...Ngoại
trưởng Henry Kissinger có thể bắt được liên lạc, đàm đạo với giới lãnh
đạo chóp bu của Trung Cộng hoàn toàn nhờ đội ngũ đảng viên gốc Do Thái
nằm sẳn bên trong nội bộ lãnh đạo của Trung Cộng...
*
Khó có thể ngờ được Sidney Shapiro, một người gốc Do Thái sanh vào ngày
23 tháng 12 năm 1915 tại Brooklyn, New York của Hoa Kỳ lại có thể là
đại biểu của Quốc Vụ Viện Trung Cộng, và là một đảng viên cao cấp của
đảng Cộng Sản Trung Quốc!
Từng là một người lính bộ binh Mỹ chiến đấu tại Trung Quốc thời đệ nhị,
Sidney Shapiro trở lại Trung Quốc năm 1947 và sau đó phụ trách báo chí
tuyên truyền một chiều cho Trung Cộng in bằng tiếng nhiều ngôn ngữ. Ông
trở thành một đảng viên Cộng Sản cao cấp tại Trung Quốc bất chấp những
căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng từ chiến tranh Triều Tiên lẫn
chiến tranh Việt Nam xảy ra từ năm 1951 đến năm 1975.
Sidney Shapiro đang ngồi họp tại Quốc Vụ Viện Trung Cộng
Ngạc nhiên hơn nữa, Sidney Shapiro không phải là người gốc Do Thái duy
nhất có thể trèo cao trong đảng Cộng sản Trung Quốc, bên cạnh ông còn có
nhiều người gốc Do Thái khác như Israel Epstein.
Sanh tại Warsaw, Ba Lan năm 1915, gia đình Israel Epstein dời sang Trung
Quốc sinh sống năm 1917. Israel Epstein trở thành một người viết báo và
sau đó, gia nhập đoàn quân của Mao ngay từ những ngày đầu.
Epstein có trở về Hoa Kỳ sanh sống khoảng vài năm sau khi đệ nhị thế
chiến kết thúc nhưng sang năm 1951 thì ông trở lại Trung Cộng và làm
việc tại tòa báo tuyên truyền của Trung Cộng mang tên "China Today” cho
đến ngày ông về hưu khi đã 70 tuổi. Ông cũng là chủ bút hay tổng biên
tập của tạp chí này cho đến ngày về hưu.
Epstein là một thành viên trong nội bộ lãnh đạo Trung Cộng cho đến ngày ông mất.
Israel Epstein, thứ hai hàng đầu tính từ bên phải, phía sau là Mao Trạch Đông.
Kinh hoàng hơn hết, chương trình kinh tế "Thời Kỳ Đại Nhảy Vọt " do Mao
chủ xướng đem đến đói kém cùng cực và chết chóc cho gần sáu mươi triệu
người Trung Quốc lại do chính Virginius Frank Coe (1907-1980), một cựu
viên chức quản lý bộ Ngân Khố Hoa Kỳ gốc Do Thái cố vấn.
Mao cực kỳ tin tưởng nơi ông và khen ngợi khả năng vạch định chiến lược của ông.
Virginius Frank Coe, tốt nghiệp đại học Chicago về Triết. |
Khi còn làm việc ở bộ Ngân Khố Hoa Kỳ, Frank Coe đã vận động và thuyết
phục Tổng Thống Franklin Roosevelt từ bỏ ý định cho chính phủ Tưởng
Giới Thạch mượn một khoản tiền tính trên vàng trị giá khoản 200 triệu Mỹ
kim thời giá 1943 khiến họ Tưởng bị đuối sức không thể vừa chống Nhật,
vừa diệt Mao mà phải hợp tác với Mao sau đó để chống Nhật.
Hành động này của Frank Coe cũng khiến kinh tế của Trung Hoa Dân Quốc
không đủ khả năng bình ổn lạm phát, gây bất ổn xã hội và tạo cơ hội cho
phe Cộng sản hoạt động mạnh trở lại.
Frank Coe rời Hoa Kỳ trở lại Trung Quốc vào năm 1958 sau khi bị FBI
tình nghi những quan hệ ngầm của ông với thế giới Cộng Sản. Ông cũng bị
trục xuất khỏi Quỹ Tiền Tệ Quốc-tế IMF trước đó do những tình nghi này.
Sự thật bên trong có phải như vậy hay không hay chỉ là cái cớ để ông trở
lại Trung Quốc nhằm đưa mối liên hệ giữa giới tài phiệt Do Thái với
Cộng đảng Trung Quốc mỗi lúc mổi gần hơn vẫn còn là một nghi vấn cho
giới điều tra.
Giống như Sidney Shapiro và Israel Epstein, Coe là một thành viên quan
trọng trong nội bộ lãnh đạo Trung Cộng cho đến ngày ông mất. Không những
Mao mà cả Đặng Tiểu Bình và Giang Trạch Dân rất kính nể lắng nghe ý
kiến của ông.
Mao ngồi họp với các đảng viên Cộng Sản Trung Quốc gốc Do Thái -
Frank Coe, Israel Epstein, Elsie Fairfax-Cholmely, và Solomon Adler
Đề cập đến Frank Coe mà không đề cập đến Solomon Adler, một người Do
Thái khác cũng làm ở bộ Ngân Khố Hoa Kỳ hổ trợ Trung Cộng là một sự
thiếu sót.
Kỳ
thú nhất là Trần Độc Tú (Chen Duxiu- 陳獨秀), người sáng lập đảng Cộng
Sản Trung Quốc và là Tổng bí thư (TBT) đầu tiên từ năm 1921 đến năm
1927 lại là một người Trung Hoa lai Do Thái. Ông sanh ngày 8 tháng 10
năm 1879 tại tỉnh An Huy, triều Mãn Thanh. Ông xuất thân từ gia đình
rất giàu có và tốt nghiệp đại học Đông Kinh, Nhật bản.
Trần Độc Tú tham gia Cách mạng Tân Hợi của Tôn Nhật Tiên lật đổ nhà Mãn
Thanh năm 1911 và bắt đầu phổ biến chủ nghĩa Cộng Sản khi đi dạy học
tại đại học Bắc Kinh
Trần Độc Tú bị khai trừ ra khỏi Cộng Đảng Trung Quốc vào những năm 1930
do phe bảo thủ dân tộc trong nội bộ Cộng Đảng Trung Quốc không thích thú
đường lối Cách Mạng Vô Sản Quốc-tế của Trosky mà ông đang đeo đuổi, vốn
đã bị thất thế tại Liên Xô.
Ông mất vào khoảng năm 1942 sau khi ra khỏi tù do chính phủ Tưởng bắt
giam. Dù ít được đề cập đến, nhưng đến cuối đời Mao vẫn thừa nhận Trần
Độc Tú là người thầy của mình.
Ngoại trưởng Henry Kissinger có thể bắt được liên lạc, đàm đạo với giới
lãnh đạo chóp bu của Trung Cộng hoàn toàn nhờ đội ngũ đảng viên gốc Do
Thái nằm sẳn bên trong nội bộ lãnh đạo của Trung Cộng.
Người Do Thái, để có thể leo cao trong nội bộ lãnh đạo Trung Cộng, họ
phải có một sức mạnh- một thứ sức mạnh mà Cộng đảng Trung Quốc bị lệ
thuộc. Đó là sức mạnh về tài chánh.
Mối liên hệ tài chánh giữa giới tài phiệt gốc Do Thái hay thân Do Thái
tại Hoa Kỳ đối với Cộng đảng Trung Quốc từ ngày đầu thành lập cho đến
nay ra làm sao, không biết là vì vô tình hay cố ý, vẫn không được các sử
gia nghiên cứu bàn đến một cách chi tiết cũng như giới truyền thông
không bao giờ đề cập rõ ràng minh bạch.
Và đương nhiên, những gương mặt Do Thái liệt kê ở trên trên chỉ là tiêu
biểu cho một đội ngủ đông đảo các đảng viên Cộng sản gốc Do Thái trong
nội bộ lãnh đạo Trung Cộng mà một bài viết không thể nào liệt kê cho
hết được.
0 comments:
Post a Comment