Sunday, January 3, 2016

Chính Sách Một-Con Ra Đi, Nhưng Sự Đau Lòng Còn Ở Lại




Shen Lu and Katie Hunt Nguồn: CNN 2016-01-02





Tàu chính thức chấp thuận cho mỗi gia đình có 2 con
BẮC-KINH (CNN) -- Sun Mingmei đã luôn luôn muốn có một đứa con thứ hai.
Khi cô phát hiện rằng mình bất ngờ có thai vào tháng Tám, niềm vui ban đầu chỉ kéo dài vài ngày trước khi cô quyết định bỏ đứa bé.
Cô đã có một bé gái và để giữ lấy cái thai ấy, cô sẽ phải trả một khoảng tiền phạt trên 200,000 nhân dân tệ (31,250 USD) theo luật kế hoạch hoá gia đình nghiêm nhặt của nước Tàu. Cô nghĩ rằng món tiền ấy quá nhiều.
Cô đã chấm dứt cái thai ấy trong vòng hai tháng.
“Tôi không biết nó là con trai hay con gái. Nếu tôi biết, tôi đã phấn đấu để đi đến quyết định.”
Hai tháng sau, Nước Tàu loan báo chấm dứt chính sách Một-Con gây tranh cải và cho biết thay vào đó họ khuyến khích tất cả các vợ chồng nên có hai con.
Chính sách mới này sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1, 2016. Tất cả các đứa bé thứ hai sinh từ ngày này trở đi sẽ được “hợp pháp”, theo phương tiện truyền thông quốc gia.
Con của Sun có lẽ sẽ sinh vào mùa Xuân.
“Tôi hơi hối hận đã bỏ đứa con chưa sinh của tôi khi tôi nghe được tin,” Sun cho biết. “Nhưng nghĩ đến nó nhiều bây giờ là điều vô ích.”
Thật đáng ghét.
Tình trạng khó khăn của Sun chỉ là một cái nhìn thoáng qua rất nhỏ trong tổng số mà chính sách một-con này đã cưỡng bức các gia đình Tàu Chệt.
Hàng triệu phụ nữ đã bị buộc phải chấm dứt những “thai nhi bất hợp pháp” của họ -- và kể từ năm 2000, những vụ phá thai như thế đã lên đến khoảng bảy triệu vụ mỗi năm, theo Bộ y Tế của Tàu Chệt.
Tổ Chức Quan Sát Nhân Quyền cho biết các biện pháp cưỡng bức thường được dùng để chấm dứt hoặc ngăn ngừa có thai – những vụ phá thai thời kỳ cuối và những vụ cưỡng bức đặt dụng cụ ngừa thai trong tử cung.
Vào tháng Sáu, 2012, cô Feng Jianmei 22 tuổi bị buộc phá cái thai 7 tháng tuổi, đã khơi lên một lời xin lỗi công khai hiếm hoi sau khi vụ của cô ta đã gây nên sự phẫn nộ toàn quốc.
Chồng cô, Deng Jiyuan, một nông dân 29 tuổi, cho biết ông đã cố xin một giấy phép sinh đến phút cuối nhưng không đủ khả năng để trả 40.000 nhân dân tệ ($ 6300) tiền phạt theo sự đòi hỏi của các giới chức.
“Tôi tức giận và muốn công lý,” Deng nói với CNN vào lúc đó. “Họ đã buộc cô ấy phá đứa con 7 tháng tuổi của cô ấy – họ có đáng được gọi là các giới chức của Đảng Cộng Sản, những người phục vụ dân chúng không?



Sun Mingmei và con gái Mengmeng
SỰ TĂNG VỌT TRẺ EM MỚI?

CNN's Beijing intern Zhang Dan contributed reporting.
Ngoài ra còn có nhiều sự không chắc chắn về những gì thay đổi chính sách sẽ mang lại, điều được dự kiến sẽ ảnh hưởng đến 100 triệu cặp vợ chồng.
Lu Jiehua, nhà nhân khẩu học tại Đại học Bắc Kinh, nói với CNN rằng chính sách mới được dự kiến sẽ châm ngòi cho một sự tăng vọt trẻ em trong năm 2017 và 2018.
Ước tính có khoảng 20 triệu trẻ em sẽ được sinh ra vào năm 2017 - bốn triệu nhiều hơn dân số trẻ sơ sinh trong năm nay, theo Lu.
Ông cho biết tỷ lệ sinh cao hơn sẽ giúp Nước Tàu đối phó với dân số già đi nhanh chóng, một lực lượng lao động thu hẹp lại, và một sở thích giới tính đã ăn sâu – Nước Tàu có 34 triệu bé trai nhiều hơn bé gái.
Nhưng điều đó không cứu vãn gì cho những tệ nạn xã hội của đất nước.
Chính sách công cộng khác cần phải đi cùng để khuyến khích người Tàu - đặc biệt là các cặp vợ chồng trẻ ở đô thị với áp lực nặng nề trong cuộc sống - để có một đứa con thứ hai, ông nói.
"Chúng tôi phải nặn ra các chính sách thuận lợi khác như nới rộng độ tuổi nghỉ hưu, cung cấp thêm các dịch vụ xã hội cho người cao niên, thực hiện các chính sách nam nữ bình đẳng ở nơi làm việc."
Và sẽ mất một thời gian để có thể cảm nhận được những thay đổi. Ít ra cần phải có 10 năm để giảm bớt khoảng cách giới tính của nước Tàu - 116 bé trai cho mỗi 100 bé gái - đến một mức "bình thường".
Chính sách, được hỗ trợ bởi sự bành trướng của công nghệ siêu âm giá rẻ, cho phép xác định giới tính giữa thai kỳ, và sự dễ dàng tiếp cận việc phá thai, đã làm trầm trọng thêm truyền thống thích con trai.
Lu cho rằng thật khó để ước tính xem biện pháp mới sẽ có hiệu lực không, nhưng năm năm tới sẽ là một giai đoạn then chốt của việc đánh giá.
SỰ THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH MỚI SẼ ẢNH HƯỞNG DÂN SỐ NƯỚC TÀU NHƯ THẾ NÀO?




PHÂN BIỆT HƠN?
Luật mới cũng nới rộng t thời gian nghỉ thai sản cho bà mẹ mới sinh, hiện đang ở mức 98 ngày hoặc 14 tuần, hai tuần dài hơn Mỹ
Bắc Kinh đã không xác định chính xác thời gian nghỉ là bao lâu, nhưng nhiều người lo sợ một sự vắng mặt lâu hơn có thể làm cho phụ nữ khó có việc làm hoặc thăng chức nơi làm việc hơn mà không có các chính sách hỗ trợ.
Người bạn của Sun, Gui Chunying, người đang mong đợi đứa con thứ hai, nói rằng cô bỏ công việc của mình sau khi có con gái đầu lòng. Cô hiện đang điều hành một doanh nghiệp Taobao từ nhà, một chương trình mua sắm trực tuyến của công ty Alibaba.
"Tôi sẽ ở nhà cho đến khi đứa con sơ sinh của tôi được hai tuổi rồi sẽ tìm việc. Tôi nghĩ tôi sẽ buôn bán được hơn với tư cách một phụ nữ đã lập gia đình với hai đứa con hơn những cô gái còn độc thân."
Sun cho biết cô đang lên kế hoạch để thụ thai một em bé mới vì hiện nay chính sách mới đã có hiệu lực.
Một cư dân Bắc Kinh 29 tuổi đã lớn lên cùng với em trai mình, mà cha mẹ của họ đã phải trả một khoản tiền phạt để giữ lại trong thập niên 1980. Cô không muốn một tuổi thơ cô đơn cho con gái mình.
"Các con tôi có thể làm bạn với nhau, và chăm sóc cho nhau," cô cho biết.


0 comments:

Powered By Blogger