Có
lẽ do... ngân sách eo hẹp, nên ĐCSVN không còn tiền mua cái khung để
gắn "bức ảnh" cho đàng hoàng tử tế hơn, chắc kẹt quá, ông Nghị đành phải
"bọc nylon" (?!). Chi tiết này làm lố bịch hóa và hạ thấp tính nghiêm
túc của chuyến đi được coi là khá quan trọng trên trường quốc tế trong
tình thế nguy nan của ĐCSVN hiện nay. Người CS bỗng chốc phơi bày
tính... vô học...
*
Cuối tháng 7 đầu tháng 8, vụ việc ông Phạm Quang Nghị đi Mỹ trở thành câu chuyện gây chú ý mạnh mẽ, được bàn luận "ngược xuôi" trên nhiều mặt báo và diễn đàn tự do.
*
Cuối tháng 7 đầu tháng 8, vụ việc ông Phạm Quang Nghị đi Mỹ trở thành câu chuyện gây chú ý mạnh mẽ, được bàn luận "ngược xuôi" trên nhiều mặt báo và diễn đàn tự do.
Nghệ thuật ngoại giao đây rồi (!)
Nhiều người ngạc nhiên khi ông Bí thư Hà Nội đi Mỹ trong tư cách ngoại
giao cấp cao lại lặng lẽ hơn người ta tưởng. Lúc Nghị đã đặt chân đến
Hoa Kỳ, vài ngày sau tin mới được đưa ra.
Điều này không có gì ngạc nhiên, khi nhớ lại chuyến đi của Phan Văn
Khải, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng v.v... đã từng bị người gốc Việt
tại Hoa Kỳ tập trung ngàn người biểu tình phản đối mạnh mẽ, thậm chí, có
người trong số họ phải đi cửa sau. Chắc hẳn, giáo sư tiến sĩ Nghị không
muốn hình ảnh không "êm đẹp" cho lắm, tiếp tục xảy ra với một sứ mạng
lớn lao như nhiều bình luận gia nhận định.
Làm ngoại giao cần phải giữ hình ảnh, đó là một trong các nghệ thuật không thể thiếu được.
Dư luận phê phán và chỉ trích rất nhiều về "món quà" của cựu Phó ban
Tuyên giáo trung ương thuộc ĐCSVN mang qua "tặng" cựu Thiếu tá Hải quân
Hoa Kỳ - John McCain, nó không đảm bảo "văn hóa ngoại giao" tối thiểu,
dù Nghị được biết từng là Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin.
Tiến sĩ Triết học Phạm Quang Nghị nói [1]: "Tôi có một món quà, thật
tình tôi không biết ngài muốn có nó hay không. Nếu ngài không thích thì
ngài có thể không công bố cho bất kỳ ai. Còn ngài thích thì tùy ngài…”, kèm theo phân trần với hai thẻ nhà báo Xuân Ba và Lê Thọ Bình: "Khi trao cho ông McCain, quả thật tôi chưa đoán được ông ấy có muốn nhận hay không...". Thật ngạc nhiên với tâm trạng gọi là "phân vân" từ một "triết gia" mà tính chất "uyên bác" luôn được biết đến hàng đầu. "Không thích thì không công bố"? "Thích thì tùy..."
là "tùy" làm sao? Ở nước Mỹ (người ta) mà tư tưởng "chỉ đạo" vẫn ngập
tràn như thế ư (?). Không biết trường nào dạy "nghệ thuật ngoại giao"
cho ông giáo sư tiến sĩ với 41 năm tuổi đảng này (?).
Có lẽ do... ngân sách eo hẹp, nên ĐCSVN không còn tiền mua cái khung để
gắn "bức ảnh" cho đàng hoàng tử tế hơn, chắc kẹt quá, ông Nghị đành phải
"bọc nylon" (?!). Chi tiết này làm lố bịch hóa và hạ thấp tính nghiêm
túc của chuyến đi được coi là khá quan trọng trên trường quốc tế trong
tình thế nguy nan của ĐCSVN hiện nay. Người CS bỗng chốc phơi bày
tính... vô học.
Với nếp sống văn minh công nghiệp, đặc biệt tính kỷ luật nghiêm cẩn
trong quân đội nhiều năm ảnh hưởng, chắc ông John McCain khó lòng giao
du với những người quen lối sống luộm thuộm.
Bức ảnh đó cũng chế giễu ngay "bộ đồ lớn" đắt tiền, với bàn tay phải
không dấu được mảnh giấy con con (chắc có ghi sẵn những gì cần đọc theo
"chỉ đạo"?).
John McCain bị bắt với tư cách tù binh là sự thật lịch sử. Sỉ nhục và
hành hạ những quân nhân bị bắt trong chiến tranh chính quy là vi phạm
vào luật hành xử quân sự đối với tù binh. Tuy nhiên, toàn cầu đều biết,
"luật rừng" là "bộ luật truyền thống" hữu hiệu nhất mà CSVN ưa thích lâu
nay, để đảm bảo "những gì có lợi cho "cách mạng" người CS cứ làm" được
phát huy triệt để (!).
Khi Cựu Thiếu tá Hải quân Hoa Kỳ bị bắt làm tù binh, lúc đó Phạm Quang
Nghị tròn 18 tuổi. Với "nền giáo dục" luôn dạy "căm thù giặc sâu sắc"
lúc bấy giờ, Nghị không thể biết được sự thật. Điều đó không có nghĩa,
khi mang thân phận ngoại giao, ông ta không cần tìm hiểu [2]: "Các vết thương của ông John McCain vào thời chiến khiến cho ông vĩnh viễn không thể đưa hai tay qua khỏi đầu".
Giá như cựu sinh viên khoa lịch sử Phạm Quang Nghị chú ý đến chi tiết
nói trên bằng lời thăm hỏi ân cần về di chứng chiến tranh, làm John
McCain phải mang tật suốt đời, cho dù không chắc thật tâm đi nữa, có lẽ
tình tiết này sẽ tạo ngạc nhiên cho nhiều người, dù khó tính nhất, cũng
khó có thể chê "tơi bời hoa lá". Người cộng sản coi vậy, vẫn khó che
giấu những "tấm ngói khô khốc" mang hình dáng con tim bên ngực trái!
Dù cám ơn thông tin từ hai thẻ nhà báo Xuân Ba và Lê Thọ Bình khi hai
ông này gọi mấy tấm hình là "món quà độc đáo", nhưng nó sẽ hợp lý hơn,
khi thay bằng "quà ngộ... độc" mà người CS đang nhận lãnh búa rìu dư
luận về ứng xử ngoại giao thô lỗ hơn mức tưởng tượng. "Thuật dân gian"
gọi bằng "tổ trác". Chắc có lẽ, phát sinh từ sự ấm ức của Hồ Chí Minh,
khi bị Trương Tấn Sang lôi ra làm trò cười cho "hậu bối bọn Mỹ" vào năm
ngoái.
Thôi rồi Nghị ơi!
Nếu "món quà" có hàm ý sỉ nhục quân đội Hoa Kỳ nói chung và John McCain
nói riêng, nó đích thực trở thành "nghệ thuật nghịch đảo" từ "quả đấm
thép" bật thẳng vào mặt do chính những người luôn tự hào "đảng ta là đạo
đức, là văn minh" gây ra cho nhau.
Một luồng dư luận khác nói những tấm ảnh phi nghệ thuật, vô văn hóa và
sai chính tả chứa đầy tà tâm, như một sự "đánh tiếng" về nết "ăn ở không
hai lòng" của Việt Cộng "bắn tin" cho Trung Cộng hiểu rõ "dạ sắt lòng
son". Nếu thật là thế, khó để tin Tập Cận Bình không cười khẩy, bởi đôi
bên còn lạ gì "bụng dạ" của nhau. Bàn về "thuật chơi xỏ" qua mấy tấm
hình, chỉ thấy sự vặt vãnh của một "tâm hồn" bẩn chật hơn là "thủ đoạn
vô biên".
Người ta nói "món quà" đó không phải Phạm Quang Nghị tự ý "làm riêng".
Có lẽ vì thế, Nghị trở thành "cậu bé giao liên" với nhiệm vụ mang vác
thông điệp của "các chú", như hồi năm ngoái, Trương Tấn Sang trong tư
cách Chủ tịch nước CHXHCNVN "tặng" Tổng thống Barack Obama bức thư Hồ
Chí Minh cầu viện Tổng thống Harry S. Truman lúc bấy giờ. Bức thư gần
70 năm trước trở thành trò giễu cợt "các đồng chí" với chuyến đi về tay
không của ông Sang.
Hai "món quà" từ Trương Tấn Sang đến Phạm Quang Nghị, cách nhau tròn
năm, khi gắn lại, cho thấy sách lược chính trị và nghê thuật ngoại giao
của ĐCSVN không có gì tiến bộ hơn, chỉ toàn sống sượng và đầy dẫy mâu
thuẫn trong nội bộ họ. Tính "đoàn kết một lòng" vẫn chỉ là lời kêu gọi
suông.
Chuyến đi của Phạm Quang Nghị cũng được bàn tán, như mang ý nghĩa "trình
làng" một dung mạo ứng cử viên chức Tổng Bí thư ĐCSVN cho tương lai
gần; dù Nghị có vẻ "nặng ký" hơn nhưng "thước tấc tinh thần" cũng chỉ
tương đương Nguyễn Phú Trọng.
Vẫn biết "Đảng" còn đó và không môt ai được phép để "Đảng" ra rìa "trên
từng cây số", nhưng thật khó nhìn thấy triển vọng khấm khá hơn chút nào
cho người CS từ "món quà" trong chuyến "đi sứ" như thế.
Người ta cũng không quên, Hà Thành - nơi Phạm Quang Nghị trị vì, nhiều
vụ việc chướng tai gai mắt tồn tại âm ỉ, trong nhiều năm qua: Mượn đất
nhà thờ không trả; công an hành hung lộ liễu người dân (Nguyễn Bắc
Truyển, Trần Thị Nga, Nguyễn Văn Đài v.v...); cầm quyền Hà Nội không coi
trọng yêu cầu của Thủ tướng (không cấp đất cho Viện Toán cao cấp suốt 3
năm qua; trong tình hình kinh tế èo uột, bao cáo xong, chuyên gia Hà
Nội bỏ về không ở lại nghe Thủ tướng chỉ đạo như hình thức bất tuân
"đảng sự" v.v...) và nhiều sự việc lộng hành mang chất cát cứ địa phương
khác, như vẽ thêm những nét cọ dọc ngang trên bộ mặt CSVN, ngày thêm
lem luốc trong bức tranh trường phái "liêu xiêu thực tế" bên "quán chè
xanh kinh tế" lòng chỏng vài ba ấm chén cùng cặp mắt mờ đục, trông khách
vào "đầu tư" vài bát nước để trang trải lúc thắt ngặt.
Do vậy, thật khó đòi hỏi nhìn thấy toàn cảnh nước CHXHCNVN sáng sủa hơn,
nếu tương lai Phạm Quang Nghị sở hữu ghế Tổng bí thư như đồn đoán.
Giữa Phạm Quang Nghị và Nguyễn Tấn Dũng, như nhiều người bàn tán, diễn
ra sự tranh giành ghế Tổng bí thư trong năm 2016, bỏ qua định kiến người
CS, nếu buộc phải chọn với thang điểm 16, có lẽ Nguyễn Tấn Dũng đạt
điểm 11, còn Phạm Quang Nghị ở mức 5.
Kết
Thay vì "quà ngộ độc" người CS tự chuốc lấy, dường như người Nhật đang tặng một "món quà giản dị" cho ĐCSVN [3]: "Hôm
1.8, Tokyo đặt tên cho 160 hòn đảo nhỏ không người ở trên biển Hoa Đông
bao gồm, 5 đảo nằm trong quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Nhật Bản và Trung
Quốc đang tranh chấp". Việc này làm Trung Cộng "điên tiết", theo cách diễn đạt của Báo Mới.
Với "món quà nhỏ" đó, có vẻ Nhật Bản đang "vô tình" giúp cho CSVN buộc
Trung Cộng lúng túng, một khi "Giác Thư" phát hành với yêu cầu làm rõ "các đảo khác" trong bản tuyên bố ngày 04/9/1958 của nước CHNDTH, tại điều 1:
"Bề rộng lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc là 12 hải lý.
Điều lệ này áp dụng cho toàn bộ lãnh thổ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung
Quốc bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài
khơi, Đài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bờ biển cả)
và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa,
quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa và các đảo khác thuộc Trung Quốc".
Một vụ việc lớn khác có liên quan đến tình hình tồn vong của ĐCSVN, vừa
đáng buồn vừa đáng cười, luật sư Nguyễn Đăng Trừng bị khai trừ khỏi đảng
[4] trong lúc người CS đang (nghe nói) tập hợp hồ sơ, chọn lựa thời
điểm và chuẩn bị đội ngũ luật sư để kiện Trung Cộng.
Luật sư Trừng hình như đang "trợn" mắt giận dữ, vì cho là [4] "...bị
kỷ luật vì một lý do duy nhất là đã kiên quyết bảo vệ dân chủ và sự tự
quản, độc lập của Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh..." và yêu cầu Thành ủy Tp.HCM thu hồi quyết định kỷ luật ông ngay lập tức.
Tháng này lại là "tháng cô hồn". Không biết người CS, đã lai rai từng cơ
quan trung ương và địa phương cũng như tại Liên đoàn Luật sư Việt Nam
cúng chưa nữa!
Hồi nhỏ, bản thân người viết hay nghịch phá thường bị bà già la: cô hồn sống!
Cho đến hôm nay, "dự báo thời tiết" chưa rõ bão hình thành và phát triển
theo hướng di chuyển nào và đạt độ cực đại lên cấp mười mấy. Cũng không
biết các hiệp hội luật sư trên thế giới sẽ ứng phó ra sao trước vụ việc
ảnh hưởng đến thanh danh và uy tín của đồng nghiệp, bởi việc khai trừ
đảng là việc nhỏ, việc loại trừ "mầm mống" phản loạn với tư cách Chủ
nhiệm Đoàn Luật sư Tp.HCM của ông Nguyễn Đăng Trừng mới là việc trọng
đại?
______________________________________
0 comments:
Post a Comment