Wednesday, August 6, 2014

Ngoại trưởng Bắc Triều Tiên thăm Việt Nam

Ngoại trưởng Bắc Triều Tiên Ri Su Yong (T) và ngoaij trưởng Viêt Nam Phạm Bình Minh, trong cuộc gặp ngày 06/08/2014 tại Hà Nội.
Ngoại trưởng Bắc Triều Tiên Ri Su Yong (T) và ngoaij trưởng Viêt Nam Phạm Bình Minh, trong cuộc gặp ngày 06/08/2014 tại Hà Nội.
Reuters
Ngoại trưởng Bắc Triều Tiên đã đến Việt Nam tối hôm qua, 05/08/04, khởi sự một chuyến thăm 4 ngày trước khi qua Miến Điện tham dự Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN ARF vào Chủ nhật 10/08. Việt Nam là một trong năm nước Đông Nam Á mà Ngoại trưởng Bắc Triều Tiên đến thăm nhân một vòng công du được cho là nhằm mục tiêu phá vỡ thế cô lập ngoại giao của Bình Nhưỡng.
Vào hôm nay Ngoại trưởng Bắc Triều Tiên Ri Su Yong đã hội đàm với đồng nhiệm Việt Nam Phạm Bình Minh. Hai bên đều nêu bật tình hữu nghị truyền thống giữa hai nước. Theo hãng tin Mỹ AP, bắt đầu cuộc tiếp xúc, ông Ri đã nhấn mạnh với Ngoại trưởng Việt nam : « Chuyến viếng thăm Việt Nam của tôi lần này là nhằm phát triển tình hữu nghị đang có giữa hai nước… Quan hệ chúng ta là một quan hệ đồng chí và anh em, không giống như với các nước khác, nó đã có lâu đời trong lịch sử. »
Theo chương trình dự kiến ngoại trưởng Bắc Triều Tiên còn gặp chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang và các viên chức cao cấp trong chính phủ.
Việt Nam và Bắc Triều Tiên là hai quốc gia hiếm hoi trên thế giới ngày nay còn mang danh nghĩa là nước Cộng sản. Tuy nhiên, Việt Nam đã bắt đầu công cuộc cải tổ từ giữa thập niên 1980, mở cửa kinh tế, trao đổi thương mại cũng như đầu tư với ngoại quốc, và đạt được nhiều kết quả kinh tế khả quan. Ngược lại, Bắc Triều Tiên cho đến nay vẫn là một trong những quốc gia bị cô lập nhất thế giới do chương trình hạt nhân nước này.
Trong thời gian gần đây, Việt Nam, quốc gia xuất khẩu gạo đứng thứ nhì trên thế giới, thường hay trợ giúp gạo cho Bắc Triều Tiên để nước này giảm thiểu tình trạng thiếu hụt lương thực.
Cải tổ kinh tế đang trở thành một vấn đề thiết yếu cho Bình Nhưỡng. Theo một số nhà quan sát, trong hai mô hình cải tổ từ kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường được quan tâm, mô hình Việt Nam có vẻ thu hút Bắc Triều Tiên nhiều hơn do quy mô vừa phải so với mô hình Trung Quốc.

0 comments:

Powered By Blogger