Trọng Thành | Nguon: RFI | 2016-01-17 |
Ứng cử viên tổng thống Đài Loan của đảng Dân tiến (DPP) Thái Anh Văn trong một cuộc vận động tranh cử ngày 14/01/2016.Reuters/Damir Sagolj
Hôm
nay, 15 tháng Giêng 2016, ngày cuối cùng của cuộc tranh cử Tổng thống
Đài Loan. Mít tinh diễn ra tại nhiều thành phố lớn của hòn đảo, với sự
tham gia của hàng chục ngàn người ủng hộ ba ứng cử viên chính. Bà Thái
Anh Văn (Tsai Ing-wen), 60 tuổi, một cựu giáo viên luật, lãnh đạo đảng
Dân Tiến, dành được sự ủng hộ rộng lớn của cử tri, theo thăm dò dư luận,
gần như chắc chắn sẽ đắc cử. Quan hệ với Trung Quốc sẽ ra sao, nếu đảng
Dân Tiến – chủ trương độc lập – giành thắng lợi ? Đây là câu hỏi rất
được quan tâm không chỉ tại Đài Loan và Hoa Lục.
Chính
quyền Trung Quốc theo dõi rất kỹ các diễn biến của cuộc tranh cử và các
phát biểu của người có khả năng sẽ lãnh đạo Đài Loan. Nhiều nhà quan
sát ghi nhận Bắc Kinh liên tục gây áp lực lên đối lập Đài Loan. AFP dẫn
lại một bài xã luận tuần này của Hoàn Cầu Thời Báo - một tờ báo đại diện
cho quan điểm cứng rắn của chính quyền Trung Quốc -, theo đó, Bắc Kinh
sẽ chống lại mọi mưu toan độc lập của Đài Loan.
Cơ sở cho mối quan hệ, được gọi là « ổn định » giữa chính quyền Quốc Dân Đảng và Bắc Kinh, là « thỏa thuận 1992 ». Đây là một thỏa thuận ngầm giữa Trung Quốc và Đài Loan, theo đó hai bên công nhận chỉ có « một Trung Quốc duy nhất »,
nhưng mỗi bên có quyền giải thích khác nhau về nước Trung Quốc duy nhất
này. Bắc Kinh từ chối duy trì quan hệ với chính quyền Đài Loan nào
không thừa nhận đồng thuận này. Trong khi đó, quan điểm của đảng Dân
Tiến của bà Thái Anh Văn là không thừa nhận một đồng thuận như vậy.
Phát
biểu tại Đài Bắc trước những người ủng hộ, ông Chu Lập Luân (Eric Chu),
ứng cử viên Quốc Dân Đảng, đảng cầm quyền, khẳng định như là người bảo
đảm hòa bình và ổn định khu vực, khi duy trì mối quan hệ mật thiết với
Trung Quốc. Ông nói : «
Hoa Kỳ, Trung Quốc và thế giới hy vọng hòa bình giữa hai bờ eo biển và
ổn định khu vực. Việc bầu cho tôi sẽ mang lại cho mỗi bên niềm tin ».
Ứng cử viên Quốc Dân Đảng nhấn mạnh đến nỗi lo mất ổn định trong quan
hệ với Trung Quốc để thu hút cử tri. Reuters ghi nhận một phát biểu của
ông Chu Lập Luân đầu tuần này, kêu gọi cử tri bầu cho ông để tránh « chiến tranh » giữa hai bờ eo biển.
Theo
các nhà quan sát, chính thái độ thân Bắc Kinh của Quốc Dân Đảng đã
khiến ứng cử viên Tổng thống của đảng này mất đi nhiều ủng hộ của cử
tri. Dưới thời của Tổng thống Quốc Dân Đảng Mã Anh Cửu (Ma Ying-jeou),
các quan hệ kinh tế và du lịch giữa Hoa Lục và Đài Loan nở rộ. Cuộc hội
kiến không chính thức hồi đầu tháng 11/2015, giữa nguyên thủ hai bên tại
Singapore, là đỉnh điểm của xu hướng sáp lại gần Trung Quốc của Đài
Loan. Tuy nhiên, đông đảo cử tri Đài Loan lại cho rằng chính quyền Quốc
Dân Đảng đã cho phép Bắc Kinh gia tăng ảnh hưởng tại Đài Loan và các
trao đổi kinh tế trên thực tế chỉ có lợi cho các tập đoàn lớn.
Bên cạnh đó, giới trẻ Đài Loan rất bất bình với Tổng thống mãn nhiệm Quốc Dân Đảng, có quan hệ « quá thân thiết với Trung Quốc, một chính quyền vẫn còn có thái độ rất phản dân chủ », như nhận định của ông Van der Wees, một nhà quan sát có uy tín về Đài Loan, được trang mạng The Guardian dẫn lại. Nhiều thanh niên Đài Loan lo ngại hệ thống « tuyên truyền tinh vi và nguy hiểm » của
Trung Quốc tại Đài Loan. Trong xã hội Đài Loan, kể từ sau phong trào
sinh viên Hoa Hướng Dương chống thỏa thuận thương mại tự do giữa chính
quyền Quốc Dân Đảng với Trung Quốc năm 2014, đã nổi lên nhiều phong trào
xã hội và chính trị nhằm đưa tiếng nói của giới trẻ vào chính trường,
kháng cự lại những ảnh hưởng của Bắc Kinh.
Giữa
Quốc Dân Đảng thân Trung Quốc và các phong trào chính trị xã hội khát
khao độc lập, ứng cử viên đảng Dân Tiến Thái Anh Văn giữ một thái độ rất
thận trọng. Về quan hệ giữa Đài Loan và Trung Quốc, bà không công khai
bác bỏ thỏa thuận ngầm 1992 nói trên, nhưng ứng cử viên đảng Dân Tiến
cũng khẳng định đây chỉ là « một khả năng » trong quan hệ với Trung Quốc. Quan điểm của bà Thái Anh Văn là quan hệ Đài – Trung cần phải được duy trì « nguyên trạng ».
Vẫn theo The Guardian,
trong một phát biểu hôm nay, 15/01, ứng cử viên Thái Anh Văn một lần
nữa nhấn mạnh rằng bà sẽ duy trì các kênh đối thoại mở với Bắc Kinh và « hết sức nỗ lực để duy trì ổn định » trong
quan hệ với Trung Quốc. Đảng Dân Tiến - vốn có chủ trương đòi độc lập –
dưới sự lãnh đạo của Thái Anh Văn đã có phần tỏ ra mềm mại hơn, tuy
nhiên, AFP ghi nhận, theo nhiều chuyên gia, quan hệ giữa Đài Loan và
Trung Quốc chắc chắn sẽ xấu đi, nếu đảng Dân Tiến thắng cử.
****
Tân tổng thống Đài Loan kêu gọi tự do hàng hải tại Biển Đông
Tú Anh / Đăng ngày 17-01-2016
Trong
diễn văn chào mừng chiến thắng của đảng Dân Tiến trong cuộc bầu cử tổng
thống và Nghị viện Đài Loan ngày hôm qua 16/01/2016, tổng thống mới đắc
cử Thái Anh Văn không dấu lập trường cứng rắn với Hoa Lục : tự do hàng
hải tại Biển Đông phải được tôn trọng và Đài Bắc sẽ tiếp tục « thắt chặt
» quan hệ với Tokyo.
Đêm
hôm qua tại Đài Bắc, tổng thống tân cử Thái Anh Văn tuyên bố : đây là
một bằng chứng mới của nền dân chủ đã bắt rễ tại Đài Loan, người dân đã
bầu chọn một chính phủ biết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
Từ Đài Bắc, đặc phái viên Heike Schmidt tường thuật :
«
Từ nay, màu cờ chính trị của Đài Loan không còn là màu xanh nước biển
của Quốc Dân đảng mà đã được thay thế bằng màu xanh lục của Dân Tiến
đảng. Theo Ủy ban bầu cử, bà Thái Anh Văn đã đánh bại đối thủ Chu Lập
Luân (Eric Chu) với tỷ lệ theo thứ tự 56,12% và 31,04%, một thảm bại
lịch sử của Quốc Dân đảng.
Đây
là lần đầu tiên đối lập Đài Loan vừa lấy được ghế tổng thống vừa chiếm
đa số tuyệt đối tại Viện lập pháp (Nghị viện). Trong tổng số 113 ghế dân
biểu, đảng Dân Tiến thắng 68 ghế, Quốc Dân đảng chỉ còn 35.
Bà
Thái Anh Văn, được coi như là ''Angela Merkel của Châu Á'' , một nữ
chính trị gia được mô tả là dè dặt, nhưng cương quyết, sẽ có rộng quyền
tiến hành một đường lối cứng rắn với Hoa lục. Hòn đảo nhỏ chỉ nằm cách
lục địa có 180 km không muốn để cho anh láng giềng khổng lồ dọa nạt. Cử
tri Đài Loan đã đồng ý bằng lá phiếu.
Nền
dân chủ non trẻ này từ nay sẽ giữ khoảng cách với Trung Quốc cho dù Bắc
Kinh bố trí hơn 1600 tên lửa đe dọa ''hòn đảo nổi loạn''.
Tuy
nhiên, cũng không phải vì thế mà Đài Loan sẽ cắt đứt quan hệ với Hoa
Lục, bởi vì Trung Quốc là bạn hàng số một, nhập khẩu đến 40% hàng hóa
xuất khẩu của Đài Loan ».
Phản ứng quốc tế
Hoa
Kỳ chào mừng chiến thắng của đối lập Đài Loan. Theo Reuters, Bộ ngoại
giao Mỹ nhận định kết quả bầu cử tổng thống hôm thứ bảy chứng tỏ Đài
Loan là một « nền dân chủ vững chắc » và mong sớm hợp tác với chính
quyền mới của tân tổng thống.
Nhật Bản, qua lời ngoại trưởng Fumio Kishada, «
nồng nhiệt chào mừng chiến thắng của bà Thái Anh Văn » và nhấn mạnh «
củng cố hợp tác với đối tác quan trọng và cũng là thân hữu quý báu của
Nhật Bản ».
------
0 comments:
Post a Comment