Xếp ngay hàng thẳng lối, các anh chuẩn bị biểu tình hay các anh đang chờ được cấp phát sổ gạo như trong thời kỳ bao cấp?
À... Các anh đi
biểu tình. Những tấm biểu ngữ được mang đến, trao vào tận tay của các
anh, và các anh chỉ việc giơ lên. Mang danh đi biểu tình chống TRung
Quốc xâm chiếm biển đảo, bảo vệ chủ quyền, mà không một biểu ngữ lên án
Trung Quốc, không một dòng chữ bảo vệ chủ quyền, chỉ thấy mổi bật những
dòng chữ tuyên truyền cho đảng cầm quyền.
Và rồi các anh
đã xuống đường biểu tình, nhưng các anh biểu tình để phản đối ai? Nhìn
tấm biểu ngữ thật to "không lợi dụng xuyên tạc và kích động bạo lực",
cho thấy rằng các anh chỉ làm mỗi công việc che chắn cho Đảng Cộng Sản
Việt Nam.
Đến đây thì lộ quá rồi. Biểu tình chống Trung Quốc hay biểu tình kêu gọi cho Đảng và Bác Hồ?
Toàn cảnh biểu
tình tràn ngập băng rôn cỡ bự, nhưng thông điệp và nội dung thì rỗng
tuếch, không ăn nhập gì với việc ngoài kia Trung Quốc đang xâm chiếm
lãnh hải, tấn công tàu VN, đang đặt giàn khoan để khai thác dầu khí ngay
trên vùng đặc quyền kinh tế của VN.
Không những
chính quyền Trung Quốc không sợ những băng rôn này, mà người Việt yêu
nước còn coi khinh cho cái việc lợi dụng việc biểu tình chống Trung Quốc
bảo vệ chủ quyền biển đảo, để tranh thủ tuyên truyền cho chính trị.
Một hành động hung hăng và sự lộng ngôn thô thiển người thanh niên giơ cao lá cờ búa liềm trong khi biểu tình.
Qua những hình ảnh trên cho thấy rằng, những người biểu tình này đã không hề có chút ý thức về chủ quyền quốc gia. Dù
mang danh là sinh viên, nhân sĩ, trí thức, nhưng họ đã không ý thức
được rõ ràng về vai trò của mình đối với đất nước. Họ như những đàn cừu
cần được chăn dắt, không phân biệt được thế là yêu nước và thế nào là
yêu chế độ. Họ đã được dẫn dắt tới cuộc biểu tình để phục vụ cho mục đích của "bên thắng cuộc", bảo vệ cho "bên thắng cuộc" , chứ không phải vì mục đích bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ khi bị xâm chiếm.
Nhưng may
mắn cho dân tộc này, vẫn còn có những hình ảnh trái ngược với cuộc biểu
tình trên. Mà chúng ta gọi là cuộc biểu tình vì đất nước.
Đây là những ngư dân ở Quảng Nam. Họ
mang dép lào, ăn mặc lôi thôi, đi trên con đường nứt nẻ. Tại một vùng
quê nghèo, không đủ điều kiện để in băng rôn, biểu ngữ, họ phải viết những dòng chữ bằng tay trên những vật liệu phế thải, để loan đi những thông điệp của mình. Nhưng nó rất đẹp vì sự dung dị và chất phát, và vô
cùng ý nghĩa vì thông điệp mang ý thức rất rõ ràng cho việc bảo vệ chủ
quyền quốc gia, chứ không phải bảo vệ hay tung hô cho nhà cầm quyền.
Và đây, những
người biểu tình này dù mang biểu ngữ rất nhỏ, nhưng thông điệp truyền đi
là rất lớn. "Đuổi Trung Quốc" xâm lược, đòi trả tự do cho người yêu
nước, nhắc nhở những người lãnh đạo hãy xứng đáng về vai trò của mình
trong việc bảo vệ tổ quốc, và còn đề xướng chính sách quản trị đất nước ở
tầm vĩ mô "tẩy chay 16 vàng, 4 tốt"...
Chỉ những con người có ý thức rõ về quyền và vai trò của mình đối với đất nước mới mang lại cho họ một tư thế hiên ngang. Họ đã đi bằng đôi chân của lòng nhiệt huyết, của một gương mặt đau đáu với vận mệnh, và tinh thần dấn thân.
Chỉ khi có ý
thức về trách nhiệm của một công dân đối với đất nước, mới thôi thúc một
người phụ nữ dù đang mang thai, những vẫn cố gắng xuống đường biểu
tình, diễu hành.
Người
phụ nữ này đã làm nên cuộc "biểu tình vì nhân dân" thật sự. "Bảo vệ ngư
dân Việt Nam" là điều cần làm trong lúc này, vì họ đang là đối tượng
phải chịu ảnh hưởng và hiểm nguy nhất từ sự xâm chiếm biển đảo của VN.
Nhìn bức ảnh này mới thấy thật đáng trách cho những người biểu tình vì
mục đích bảo vệ cho "bên thắng cuộc".
Và với cuộc
xuống đường biểu tình vì chủ quyền đất nước, vì nhân dân. Họ sức đáng có
được sự tiếp sức bằng những chai nước của một người dân đi đường. Một
hành động giản dị nhưng đầy ý nghĩa để tiếp sức cho người biểu tình tuần
hành yêu nước.
0 comments:
Post a Comment