Tổng thống Mỹ J.F. Kennedy tại Nhà Trắng, Washington, ngày 22/10/1962
REUTERS
Tờ báo dẫn lời một sử gia Hoa Kỳ nhận định về sự thật vụ ám sát Kennedy, theo đó vụ ám sát này là « một hố đen lịch sử ». Tức là, 50 năm đã trôi qua mà cái chết của cựu Tổng thống Kennedy vẫn còn bí ẩn. Chính quyền thì có giả thuyết của chính quyền, xã hội thì có giả thuyết của xã hội, các sử gia thì có giả thuyết của sử gia. Và từ đó đến nay, đã có hàng chục ngàn đầu sách viết về vụ việt, nhưng sự thật về vụ ám sát vẫn chỉ là những phán đoán.
Theo Hiến pháp Hoa Kỳ, Phó Tổng thống lúc ấy là ông Lyndon B. Johnson
đã lên thay chức Tổng thống. Ông này đã cho thành lập một ban điều tra
về vụ ám sát Kennedy. Và theo điều tra, thì thủ phạm là một người đàn
ông mang tên Lee Harvey Oswald. Tuy nhiên, người này đã bị bắn chết sau
đó vài ngày tại đồn cảnh sát, và nguyên nhân vì sau người này bị bắn
chết lại cũng là một bí ẩn.
Tờ báo lược lại nhiều giả thuyết cho rằng, vụ ám sát nằm trong một âm mưu chống lại Kennedy. Thế nhưng, âm mưu này do ai dàn dựng thì cũng lại là một bí ẩn : Do CIA phản đối việc ông Kennedy muốn giảm bớt quyền lực của cơ quan này ? Do Phó Tổng thống Johnson vì ông này muốn leo lên ghế Tổng thống ? Do các thế lực thù địch bên ngoài ?… Nói chung là một âm mưu, và tờ báo dẫn lời một giáo sư sử học Mỹ đưa ra một nghi ngờ đáng chú ý : Tại Dallas, lúc đó có 28 nhân viên mật vụ, thế nhưng, chỉ có 12 người là có mặt trong đoàn xe hộ tống Tổng thống Kennedy trước một đám đông dân chúng lên đến 200 000 người, và trong khi có rất nhiều cửa sổ được mở rất thuận lợi cho việc bắn tỉa.
Bàn về sự nghiệp của ông Kennedy, tờ báo dẫn lời các sử gia cho rằng, nếu ông không mất sớm, thì trong nhiệm kỳ Tổng thống của mình, ông có thể làm được nhiều việc lợi ích cho nước Mỹ.
Theo một thăm dò về hai năm làm chủ Nhà Trắng của ông Kennedy, thì những câu trả lời của người Mỹ thường là những từ tốt đẹp như : « Có sự thay đổi », « lạc quan », « lý tưởng », « phát triển »… Giải thích cho nguyên nhân cựu Tổng thống Kennedy được lòng dân Mỹ, Le Nouvel Observateur cho rằng, ngoài những phẩm chất như thông minh, có tài ăn nói thuyết phục và lôi kéo quần chúng, cựu Tổng thống Kennedy còn được biết đến là « một Tổng thống can đảm », là người khởi xướng và thúc đẩy mạnh mẽ lập trường xoa dịu quan hệ với Liên Xô, là người đấu tranh bảo vệ quyền công dân, là người phản đối việc Mỹ can thiệp sâu vào chiến tranh Việt Nam. Tờ báo còn cho rằng : « Nếu ông Kennedy có thể làm hai nhiệm kỳ Tổng thống, thì nước Mỹ đã đi theo một hướng khác ».
Iran : Hai kịch bản cho hồ sơ hạt nhân
Ngày 20 tháng này, Iran và đại diện 6 cường quốc sẽ tiếp tục nhóm họp tại Genève để thương thảo về hồ sơ hạt nhân của nước này. Tuần rồi, các bên đã gặp nhau nhưng vẫn chưa đạt được thỏa thuận. Le Nouvel Observateur đăng bài : « Nếu không đạt được thỏa thuận », nêu ra hai kịch bản.
Theo tờ báo, nếu đàm phán sắp tới thất bại, thì kịch bản đầu tiên là Israel đơn phương oanh tạc các nhà máy hạt nhân Iran, như lời Thủ tướng Israel Benyamin Netanyahou đã nhiều lần cảnh báo. Nhà máy nằm trong ưu tiên tấn công của Israel sẽ là nhà máy đang xây dựng ở Arak. Nếu nhà máy này hoàn thành, Iran có thể làm giàu được plutonium với số lượng đủ làm 2 quả bom nguyên tử mỗi năm. Hơn nữa, theo tờ báo, Israel có thể sẽ sớm tấn công nhà máy này, vì nếu một khi nhà máy hoàn thành và đi vào hoạt động, nếu đánh bom phá hủy thì hậu quả môi trường sẽ rất lớn.
Kịch bản thứ hai mà Le Nouvel Observateur đưa ra đó là việc không đạt được thỏa thuận sẽ dẫn đến một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân trong khu vực. Ả Rập Xê Út đã nhiều lần tuyên bố sẵn sàng lao vào sản xuất vũ khí hạt nhân nếu « kẻ thù nhánh Hồi giáo Shia » Iran sản xuất được loại vụ khí này. Ả Rập Xê Út hiện chưa xây dựng gì cho chương trình hạt nhân, nhưng có thể đã liên kết với Pakistan. Rất có thể chương trình hạt nhân của Pakistan là do Ả Rập Xê Út đầu tư với điều kiện Ả Rập Xê Út có thể sử dụng chương trình này khi cần thiết.
Thái Lan : Luật ân xá gây chi rẽ
Chủ đề liên quan đến Châu Á dành sự chú ý đặc biệt của các tạp chí Pháp tuần này. Trước tiên, đến với Thái Lan, Courrier International trích dẫn bài viết của tờ Bangkok Post với hàng tựa : « Một dự luật ân xá châm dầu vào lửa ».
Bài viết đề cập đến dự luật mà chính phủ bà Yinluck Shinawatra đệ trình nghị viện và đã được Hạ viện thông qua. Dự luật quy định việc ân xá cho cả những người phạm tội trong giai đoạn từ năm 2006 và cả những người dính líu đến việc đàn áp đẫm máu người biểu tình năm 2010. Dự luật được cho là mở đường hồi hương cho ông Thaksin. Bà Yingluck lại là em gái của ông Thaksin, bởi vậy, sự phản đối càng trở nên mạnh mẽ.
Sự phản đối không chỉ đối với phe đối lập, mà ngay cả những người Áo Đỏ ủng hộ Thaksin cũng xuống đường phản đối. Bài viết cho rằng, phía sau dự luật này có ông Thaksin giật dây. Thế nhưng, ông này đã thất bại khi không lường được rằng, dự luật đã làm cho hai phe Áo Đỏ và Áo Vàng đồng loạt chống lại ông.
Không chỉ có ông Thaksin, mà chính phủ của em gái ông vì thế bị lung lay. Hơn nữa, sự việc lại diễn ra trong bối cảnh Tòa án Công lý Quốc tế tuyên bố chủ quyền ngôi đền Preah Vihear và khu vực xung quanh đền thuộc về Cam Bốt.
Hai miền Triều Tiên : Gần nhau gang tấc mà xa xôi vạn dặm
Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên trên nguyên tắc vẫn đang trong tình trạng chiến tranh. Bởi thế, ranh giới giữa hai miền như là nơi mà người ta không thể vượt qua. Ai vượt qua thì coi chừng nguy hiểm tính mạng. Đó là nguyên nhân mà Courrier International trích dịch bài viết của trang báo mạng Pressian tại Seoul với dòng tựa đáng chú ý : «Hàn Quốc : An ninh trả giá bằng máu ».
Số là hồi tháng 9 rồi, một công dân Hàn Quốc toan vượt ranh giới sang miền Bắc, thì lập tức bị lính biên phòng Hàn Quốc bắn chết. Tờ báo Seoul cho rằng, hành động này cho thấy phản ứng của chính quyền miền Nam có khác gì so với chính quyền miền Bắc trong việc bức hại những công dân toan chạy về phía bên kia.
Tờ báo cho biết, nguyên nhân vượt biên của người Hàn Quốc nói trên là gì vẫn chưa rõ, nhưng liệu sự vượt biên của một cá nhân này có gây tổn hại nghiêm trọng cho an ninh quốc gia của Hàn Quốc hay không ? Nếu cho rằng, người này là gián điệp của Bắc Triều Tiên, thì người này đã không vượt biên một cách thiếu chuyên nghiệp như vậy.
Theo lời kể của quân nhân Hàn Quốc, thì người này toan lội sông vượt biên, dù được lính biên phòng Hàn Quốc cảnh báo, nhưng người này vẫn tiếp tục tiến về phía Bắc, vì thế lính biên phòng mới xả súng bắn chết.
Pressian thừa nhận, bảo vệ an ninh quốc gia là quan trọng, nhưng tính mạng con người cũng quan trọng không kém. Và chỉ có việc tôn trọng tính mạng con người mới đưa Hàn Quốc thoát khỏi lập trường độc tài như miền Bắc, để tiến về một xã hội dân chủ, tự do và hòa bình.
Nhật Bản: Cho thuê tình bạn
Courrier International cũng quan tâm đến Nhật Bản khi trích dịch bài viết của tờ Asahi Shimbun tại Tokyo với dòng tựa: “Bạn cảm thấy cô đơn? Hãy tìm thuê một người bạn”.
Bài viết đề cập đến một hiện tượng đang ngày càng phổ biến tại Nhật Bản, đó là hiện tượng nhiều người cảm thấy cô đơn phải đi thuê bạn. Và dĩ nhiên, một số doanh nghiệp chuyên cho thuê bạn đã ra đời. Dịch vụ cho thuê có kèm theo những quy định ngăn cấm việc khách hàng lạm dụng tình dục với người bạn mà mình thuê. Tức là, người đi thuê chỉ được doanh nghiệp cung cấp cho một người trong thời hạn nào đó để cùng nhau đi mua sắm, xem phim…nhằm thoát khỏi cảm giác cô đơn. Người đi thuê trước kia chỉ là người lớn tuổi, nhưng tờ báo cho biết, gần đây những người trẻ tuổi cảm thấy cô đơn cũng bắt đầu yêu thích loại dịch vụ này.
Tokyo trong ám ảnh Fukushima
Tuần san L’Express cũng nhìn về Nhật Bản nhưng trong một hồ sơ khác: Fukushima. Tờ báo đăng bài khá dài với dòng tựa: “Sống trong bóng đen của Fukushima”.
Tờ báo trích dịch lại nhật ký của một người dân Tokyo cho thấy, mỗi ngày, những người Tokyo luôn tự hỏi: Nhà máy hạt nhân Fukushima cách họ 200 cây số đã thật sự an toàn chưa? Bởi vì từ sau thảm họa động đất-sống thần-hạt nhân Fukushima, thì người dân Nhật Bản nói chung bắt đầu có tâm lý e dè đối với điện hạt nhân.
Bên cạnh đó, bài viết còn đăng ảnh một phụ nữ Nhật vì sợ thực phẩm đến từ vùng phóng xạ, nên mỗi khi đi chợ, phải mua thực phẩm ở nhiều siêu thị khác nhau. Hay như ảnh một phụ nữ tự tay làm thức ăn cho con gái mình vì sợ thức ăn bán ở căng tin trường học bị nhiễm xạ. Và ảnh những người biểu tình trước Văn phòng Thủ tướng để phản đối hạt nhân. Tờ báo cho biết, những người này biểu tình định kỳ vào thứ Sáu hàng tuần.
Philippines sau cơn bão: Vì sao mất trật tự?
Cũng nhìn về Châu Á, Courrier International quan tâm đến tình hình Philippines sau cơn bão Haiyan qua bài viết dẫn lại của tờ nhật báo Manila Standard Today của Philippines. Bài viết chạy tựa: “Sống sót trong sự tàn phá”.
Bài viết nhấn mạnh đến việc, sau cơn bão, do tất cả đã bị tàn phá, nhiều người Philippines vì quá đói khổ đã lao vào việc trộm cướp. Bài viết nhắc lại: Trong khi tại Nhật Bản sau thảm họa động đất và sóng thần năm 2011, người dân Nhật dù cũng trong cảnh khốn khổ, nhưng đã biết xếp hàng trật tự để nhận đồ cứu trợ, không nhận nhiều hơn mức cần thiết để chia sẻ với người khác.
Từ đó, tờ báo đặt câu hỏi: Vì sao người Philippines lại không được như vậy? Và giải thích, đó là bởi vì sự thiếu hiệu quả trong việc khắc phục hậu quả cơn bão của chính quyền Philippines, và vì thế các nạn nhân cảm thấy “bị bỏ rơi”, cảm thấy không còn tin tưởng vào chính quyền, cảm thấy không tin tưởng có sự công bằng trong phân phát hàng cứu trợ…Và vì thế họ phải tự trông cậy vào bản thân để sống sót.
Nguy cơ của hiện tượng nước biển nóng dần lên
Tuần san Le Nouvel Observateur cũng quan tâm đến cơn bão Haiyan vừa tàn phá Philippines với bài phân tích: “Nguyên nhân là do hiện tượng đại dương nóng dần lên”.
Tờ báo nhắc lại sự kinh hoàng của cơn bão Haiyan với sức gió có khi lên đến 380 km/h. Tờ báo cho rằng, trước khi cơn bão đến, chính quyền Philippines đã cho di tản hơn 800 000 người khỏi khu vực nguy hiểm, nếu không hậu quả thật không dám tưởng tượng là sẽ còn nghiêm trọng đến mức độ nào. Tờ báo cho rằng, “siêu bão” kiểu Haiyan sẽ có xu hướng xuất hiện nhiều hơn mà nguyên nhân chính là do hiện tượng lòng đại dương nóng dần lên.
Pháp: Chính phủ mất uy tín
Hồ sơ liên quan đến nước Pháp của các tạp chí tuần này tập trung vào việc chính phủ François Hollande đang mất tín nhiệm trong dân. L’Express dành trọn trang nhất đăng ảnh Tổng thống Hollande kèm theo hàng tựa: “Bên bờ hỗn loạn”.
Tờ báo dành khá nhiều bài mổ xẻ về những vấn đề mà tờ báo cho rằng đó là “sự thất bại” của Tổng thổng Hollande sau một năm rưỡi điều hành đất nước.
Như thất bại trong việc chọn ông Jean-Marc Ayrault làm Thủ tướng vì đến hiện tại, ông này đã tỏ ra là một Thủ tướng thiếu quyền uy và kém hiệu quả. Như thất bại trong hồ sơ thuế khi mà chính phủ đã nhiều lần đề xuất những chính sách tăng thuế để làm dấy lên làn sóng chống thuế ngày càng cao. Như trong hồ sơ thất nghiệp, Tổng thống Hollande đã từng tuyên bố sẽ “làm đảo ngược” tình trạng thất nghiệp vào cuối năm nay. Nhưng, đến hiện tại thất nghiệp ở Pháp vẫn ở mức cao…
Và còn nhiều sự thất bại khác nữa. Nhưng có lẽ sự thất bại lớn nhất đó là chính sách điều hành kinh tế kém hiệu quả, và vừa rồi Công ty thẩm định tín nhiệm tài chính Standard and Poor’s đã hạ một bậc điểm tín nhiệm tài chính của Pháp: từ AA+ xuống AA.
L’Express tóm lược tình trạng hiện tại của chính quyền Hollande như sau: “Ông François Hollande đang là phi công lái một chiếc máy bay mà cần lái không còn hoạt động nữa. Điểm tín nhiệm của Pháp đã giảm. Lời nói của Tổng thống đang mất tín nhiệm trong dân. Đường phố giận dữ, chính quyền chùn bước. Đó không phải là một cuộc cách mạng, mà là một chuỗi sự phản đối có nguy cơ thiêu đốt toàn đất nước”.
Về phần mình, Le Nouvel Observateur nhấn mạnh đến sự cần thiết cải tổ chính phủ của Tổng thống Hollande. Qua bài viết: “Những con bài cuối cùng của ông Hollande”, tờ báo đăng ảnh hai lá bài đó là ông Manuels Valls – đương kim Bộ trưởng Nội vụ và bà Martine Aubry – cựu lãnh đạo đảng Xã Hội. Tờ báo cho rằng, đây là hai gương mặt có thể được Tổng thống Hollande sử dụng để thay Thủ tướng Ayrault.
Tờ báo lược lại nhiều giả thuyết cho rằng, vụ ám sát nằm trong một âm mưu chống lại Kennedy. Thế nhưng, âm mưu này do ai dàn dựng thì cũng lại là một bí ẩn : Do CIA phản đối việc ông Kennedy muốn giảm bớt quyền lực của cơ quan này ? Do Phó Tổng thống Johnson vì ông này muốn leo lên ghế Tổng thống ? Do các thế lực thù địch bên ngoài ?… Nói chung là một âm mưu, và tờ báo dẫn lời một giáo sư sử học Mỹ đưa ra một nghi ngờ đáng chú ý : Tại Dallas, lúc đó có 28 nhân viên mật vụ, thế nhưng, chỉ có 12 người là có mặt trong đoàn xe hộ tống Tổng thống Kennedy trước một đám đông dân chúng lên đến 200 000 người, và trong khi có rất nhiều cửa sổ được mở rất thuận lợi cho việc bắn tỉa.
Bàn về sự nghiệp của ông Kennedy, tờ báo dẫn lời các sử gia cho rằng, nếu ông không mất sớm, thì trong nhiệm kỳ Tổng thống của mình, ông có thể làm được nhiều việc lợi ích cho nước Mỹ.
Theo một thăm dò về hai năm làm chủ Nhà Trắng của ông Kennedy, thì những câu trả lời của người Mỹ thường là những từ tốt đẹp như : « Có sự thay đổi », « lạc quan », « lý tưởng », « phát triển »… Giải thích cho nguyên nhân cựu Tổng thống Kennedy được lòng dân Mỹ, Le Nouvel Observateur cho rằng, ngoài những phẩm chất như thông minh, có tài ăn nói thuyết phục và lôi kéo quần chúng, cựu Tổng thống Kennedy còn được biết đến là « một Tổng thống can đảm », là người khởi xướng và thúc đẩy mạnh mẽ lập trường xoa dịu quan hệ với Liên Xô, là người đấu tranh bảo vệ quyền công dân, là người phản đối việc Mỹ can thiệp sâu vào chiến tranh Việt Nam. Tờ báo còn cho rằng : « Nếu ông Kennedy có thể làm hai nhiệm kỳ Tổng thống, thì nước Mỹ đã đi theo một hướng khác ».
Iran : Hai kịch bản cho hồ sơ hạt nhân
Ngày 20 tháng này, Iran và đại diện 6 cường quốc sẽ tiếp tục nhóm họp tại Genève để thương thảo về hồ sơ hạt nhân của nước này. Tuần rồi, các bên đã gặp nhau nhưng vẫn chưa đạt được thỏa thuận. Le Nouvel Observateur đăng bài : « Nếu không đạt được thỏa thuận », nêu ra hai kịch bản.
Theo tờ báo, nếu đàm phán sắp tới thất bại, thì kịch bản đầu tiên là Israel đơn phương oanh tạc các nhà máy hạt nhân Iran, như lời Thủ tướng Israel Benyamin Netanyahou đã nhiều lần cảnh báo. Nhà máy nằm trong ưu tiên tấn công của Israel sẽ là nhà máy đang xây dựng ở Arak. Nếu nhà máy này hoàn thành, Iran có thể làm giàu được plutonium với số lượng đủ làm 2 quả bom nguyên tử mỗi năm. Hơn nữa, theo tờ báo, Israel có thể sẽ sớm tấn công nhà máy này, vì nếu một khi nhà máy hoàn thành và đi vào hoạt động, nếu đánh bom phá hủy thì hậu quả môi trường sẽ rất lớn.
Kịch bản thứ hai mà Le Nouvel Observateur đưa ra đó là việc không đạt được thỏa thuận sẽ dẫn đến một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân trong khu vực. Ả Rập Xê Út đã nhiều lần tuyên bố sẵn sàng lao vào sản xuất vũ khí hạt nhân nếu « kẻ thù nhánh Hồi giáo Shia » Iran sản xuất được loại vụ khí này. Ả Rập Xê Út hiện chưa xây dựng gì cho chương trình hạt nhân, nhưng có thể đã liên kết với Pakistan. Rất có thể chương trình hạt nhân của Pakistan là do Ả Rập Xê Út đầu tư với điều kiện Ả Rập Xê Út có thể sử dụng chương trình này khi cần thiết.
Thái Lan : Luật ân xá gây chi rẽ
Chủ đề liên quan đến Châu Á dành sự chú ý đặc biệt của các tạp chí Pháp tuần này. Trước tiên, đến với Thái Lan, Courrier International trích dẫn bài viết của tờ Bangkok Post với hàng tựa : « Một dự luật ân xá châm dầu vào lửa ».
Bài viết đề cập đến dự luật mà chính phủ bà Yinluck Shinawatra đệ trình nghị viện và đã được Hạ viện thông qua. Dự luật quy định việc ân xá cho cả những người phạm tội trong giai đoạn từ năm 2006 và cả những người dính líu đến việc đàn áp đẫm máu người biểu tình năm 2010. Dự luật được cho là mở đường hồi hương cho ông Thaksin. Bà Yingluck lại là em gái của ông Thaksin, bởi vậy, sự phản đối càng trở nên mạnh mẽ.
Sự phản đối không chỉ đối với phe đối lập, mà ngay cả những người Áo Đỏ ủng hộ Thaksin cũng xuống đường phản đối. Bài viết cho rằng, phía sau dự luật này có ông Thaksin giật dây. Thế nhưng, ông này đã thất bại khi không lường được rằng, dự luật đã làm cho hai phe Áo Đỏ và Áo Vàng đồng loạt chống lại ông.
Không chỉ có ông Thaksin, mà chính phủ của em gái ông vì thế bị lung lay. Hơn nữa, sự việc lại diễn ra trong bối cảnh Tòa án Công lý Quốc tế tuyên bố chủ quyền ngôi đền Preah Vihear và khu vực xung quanh đền thuộc về Cam Bốt.
Hai miền Triều Tiên : Gần nhau gang tấc mà xa xôi vạn dặm
Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên trên nguyên tắc vẫn đang trong tình trạng chiến tranh. Bởi thế, ranh giới giữa hai miền như là nơi mà người ta không thể vượt qua. Ai vượt qua thì coi chừng nguy hiểm tính mạng. Đó là nguyên nhân mà Courrier International trích dịch bài viết của trang báo mạng Pressian tại Seoul với dòng tựa đáng chú ý : «Hàn Quốc : An ninh trả giá bằng máu ».
Số là hồi tháng 9 rồi, một công dân Hàn Quốc toan vượt ranh giới sang miền Bắc, thì lập tức bị lính biên phòng Hàn Quốc bắn chết. Tờ báo Seoul cho rằng, hành động này cho thấy phản ứng của chính quyền miền Nam có khác gì so với chính quyền miền Bắc trong việc bức hại những công dân toan chạy về phía bên kia.
Tờ báo cho biết, nguyên nhân vượt biên của người Hàn Quốc nói trên là gì vẫn chưa rõ, nhưng liệu sự vượt biên của một cá nhân này có gây tổn hại nghiêm trọng cho an ninh quốc gia của Hàn Quốc hay không ? Nếu cho rằng, người này là gián điệp của Bắc Triều Tiên, thì người này đã không vượt biên một cách thiếu chuyên nghiệp như vậy.
Theo lời kể của quân nhân Hàn Quốc, thì người này toan lội sông vượt biên, dù được lính biên phòng Hàn Quốc cảnh báo, nhưng người này vẫn tiếp tục tiến về phía Bắc, vì thế lính biên phòng mới xả súng bắn chết.
Pressian thừa nhận, bảo vệ an ninh quốc gia là quan trọng, nhưng tính mạng con người cũng quan trọng không kém. Và chỉ có việc tôn trọng tính mạng con người mới đưa Hàn Quốc thoát khỏi lập trường độc tài như miền Bắc, để tiến về một xã hội dân chủ, tự do và hòa bình.
Nhật Bản: Cho thuê tình bạn
Courrier International cũng quan tâm đến Nhật Bản khi trích dịch bài viết của tờ Asahi Shimbun tại Tokyo với dòng tựa: “Bạn cảm thấy cô đơn? Hãy tìm thuê một người bạn”.
Bài viết đề cập đến một hiện tượng đang ngày càng phổ biến tại Nhật Bản, đó là hiện tượng nhiều người cảm thấy cô đơn phải đi thuê bạn. Và dĩ nhiên, một số doanh nghiệp chuyên cho thuê bạn đã ra đời. Dịch vụ cho thuê có kèm theo những quy định ngăn cấm việc khách hàng lạm dụng tình dục với người bạn mà mình thuê. Tức là, người đi thuê chỉ được doanh nghiệp cung cấp cho một người trong thời hạn nào đó để cùng nhau đi mua sắm, xem phim…nhằm thoát khỏi cảm giác cô đơn. Người đi thuê trước kia chỉ là người lớn tuổi, nhưng tờ báo cho biết, gần đây những người trẻ tuổi cảm thấy cô đơn cũng bắt đầu yêu thích loại dịch vụ này.
Tokyo trong ám ảnh Fukushima
Tuần san L’Express cũng nhìn về Nhật Bản nhưng trong một hồ sơ khác: Fukushima. Tờ báo đăng bài khá dài với dòng tựa: “Sống trong bóng đen của Fukushima”.
Tờ báo trích dịch lại nhật ký của một người dân Tokyo cho thấy, mỗi ngày, những người Tokyo luôn tự hỏi: Nhà máy hạt nhân Fukushima cách họ 200 cây số đã thật sự an toàn chưa? Bởi vì từ sau thảm họa động đất-sống thần-hạt nhân Fukushima, thì người dân Nhật Bản nói chung bắt đầu có tâm lý e dè đối với điện hạt nhân.
Bên cạnh đó, bài viết còn đăng ảnh một phụ nữ Nhật vì sợ thực phẩm đến từ vùng phóng xạ, nên mỗi khi đi chợ, phải mua thực phẩm ở nhiều siêu thị khác nhau. Hay như ảnh một phụ nữ tự tay làm thức ăn cho con gái mình vì sợ thức ăn bán ở căng tin trường học bị nhiễm xạ. Và ảnh những người biểu tình trước Văn phòng Thủ tướng để phản đối hạt nhân. Tờ báo cho biết, những người này biểu tình định kỳ vào thứ Sáu hàng tuần.
Philippines sau cơn bão: Vì sao mất trật tự?
Cũng nhìn về Châu Á, Courrier International quan tâm đến tình hình Philippines sau cơn bão Haiyan qua bài viết dẫn lại của tờ nhật báo Manila Standard Today của Philippines. Bài viết chạy tựa: “Sống sót trong sự tàn phá”.
Bài viết nhấn mạnh đến việc, sau cơn bão, do tất cả đã bị tàn phá, nhiều người Philippines vì quá đói khổ đã lao vào việc trộm cướp. Bài viết nhắc lại: Trong khi tại Nhật Bản sau thảm họa động đất và sóng thần năm 2011, người dân Nhật dù cũng trong cảnh khốn khổ, nhưng đã biết xếp hàng trật tự để nhận đồ cứu trợ, không nhận nhiều hơn mức cần thiết để chia sẻ với người khác.
Từ đó, tờ báo đặt câu hỏi: Vì sao người Philippines lại không được như vậy? Và giải thích, đó là bởi vì sự thiếu hiệu quả trong việc khắc phục hậu quả cơn bão của chính quyền Philippines, và vì thế các nạn nhân cảm thấy “bị bỏ rơi”, cảm thấy không còn tin tưởng vào chính quyền, cảm thấy không tin tưởng có sự công bằng trong phân phát hàng cứu trợ…Và vì thế họ phải tự trông cậy vào bản thân để sống sót.
Nguy cơ của hiện tượng nước biển nóng dần lên
Tuần san Le Nouvel Observateur cũng quan tâm đến cơn bão Haiyan vừa tàn phá Philippines với bài phân tích: “Nguyên nhân là do hiện tượng đại dương nóng dần lên”.
Tờ báo nhắc lại sự kinh hoàng của cơn bão Haiyan với sức gió có khi lên đến 380 km/h. Tờ báo cho rằng, trước khi cơn bão đến, chính quyền Philippines đã cho di tản hơn 800 000 người khỏi khu vực nguy hiểm, nếu không hậu quả thật không dám tưởng tượng là sẽ còn nghiêm trọng đến mức độ nào. Tờ báo cho rằng, “siêu bão” kiểu Haiyan sẽ có xu hướng xuất hiện nhiều hơn mà nguyên nhân chính là do hiện tượng lòng đại dương nóng dần lên.
Pháp: Chính phủ mất uy tín
Hồ sơ liên quan đến nước Pháp của các tạp chí tuần này tập trung vào việc chính phủ François Hollande đang mất tín nhiệm trong dân. L’Express dành trọn trang nhất đăng ảnh Tổng thống Hollande kèm theo hàng tựa: “Bên bờ hỗn loạn”.
Tờ báo dành khá nhiều bài mổ xẻ về những vấn đề mà tờ báo cho rằng đó là “sự thất bại” của Tổng thổng Hollande sau một năm rưỡi điều hành đất nước.
Như thất bại trong việc chọn ông Jean-Marc Ayrault làm Thủ tướng vì đến hiện tại, ông này đã tỏ ra là một Thủ tướng thiếu quyền uy và kém hiệu quả. Như thất bại trong hồ sơ thuế khi mà chính phủ đã nhiều lần đề xuất những chính sách tăng thuế để làm dấy lên làn sóng chống thuế ngày càng cao. Như trong hồ sơ thất nghiệp, Tổng thống Hollande đã từng tuyên bố sẽ “làm đảo ngược” tình trạng thất nghiệp vào cuối năm nay. Nhưng, đến hiện tại thất nghiệp ở Pháp vẫn ở mức cao…
Và còn nhiều sự thất bại khác nữa. Nhưng có lẽ sự thất bại lớn nhất đó là chính sách điều hành kinh tế kém hiệu quả, và vừa rồi Công ty thẩm định tín nhiệm tài chính Standard and Poor’s đã hạ một bậc điểm tín nhiệm tài chính của Pháp: từ AA+ xuống AA.
L’Express tóm lược tình trạng hiện tại của chính quyền Hollande như sau: “Ông François Hollande đang là phi công lái một chiếc máy bay mà cần lái không còn hoạt động nữa. Điểm tín nhiệm của Pháp đã giảm. Lời nói của Tổng thống đang mất tín nhiệm trong dân. Đường phố giận dữ, chính quyền chùn bước. Đó không phải là một cuộc cách mạng, mà là một chuỗi sự phản đối có nguy cơ thiêu đốt toàn đất nước”.
Về phần mình, Le Nouvel Observateur nhấn mạnh đến sự cần thiết cải tổ chính phủ của Tổng thống Hollande. Qua bài viết: “Những con bài cuối cùng của ông Hollande”, tờ báo đăng ảnh hai lá bài đó là ông Manuels Valls – đương kim Bộ trưởng Nội vụ và bà Martine Aubry – cựu lãnh đạo đảng Xã Hội. Tờ báo cho rằng, đây là hai gương mặt có thể được Tổng thống Hollande sử dụng để thay Thủ tướng Ayrault.
0 comments:
Post a Comment