Dương Trọng Lâm
(tài liệu trên ProPublica)
(tài liệu trên ProPublica)
Nghị sĩ Nguyễn nói mà không cần để ý tới thực tế. Sự thật là sắc dân nào, cộng đồng nào cũng vậy, đều có một số do thiếu hiểu biết, hay cố tình vi phạm pháp luật. Vì thế mới cần có hệ thống tư pháp. Trên nước Mỹ, năm nào cũng có những người Việt phạm pháp, bị truy tố ra toà. Đó là chuyện bình thường. Nếu tất cả trên một triệu bảy trăm ngàn người gốc Việt đều là những công dân tôn trọng pháp luật, vậy những người bị truy tố hay đang thi hành án trong tù, họ ở đâu ra? Nghị sĩ Nguyễn còn trẻ, tương lai còn nhiều hứa hẹn, không nên phát biểu giống như những người phát ngôn từ Bắc Kinh hay Hà Nội, lúc nào cũng gân cổ tuyên bố “chúng tôi không có tù chính trị,” nhưng trong “kho dự trữ” luôn đầy ắp, sẵn sàng đem ra làm quà mở đường cho một chuyến công du, hay đổi lấy chữ ký cho một thoả hiệp béo bở.
Ngoài ra, khi có những người, hay nhóm người gốc Việt phạm pháp, đó là chuyện cá nhân hay băng đảng riêng, họ làm họ chịu. Một người hay một nhóm phạm pháp không phải cả cộng đồng phạm pháp. Uy tín cộng đồng không bị suy giảm khi có một cá nhân, hay một nhóm trong cộng đồng phạm pháp. Chỉ khi nào cộng đồng cố tình bao che cho một cá nhân hay một nhóm trong tập thể của mình, lúc ấy, uy tín cộng đồng bị thương tổn. Ngược lại, khi cộng đồng tham gia việc tìm ra kẻ phạm pháp trong tập thể của mình, là góp phần rửa sạch bộ mặt mình, càng làm cho uy tín của cộng đồng lên cao.
Để Nghị Sĩ Nguyễn dễ phân biệt giữa vinh với nhục, và giữa cá thể với cộng đồng, chẳng cần tìm đâu xa, có thể nhìn ngay vào lịch sử hiện đại của Hoa Kỳ. Năm 1972, Tổng Thống Nixon bao che cho một nhóm tay chân bộ hạ ở Bạch Ốc đột nhập trụ sở Đảng Dân Chủ ở chung cư Watergate. Hai nhà báo trẻ của The Washington Post, được sự đồng ý của chủ bút, cố truy tìm nguồn gốc của việc làm phạm pháp này. Lúc đầu. vì chưa đủ bằng chứng, nhà báo gặp rất nhiều khó khăn. Họ cũng bị đe doạ, nhưng nhà báo đã cố làm việc vì công tâm, để bảo vệ những giá trị cao đẹp của Mỹ, không phải để bôi nhọ nước Mỹ. Trong trường hợp này, truy nguyên để chứng minh ông tổng thống phạm pháp, là cố gắng can đảm, đáng trân trọng, không phải là việc làm cần ngăn chặn.
Khi ông Nixon hết đường nói quanh, phải từ chức, tuy ông là đương kim tổng thống, đại diện cho cả nước Mỹ, nhưng hành vi sai trái của ông chỉ riêng ông phải chịu. Mình ông xấu mặt. Nước Mỹ chẳng những không xấu, còn được cả thế giới kính phục. Lần đầu tiên trong lịch sử, nhà báo chỉ với cây bút trong tay, làm cho một ông tổng thống quyền lực hàng đầu thế giới, nắm chìa khoá nguyên tử trong tay, phải từ chức.
Một trùng hợp khá hy hữu, trong cùng ngày Nghị sĩ Nguyễn viết thư cho ProPublica, nói tất cả người Việt ở Mỹ đều là những công dân tôn trọng pháp luật, ông Nguyễn Xuân Nghĩa, một cựu lãnh đạo cao cấp của Mặt Trận cho biết: K-9 có thật, do ông Phạm Văn Liễu điều động, mục tiêu ám sát đầu tiên là chính ông (Nguyễn Xuân Nghĩa), mục tiêu thứ nhì là chủ báo Người Việt Đỗ Ngọc Yến, nhưng cuối cùng, ông Trần Khánh Vân lãnh đạn! Kẻ bắn ông Vân vẫn còn đó, sau khi mãn án tù vẫn hãnh diện về hành vi bắn người của mình. Nếu cho đây là niềm hãnh diện chung của cộng đồng, terror chính là đấy, phải tìm đâu xa?” (Hết trích).
*
Và, trong tuần lễ vừa qua, anh Nguyễn Thanh Tú, người con trai thứ 6 của cố ký giả Đạm Phong đã gửi đến bà Nghị sĩ Janet Nguyễn bức thư ngỏ (bằng Anh ngữ lẫn Việt ngữ”). Bức thư ngỏ của người con suốt 33 năm qua đã miệt mài đi tìm công lý cho cái chết oan khuất của cha mình có những lập luận đanh thép khó bẻ gãy.
Tôi không biết bà Nghị sĩ Janet Nguyễn, một nhà lập pháp người Mỹ gốc Việt của tiểu bang California sẽ trả lời như thế nào với câu hỏi:
“Tôi xin hỏi bà Nghị sĩ, làm thế nào hai sự kiện phổ biến này không đưa tới câu hỏi về tính khách quan hay chủ quan? Kiến nghị của Tammy Trần và Trinity Hồng Thuận giống như người cộng sản đi xin chữ ký về vị thế nhân quyền của họ. Đó là những kiến nghị tự phục vụ mình và không có gì về Cộng đồng Việt Nam thân yêu của chúng ta?”
Và, cũng như nhiều người cầm bút khác, tôi cũng đang chờ câu trả lời của bà Nghị sĩ Janet Nguyễn mà anh Nguyễn Thanh Tú đã yêu cầu bà Nghị sĩ Janet Nguyễn, một nhà lập pháp người Mỹ gốc Việt của tiểu bang California:
“Xin vui lòng giúp tôi sự bảo đảm rằng, Nghị sĩ sẽ làm việc để nhìn thấy tính toàn vẹn của Tu Chính Án Thứ Nhất được bảo vệ, bất kể được viết bằng ngôn ngữ nào, và rằng việc bảo đảm quyền tự do báo chí không được xem là có thể chọn lựa.”
*
Chuyện “thần khẩu buộc xác phàm” đối với những người như nhà văn “nhạc bất quần” Giao Chỉ (Vũ Văn Lộc), “nhà báo buôn Vua” Huỳnh Lương Thiện , anh “bé óc, to mồm” Vũ Huynh Trưởng và “bọn bồi thần” của đảng VT không có gì đáng nói.
Bà Nghị sĩ Janet Nguyễn thì lại khác: Bà là nhà lập pháp người Mỹ gốc Việt của tiểu bang California. Bà có vị trí và trách nhiệm đối với cử tri người Mỹ gốc Việt của tiểu bang California.
Với thông cáo báo chí gửi cho ACThompson, Frontline/PuPbica bà đã tự sắp hạng mình ngang hàng với những nhà văn, nhà báo và “bọn bồi thần” của đảng Việt Tân!
Bà Nghị sĩ Janet Nguyễn còn trẻ, tương lai của bà còn dài. Lương tâm của bà, tôi tin rằng chắc chắn chưa “mờ đục và mục nát”.
Xin bà Nghị sĩ hãy nhủ lòng thương xót, đáp ứng lời yêu cầu khẩn thiết của anh Nguyễn Thanh Tú, người thanh niên cùng trang lứa với bà. Người thanh niên đã từng phút, từng giờ chứng kiến “bọn sát thủ của Mặt Trận” hăm dọa, rúng ép, mua chuộc và sau cùng là giết chết cha mình. Người thanh niên cùng trang lứa với bà đã ôm trọn nỗi đau, miệt mài đi tìm công lý cho cái chết oan khuất của cha mình.
Giúp anh ta tìm lại công lý cho cái chết oan khuất của người cha, tôi nghĩ, cũng chính là bà, tự giúp bà khi đã lỡ làm cái chuyện “thần khẩu buộc xác phàm”!
Mong lắm thay!
LÃO MÓC
0 comments:
Post a Comment