Sợ hãi là môt thuộc tính, một phản xạ, một cơ chế tự bảo vệ của hệ
thần kinh. Vài trường hợp khác có nguồn gốc bệnh lý. Cuộc sống hiện đại
tạo ra khá nhiều nỗi sợ.
Nhiều người cảm thấy bất an khi bên mình thiếu chiếc điện thoại. Hội
chứng lo sợ thường trực đó giới chuyên môn gọi là hội chứng nomophobia.
Người Việt Nam có một “nền văn hóa”… sợ. Nó tác động vào cuộc sống của tất cả chúng ta hàng ngày, hàng giờ.
Phổ biến trong giới trẻ là hội chứng “sợ bỏ lỡ” (fomo). Điều đó xảy
ra khi bạn không tham dự các sự kiện xã hội. cảm giác này thường gắn
liền với nhận thức, địa vị xã hội, nó có thể gây ra cho con người cảm
giác bất an, lo sợ bị lạc hậu,bỏ rơi. Nhiều người vì lỡ buổi tiệc chiêu
đãi, lỡ một buổi ra mắt cuốn sách, tác phẩm nghệ thuật, buổi họp đồng
hương, họp mặt bạn bè trong một group nào đó trước từng từng tham gia sẽ
cảm thấy mình đơn lẻ, bị mọi người bỏ rơi (hoặc có người cảm thấy mình
ít nổi bật hơn so với người có tham dự các sinh hoạt cộng đồng đó).
Bạn đã từng sợ toát mồ hôi khi bị yêu cầu phát biểu trước đám đông? Tôi
đọc được một báo cáo của Viện nghiên cứu sức khỏe tâm thần Mỹ, có khoảng
15 triệu người Mỹ cảm thấy sợ hãi đến mức hoảng hốt khi phải nói trước
đám đông. Một số người, tệ hơn e thẹn toát mồ hôi khi ăn trước mặt những
người lạ. Những sợ hãi này thường bắt đầu từ khi họ còn nhỏ, thường là
từ tuổi 13. Chính tôi khi lên 9 tuổi có cảm giác không thể ăn uống thoải
mái nổi trong nhà ăn tập thể đông người. Một số cháu nhỏ không thể tiểu
tiện được ở bất kỳ nhà vệ sinh nào không phải trong nhà chúng.
Bạn đã từng đi trên các tuyến đường CSGT chặn bắt gắt gao? nếu để ý
sẽ thấy nhiều xe dân sự 4 dến 16 chỗ lấp ló cái mũ công an trên ca pô.
Mẹo vặt như thế mà nhiều lần các cậu CSGT đã đưa còi lên miệng lại thả
xuống giơ tay chào.
Một sự thật, các xế hộp loại sang nếu mang biển đẹp (lộc phát lộc, số
gánh, kép 66, 88,99 chẳng hạn), đố anh CSGT nào dám giơ gậy ách xe.
Không cần phải đến mức đó. Nếu bạn ngồi gần điểm “làm ăn” của CSGT dễ
thấy các anh thường ngó lơ khi những chiếc SH do những thanh niên mặc
may ô, tay, ngực xăm trổ chở “đào” không đội mũ bảo hiểm lượn ngay trước
mũi CSGT lại còn vượt đèn đỏ đố anh nào dám “tuýt” còi.
Chuyện không ít người tìm kiếm mọi cơ hội chụp ảnh với lãnh đạo đảng
và nhà nước đem phóng to treo ở phòng làm việc, phòng khách nhà riêng
coi như một thứ bùa ngải để nát công an hoặc đối tác làm ăn là chuyện
không mấy ai không biết.
Đặc biệt, hội chứng sợ chụp ảnh trở nên rất phổ biến. Ở Việt nam, căn
bệnh này là “sở hữu độc quyền” của những người làm việc tại các cơ quan
Nhà nước, đặc biệt là ngành Công an, cảnh sát. Kể từ khi bức ảnh “Bịt
Miệng” trong Phiên Tòa Tiền Chế Tại Huế Ngày 30/03/2007 được đăng lên,
đáng lẽ ngành công an thay vì phải rút ra bài học tôn trọng luật pháp
nhưng họ lại đối phó theo một lối tiêu cực hơn nữa là đặt làm thật nhiều
tấm biển Cấm quay phim chụp ảnh đem dựng nhan nhản ở khắp công sở thâm
chí cả công viên, vườn hoa làm như nơi đó là khu vực “an ninh quốc
phòng” đặc biệt nguy hiểm có nguy cơ lộ bí mật quốc gia?
Bịt mồm tại tòa đã là một sự hèn yếu người ta lại tỏ ra hèn mạt khi
cố gắng tìm cách “bịt mắt” dân, bịt mắt dư luận bằng cách bắt các “tay
máy” nghiệp dư khi họ chụp ảnh quay phim video các sự kiện xã hội. Trong
các hoạt động dân sự được Hiến pháp quy định cho phép như Biểu tình,
khiếu kiện, những người chụp ảnh luôn bị công an làm khó, nhẹ thì ngăn
cấm đe dọa, nặng thì cướp máy ảnh, đánh người, kể cả phóng viên nước
ngoài công an ta cũng “phang” như thường. Hẳn bạn đọc chưa quên mấy năm
trước, trưởng đại diện Bản tin AP Ben Stocking tại Hà Nội đã bị công an
Hà nội tịch thu máy ảnh, “đấm, bóp cổ và đập vào đầu khi đưa tin về cuộc
cầu nguyện của giáo dân” gần khu vực Nhà thờ lớn Hà nội. Chuyện om xòm,
gây bức xúc lớn đến mức Phát ngôn viên đại sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội, bà
Angela Aggeler đã phải gửi lời phản đối chính thức lên chính quyền Việt
Nam.
Phải nói cho rõ rằng, việc chụp ảnh quay phim là quyền thậm chí còn
là nghĩa vụ (giám sát) của mọi công dân được ghi trong Hiến pháp và được
luật pháp thừa nhận. Công dân có quyền kiểm tra giám sát việc thực thi
luật pháp của các cơ quan nhà nước. Chụp ảnh và quay phim chỉ bị hạn chế
ở một số nơi đặc biệt nhằm bảo đảm bí mật, an ninh quốc gia.
Những bức ảnh, những đoạn clip chỉ là những tấm gương phản chiếu hiện
thực cuộc sống xã hội và là hoạt động dân sự hết sức bình thường.
Tại sao họ sợ chụp ảnh như vậy?
Một người đàng hoàng tử tế và một thằng ăn cướp thì ai sẽ là kẻ sợ chụp ảnh? Dĩ nhiên chỉ kẻ làm việc xấu mới sợ bị chụp hình.
Nhưng ngăn cản chụp hình và có ngăn được hay không là một việc khác.
Liệu người ta có thể ngăn cấm được các bức ảnh hay không khi trong thời
đại công nghệ, mỗi chiếc điện thoại là một máy ảnh và mỗi người dân là
môt “phóng viên”? Câu trả lời là: Không bao giờ. Ngăn chặn những tấm ảnh
là hành động vô vọng giống như lấy bàn tay che mặt trời. Sự thật có thể
có lúc bị xuyên tạc, che lấp nhưng cố công tiêu diệt bằng được sự thật
là một việc bất khả thi.
Không biết đến khi nào người ta mới hết sợ những thứ vớ vẩn như thế?
Ngay cả những người dân lương thiện hiện nay cũng mắc căn bệnh sợ hãi
tiềm thức.Nỗi sợ hãi đè nặng khiến con người ta không dám nói tiếng nói
của riêng mình để rồi tự tha hoá đi lúc nào không biết và tạo cho kẻ ác
lộng hành và góp phần làm xã hội trở nên bại hoại.
Mai Xuân Dũng
0 comments:
Post a Comment