Cộng đồng mạng đang lan truyền một bức ảnh ghép, chụp tượng đồng với ảnh chân dung của một sư thầy, kèm theo đoạn chú thích: “Vụ việc được người dân Thạch Thất phát hiện. Cụ thể: Sư chùa Thích Minh Phượng – Trụ trì chùa Chàng Sơn (Thạch Thất, Hà Nội) đã tự ý ném bức tượng cổ xuống sông mà không thông báo cho người dân biết. Vụ việc chưa được làm sáng tỏ, thì trong thời gian gần đây, sư Thích Minh Phượng đã tự ý mang một bức tượng đúc bằng đồng (truyền thần chính mình) với tỉ lệ tương ứng với khuôn mặt của mình về thờ cúng tại chùa.
Khi phát hiện vụ việc, người dân và chính quyền đã tỏ rõ thái độ
bức xúc và không chấp thuận việc đưa bức tượng này vào chùa Chàng Sơn.
Người dân sau đó đã bê bức tượng này ra giữa chợ để mọi người chứng
kiến”.
Trước những thông tin đang lan truyền, gây xôn xao trong dư luận,PV Kiến Thức tìm đến xã Chàng Sơn (Thạch Thất, Hà Nội) để tìm hiểu và làm rõ.
Tại đây, hàng trăm người dân sống trong 7 thôn khác nhau của xã
Chàng Sơn (Thạch Thất, Hà Nội) cùng bày tỏ sự bức xúc trước những hành
động của sư thầy Thích Minh Phượng – Trụ trì chùa Chân Long (xã Chàng
Sơn, Thạch Thất, Hà Nội): biến chùa Chân Long thành nơi ở riêng của
mình.
Người dân sống trong xã Chàng Sơn phản ánh cụ thể như sau, suốt
quãng thời gian tại chùa Chân Long, sư thầy Thích Minh Phượng liên tiếp
có những việc làm sai trái với các quy định pháp luật về tôn giáo, về
việc quản lý di tích, nơi thờ cúng trong chùa do nhà nước quy định. Làm
trụ trì tại chùa Chân Long, sư thầy Thích Minh Phượng đã tự ý thuê người
vào chùa đào xới đất để làm hố bể tự hoại, nhà vệ sinh phục vụ riêng
cho cá nhân mình mà không hề cho ai biết, cũng không báo cáo lên UBND xã
Chàng Sơn. Tiếp đến, ông Nguyễn Xuân Long (tức sư thầy Thích Minh
Phương) đã tự ý chuyển bỏ nhiều bức tượng phật đã tồn tại lâu đời của di
tích để thay vào đó là những pho tượng phật mới không rõ nguồn gốc.
Người dân sống trong xã Chàng Sơn phản ánh cụ thể như sau, suốt
quãng thời gian tại chùa Chân Long, sư thầy Thích Minh Phượng liên tiếp
có những việc làm sai trái với các quy định pháp luật về tôn giáo, về
việc quản lý di tích, nơi thờ cúng trong chùa do nhà nước quy định. Làm
trụ trì tại chùa Chân Long, sư thầy Thích Minh Phượng đã tự ý thuê người
vào chùa đào xới đất để làm hố bể tự hoại, nhà vệ sinh phục vụ riêng
cho cá nhân mình mà không hề cho ai biết, cũng không báo cáo lên UBND xã
Chàng Sơn. Tiếp đến, ông Nguyễn Xuân Long (tức sư thầy Thích Minh
Phương) đã tự ý chuyển bỏ nhiều bức tượng phật đã tồn tại lâu đời của di
tích để thay vào đó là những pho tượng phật mới không rõ nguồn gốc.
Quá bức xúc trước những việc làm của ông Nguyễn Xuân Long (sư thầy
Thích Minh Phượng), đông đảo bà con nhân dân trong xã Chàng Sơn đã làm
đơn kiến nghị lên UBND xã Chàng Sơn, HĐND, Ban Văn hóa xã Chàng Sơn
(Thạch Thất, Hà Nội), nêu rõ những việc làm sai trái với các quy định
pháp luật tôn giáo của ông Nguyễn Xuân Long…
Ông Nguyễn Văn Thúc (Chủ tịch hội người cao tuổi, xã Chàng Sơn,
Thạch Thất, Hà Nội) bức xúc nói: “Tôi cũng như các bà con khác sống
trong thôn thực sự không thể nào chấp nhận nổi những việc làm của trụ
trì Thích Minh Phượng. Đã nhiều lần bà con làm đơn kiến nghị lên xã,
nhưng vẫn thấy sư thầy Thích Minh Phượng lộng hành, sau đó dần biến
những tài sản quý giá chung của chùa thành của riêng của ông Long. Đấy
là chưa kể việc ông Long còn tháo bỏ các bức tượng cổ đã tồn tại hàng
nghìn năm, đưa đi nơi khác để thay vào đó là những bức tượng có hình thù
quái gở…”.
Cũng bày tỏ sự tức giận không kém, ông Chu Văn Điệp (thôn 4, Chàng
Sơn, Thạch Thất, Hà Nội) nói: “Trước đây, khi ông Nguyễn Xuân Long chưa
về làm trụ trì của chùa Chân Long, người dân trong thôn sống rất hòa
thuận. Nhưng từ ngày ông ấy về khiến cuộc sống của người dân nơi đây bị
đảo lộn hoàn toàn. Tất cả những việc làm của ông Long như tự xây nhà tắm
ngay cạnh chùa chính, xây gara ô tô trước cửa chùa, thay những bức
tượng cổ trong chùa bằng những bức tượng khác… khiến chúng tôi vô cùng
bức xúc. Ngày trước người dân trong xã còn hay đi chùa, thắp hương vào
các dịp lễ, tết… nhưng từ khi ông Long về và gây ra những việc động
trời, động tâm linh như vậy chúng tôi ít lên chùa”.
Đánh người, lập Đạo Tràng gây mâu thuẫn bao gia đình
Chị Nguyễn Thị Nhung (gửi đơn tới Công an huyện Thạch Thất, Ban
Công an xã Bình Phú, Ban trị sự Hội phật giáo (Thạch Thất, Hà Nội) tố
cáo ông Long đánh mình như sau :
“Vào lúc 9h30 ngày 11/7/2013, tôi chở hàng từ xã Hữu Bằng ra đường
80B, đến cổng trường THPT Phùng Khắc Khoan, xã Bình Phú, thì thấy một
chiếc xe chở gỗ va chạm với một ô tô. Xe chở gỗ đã đè lên người chở gỗ.
Thấy vậy, tôi đã xuống giúp đỡ người bị nạn. Tôi không hiểu lý do gì chủ
của chiếc xe ô tô va chạm lao vào đấm, đá tôi túi bụi. Ông ta còn túm
tóc quay tôi 3 vòng, nhưng rất may được bà con cứu giúp.
Sự việc xảy ra khiến bà con sống xung quanh hiện trường vô cùng bức
xúc, đến thăm hỏi tôi (ở bệnh viện) và cho biết điều thực sự đáng buồn
hơn nữa. Người đánh tôi lại là một nhà tu hành. Tìm hiểu ra tối mới biết
chính là ông Nguyễn Xuân Long (tức Thích Minh Phượng) đang trụ trì tại
chùa Chân Long Tự, thôn 4, xã Chàng Sơn, đúng nơi ở của bố đẻ của tôi.
Thấy vậy bố tôi rất bức xúc, vì trụ trì này từng gây nhiều chuyện với
nhân dân. Tôi nghĩ, nhà tu hành phải từ bi hỷ xả cứu nhân độ thế chứ ai
lại vi phạm vào pháp lệnh tôn giáo, hành xử như một kẻ côn đồ, đánh
người vô căn cứ. Bản thân tôi là một người phụ nữ, thế mà ông Nguyễn
Xuân Long – nhà tu hành – lại xông vào đánh tôi. Nhà tôi rất khó khăn,
giờ lại không đi làm được, khó khăn lại khó khăn hơn.
Vậy nay tôi làm đơn tố cáo ông Thích Minh Phượng – nhà tu hành này
đánh tôi vô căn cứ là vi phạm vào pháp luật. Tôi kính mong các quý cơ
quan liên quan, xem xét và giải quyết thỏa đáng giúp tôi, đúng theo luật
cũng như pháp lệnh tôn giáo, đúng người đúng tội với ông Thích Minh
Phượng theo pháp luật của nhà nước”.
Người nhà của chị Nguyễn Thị Nhung cho biết thêm, gia đình đã gửi
đơn tố cáo đi nhưng không thấy cơ quan chức năng phản hồi lại, sau đó cứ
để vụ việc dần lắng xuống.
Nhiều người dân sống tại 7 thôn trong xã Chàng Sơn còn cho biết,
ngoài những việc làm gây phiền toái, bức xúc nhân dân, trụ trì Thích
Minh Phượng còn tự ý lập ra một Đạo Tràng, được gọi là “Đạo áo dài
xanh”, với gần 100 người (trong đó có 2 nam giới, còn lại là phụ nữa).
Tất cả những người này sẵn sàng “liều tính mạng” của mình, trong mọi
hoàn cảnh để bảo vệ cho trụ trì Thích Minh Phượng.
“Ông Long lập ra Đạo Tràng và chỉ cho phép những người trẻ tuổi
trong xã vào chùa thắp hương, phúng vái, còn những người già ít được cho
vào. Những người được ông Long thu nạp vào Đạo Tràng chủ yếu là người
dân trong thôn, số ít là quy tập phía bên ngoài thôn. Cũng chính vì lập
ra Đạo Tràng, ông Long đã gây mâu thuẫn cho biết bao gia đình. Trai gái
trong thôn yêu nhau không thể lấy được nhau, gia đình có chị em khác đạo
thì cãi vã, thậm chí có gia đình mẹ con ruột chửi nhau… cũng chỉ bởi
người một người theo “Đạo áo dài xanh”, một người theo Đạo Phật”, bà Phí
Thị Niễm (người dân xã Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội) chia sẻ.
Thờ tượng đồng của chính mình
Cách đây khoảng 1 tuần, ông Nguyễn Xuân Long tự ý mang ra khỏi chùa
một pho tượng cổ có tên “Vua Cha Ngọc Hoàng”, thả xuống sông và nói
rằng: “Đem tượng xuống sông tắm, vì bị các giãi trong chùa lỡ tay làm
xước xát”. Để thay thế cho bức tượng “Vua Cha Ngọc Hoàng”, ông Long đã
bí mật đem về một bức tượng đồng (có trọng lượng khoảng 350 kg, cao
khoảng 1,4 m), với khuôn mặt giống y hệt ông Long, sau đó nói với người
dân: “Đây là tượng vua Trần Thánh Tông”, đưa về để thay thế “Vua Cha
Ngọc Hoàng”, bà con hãy cùng thờ, phúng.
Không thể nào kìm nén thêm được cơn tức giận, đến khoảng 10h30 ngày
5/11, hàng trăm người dân của 7 thôn, xã Chàng Sơn đã tập trung, kéo về
chùa Chân Long, sau đó yêu cầu ông Nguyễn Xuân Long phải ngay lập tức
hạ bức tượng đồng có khuôn mặt giống y hệt mình xuống khỏi ban thờ và
phải trả lại nguyên vẹn bức tượng cổ “Vua Cha Ngọc Hoàng” vào vị trí cũ.
Đến 12h trưa, bức tượng đồng được ông Long tự ý đưa về thay thế
tượng cổ bị hạ xuống khỏi ban thờ, sau đó sử dụng một tấm bạt để cuộn
lại hòng che mắt người dân, thế nhưng bức tượng đã bị các thanh niên
trong thôn kéo ra giữa chợ để mọi người cùng nhìn thấy. Khi bị người dân
vây xung quanh, ông Nguyễn Xuân Long còn có những câu phát ngôn khiến
bà con cực kỳ sốc…
Thấy bà con kéo về chùa Chân Long quá đông, các cán bộ trong xã
Chàng Sơn đã phối hợp với lực lượng Công an xã đã cùng nhau đến để giải
quyết, nhằm xoa dịu cơn phẫn nộ của người dân. Mãi đến 17h cùng ngày ông
Nguyễn Xuân Long mới chuyển được bức tượng lên một xe ô tô và đưa đi
đâu không rõ.
Chính quyền xã cũng… bức xúc
Chứng kiến cảnh tượng hàng trăm người dân trong 7 thôn phẫn nộ về
những việc làm của trụ trì Thích Minh Phượng, ông Nguyễn Kim Toàn (Phó
chủ tịch Ban Văn hóa xã Chàng Sơn) cũng cảm thấy bức xúc.
Ông Toàn cho biết: “Chùa Chân Long là một ngôi chùa được xếp hạng
di tích Lịch sử kiến trúc Quốc Gia (1992). Năm 2010 ông Nguyễn Xuân Long
mới chỉ là người được phép tạm trú, hành lễ tại chùa. Đến năm 2011, mới
có quyết định được trụ trì chùa. Những việc làm của sư thầy Thích Minh
Phượng tại chùa Chân Long thời gian qua, không chỉ khiến người dân trong
xã mà đối với các cấp chính quyền trong xã cũng vô cùng bức xúc.
UBND xã đã 7 lần lập biên bản hiện trạng, xác minh về những việc
ông Nguyễn Xuân Long đã tự ý vi phạm các quy định pháp luật về tôn giáo
(thuê người đào đất, làm hố bể tự hoại, nhà vệ sinh phục vụ riêng cho
bản thân ngay tại đốc chùa chính bản thân, tự ý di dời, thay đổi và các
tượng phật cổ nghìn năm trong chùa mà không thông báo với UBND xã…).
Trong thời gian vừa qua ông Nguyễn Xuân Long còn 2 lần đem pho
tượng phật mới về chùa Chân Long mà không rõ nguồn gốc (lần 1 là 16 pho
tượng, lần 2 là 14 pho tượng). UBND xã đã yêu cầu ông Long không được tự
ý thêm bớt pho tượng nào, sau đó yêu cầu ông Long đem ngay các pho
tượng phật mới mang về ra khỏi chùa, nhưng mãi ông Long không di dời
tượng phật đi. UBND xã nhiều lần làm việc với các già Giãi và ông Long,
song thấy ông Long luôn có thái độ bất hợp tác với chính quyền, không
chỉ thế mà còn lôi kéo một số người gây khó khăn trong việc giải quyết.
Chiều qua, sau khi vào làm việc xong với UBND xã Chàng Sơn, PV Kiến Thứcquay
lại chùa Chân Long để tìm hiểu thêm một số thông tin thì thấy bên trong
khu vực nhà chùa chỉ có hàng chục người dân đứng ngồi, trước sân chính
của chùa với sự tức giận thể hiện rõ trên khuôn mặt, và tất cả những
cánh cửa chính bên trong chùa Chân Long đã bị khóa chặt. Trụ trì Thích
Minh Phượng đồng thời cũng vắng mặt.
Dưới sức ép của dân, sư trụ trì đã phải lội xuống sông để mò bức
tượng cổ mà chính ông đã vứt. Còn bức tượng của bản thân nhà sư bị dân
kéo ra giữa chợ.
(Theo News.go.vn)
0 comments:
Post a Comment