Tác giả : Trần Khải
Nợ xấu tại các ngân hàng Việt Nam là bao nhiêu? Đó là một con số
cực kỳ bí ẩn. Người ta có thể đọc rất nhiều bản tin trong tuần qua, mà
vẫn có thể chỉ thấy mịt mờ sương khói. Có vẻ ngay như chính các ngân
hàng đã học được phép tàng hình.
Bài viết trên báo Lao Động hôm Thứ Sáu 7/7/2012, nhan đề “Tỉ lệ nợ
xấu của ngân hàng: Số đúng là bao nhiêu?” của Luật gia Vũ Xuân Tiền đã
ghi nhận:
“…Cho đến thời điểm này, tổng dư nợ cho vay BĐS của tất cả các NHTM là bao nhiêu cũng chưa có con số nào được coi là chính xác. Vì vậy, tỉ lệ nợ xấu của các NHTM là bao nhiêu cũng chưa thể có con số đáng tin cậy. Từ tháng 6.2011, khi NHNN chỉ thừa nhận tỉ lệ nợ xấu trong hệ thống NH vào khoảng 3,2%, Fitch Ratings – một tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập có uy tín của quốc tế – đã công bố tỉ lệ này lên đến 13%, tức gấp 4 lần con số của NHNN.” (hết trích)
Chữ BĐS là viết tắt của “bất động sản.” Chữ NHTM là “ngân hàng thương mại.” Và NHNN là “ngân hàng nhà nước.”
Nhưng tại sao con số ước tính của Fitch Ratings về nợ xấu tại các NHTM ở VN cao gấp 4 lần con số NHNN đưa ra?
Báo VnEconomy có bài viết nhan đề “Nợ xấu ngân hàng: Con số mà biết nói năng…” của nhà phân tích Minh Đức hôm 6/7/2012 lại ghi nhận:
“…Thế rồi, chiều 7/6/2012, giải trình trước Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đưa ra con số nợ xấu tới 10%. Công chúng xôn xao.
Nguyên văn Thống đốc Bình nói như sau: “Về nợ xấu trong hệ thống ngân hàng, theo số liệu của nhiều bên đánh giá khác nhau, nhưng số liệu đánh giá của Ngân hàng Nhà nước nợ xấu của ngân hàng tính chung trong toàn hệ thống tăng từ 6% toàn hệ thống đến mức 10% toàn hệ thống. Với nợ xấu lớn như vậy làm cho chi phí vốn các ngân hàng thương mại phải gánh 10% nợ xấu cho nên chi phí vốn thực tế của các ngân hàng vẫn còn cao”….
Như vừa mới đây thôi, có nhà đầu tư nào bị ngã ngửa khi chỉ sau vài tháng thông tin nợ xấu của Ngân hàng Nhà Hà Nội (Habubank) từ 4,69% vọt lên 16,06%, và khi sự thực lộ ra họ không kịp trở tay?” (hết trích)
Thống Đốc nói là nợ xấu tới 10%? Và rồi nợ xấu ở Habubank là 16,06%? Thông tin lộ ra mà ngân hàng không kịp bưng bít?
Vấn đề là, khi có nợ xấu, ngân hàng cần bán nợ xấu đi để khỏi nặng nề cho sổ sách.
Nhà phân tích Vũ Dũng trên thông tấn VOV viết bài tựa đề “Ai sẽ mua nợ xấu ngân hàng?” đã nói về nhu cầu khẩn thiết phải mau bán nợ xấu.
Bài viết có đoạn nói:
“…Cái lợi của việc mua lại nợ xấu đó sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp. Ví dụ một tổ chức cá nhân muốn đầu tư sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực thủy sản, nhưng lại không muốn mất công sức từ đầu để gây dựng sản xuất, thương hiệu, thị trường. Khi đó họ có thể tìm những DN thủy sản đang có nợ xấu với ngân hàng, mua khoản nợ xấu đó, rồi tìm cách cơ cấu lại DN, vực dậy DN. Hoặc cũng có thể vực dậy DN rồi bán đi kiếm lời theo cách mà thế giới vẫn làm.
Các ngân hàng cũng không nên khư khư giữ giá khoản nợ quá cao, bằng mệnh giá, mà nên bán với giá rẻ, mà có những khoản nợ xấu phải chấp nhận bán với giá chỉ bằng một nửa, thậm chí 1/10 giá trị thực khoản nợ…” (hết trích)
Nghĩa là, nợ xấu cần thương lượng mua bán để táí cơ cấu doanh nghiệp?
Tuy nhiên, một chuyên gia tài chánh, Tiến Sĩ Alan Phan hôm 6/07/2012 trong bài viết nhan đề “Những hỏa mù trong canh bạc” đăng trên blog gocnhinalan.com và đăng lại ở mạng Bauxite VN đã nêu lên một số câu hỏi cần quan tâm, trích (xin chú thích chữ OPM là viết tắt của “tiền của người khác”):
“…Lấy những thảo luận về tái cấu trúc ngân hàng làm thí dụ. Tôi tin rằng ngay cả Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN) cũng không nắm rõ con số nợ xấu thực sự của các ngân hàng thương mại. Ông Thống Đốc vừa tuyên bố là khoảng 10% dư nợ thì vài ngày sau đó, con số thống kê của NHNN là 4.6%. Trong khi đó, Fitch Rating đưa ra con số 13% chưa tính nợ xấu từ các doanh nghiệp nhà nước (chỉ Vinashin và Vinalines đã tổng cộng đến 6 tỷ USD). Một tư liệu của một ngân hàng tư nhân cho một ước tính không kiểm chứng được là 27%.
Lập một công ty mua bán nợ xấu mà không biết số nợ là bao nhiêu; rồi chưa chắc là bán cho ai với giá như thế nào, thì chỉ có các đầu óc siêu việt mới dám kinh doanh kiểu này.
Một yếu tố khác không ai rõ là tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại. Có nhiều xếp hạng 1, 2, 3, 4 gì đó, nhưng NHNN chi viện thường trực nên thứ hạng có thể thay đổi theo ngày theo giờ. Chánh sách khoanh giãn nợ vừa ban hành làm bức tranh mờ tối thêm. Rồi lượng tiền 300 ngàn tỷ NHNN vừa bơm ra đã chạy về đâu? Nếu dùng để mua nợ xấu thì lập thêm một công ty mua bán nợ xấu phải chăng là để hợp thức hóa số tiền đã sử dụng hay là một thủ thuật khác cho dòng tiền chạy quanh và biến mất?
Một câu hỏi khác là NHNN có biện pháp và khả năng điều tra những sở hữu chéo của các cổ đông lớn kiểm soát ngân hàng và các công ty con của họ? Những tin đồn trên mạng Internet nêu đích danh những chủ ngân hàng rút ruột ngân hàng của mình (thực sự là OPM của khách hàng) và của nhà nước bằng những giao dịch “ảo” (tôi cho anh vay, anh cho thằng B vay, thằng B cho thằng C vay, rồi C quay lại cho tôi vay). Cứ mỗi lần tiền đổi tay, chúng ta lại thu thêm một số tiền phí và hoa hồng. Sau một hồi, khi tiền hết thì ngân hàng mất thanh khoản; nhưng may thay, đã có NHNN nhẩy vào mua các nợ xấu. Một công ty công cộng nhỏ ở Mỹ (các blue chips thì chắc chắn không dám) mà xoay tiền lối này qua các giao dịch chéo giữa những đối tác sẽ bị huýt còi và điều tra ngay…” (hết trích)
Nghĩa là tiền người khác, thực sự là tiền cuả dân, tiền củả khách hàng, đã bị chính ngân hàng rút ruột bằng giao dịch ảo?
Bởi thế, nợ xấu làm sao đếm nổi.
Trần Khải
“…Cho đến thời điểm này, tổng dư nợ cho vay BĐS của tất cả các NHTM là bao nhiêu cũng chưa có con số nào được coi là chính xác. Vì vậy, tỉ lệ nợ xấu của các NHTM là bao nhiêu cũng chưa thể có con số đáng tin cậy. Từ tháng 6.2011, khi NHNN chỉ thừa nhận tỉ lệ nợ xấu trong hệ thống NH vào khoảng 3,2%, Fitch Ratings – một tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập có uy tín của quốc tế – đã công bố tỉ lệ này lên đến 13%, tức gấp 4 lần con số của NHNN.” (hết trích)
Chữ BĐS là viết tắt của “bất động sản.” Chữ NHTM là “ngân hàng thương mại.” Và NHNN là “ngân hàng nhà nước.”
Nhưng tại sao con số ước tính của Fitch Ratings về nợ xấu tại các NHTM ở VN cao gấp 4 lần con số NHNN đưa ra?
Báo VnEconomy có bài viết nhan đề “Nợ xấu ngân hàng: Con số mà biết nói năng…” của nhà phân tích Minh Đức hôm 6/7/2012 lại ghi nhận:
“…Thế rồi, chiều 7/6/2012, giải trình trước Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đưa ra con số nợ xấu tới 10%. Công chúng xôn xao.
Nguyên văn Thống đốc Bình nói như sau: “Về nợ xấu trong hệ thống ngân hàng, theo số liệu của nhiều bên đánh giá khác nhau, nhưng số liệu đánh giá của Ngân hàng Nhà nước nợ xấu của ngân hàng tính chung trong toàn hệ thống tăng từ 6% toàn hệ thống đến mức 10% toàn hệ thống. Với nợ xấu lớn như vậy làm cho chi phí vốn các ngân hàng thương mại phải gánh 10% nợ xấu cho nên chi phí vốn thực tế của các ngân hàng vẫn còn cao”….
Như vừa mới đây thôi, có nhà đầu tư nào bị ngã ngửa khi chỉ sau vài tháng thông tin nợ xấu của Ngân hàng Nhà Hà Nội (Habubank) từ 4,69% vọt lên 16,06%, và khi sự thực lộ ra họ không kịp trở tay?” (hết trích)
Thống Đốc nói là nợ xấu tới 10%? Và rồi nợ xấu ở Habubank là 16,06%? Thông tin lộ ra mà ngân hàng không kịp bưng bít?
Vấn đề là, khi có nợ xấu, ngân hàng cần bán nợ xấu đi để khỏi nặng nề cho sổ sách.
Nhà phân tích Vũ Dũng trên thông tấn VOV viết bài tựa đề “Ai sẽ mua nợ xấu ngân hàng?” đã nói về nhu cầu khẩn thiết phải mau bán nợ xấu.
Bài viết có đoạn nói:
“…Cái lợi của việc mua lại nợ xấu đó sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp. Ví dụ một tổ chức cá nhân muốn đầu tư sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực thủy sản, nhưng lại không muốn mất công sức từ đầu để gây dựng sản xuất, thương hiệu, thị trường. Khi đó họ có thể tìm những DN thủy sản đang có nợ xấu với ngân hàng, mua khoản nợ xấu đó, rồi tìm cách cơ cấu lại DN, vực dậy DN. Hoặc cũng có thể vực dậy DN rồi bán đi kiếm lời theo cách mà thế giới vẫn làm.
Các ngân hàng cũng không nên khư khư giữ giá khoản nợ quá cao, bằng mệnh giá, mà nên bán với giá rẻ, mà có những khoản nợ xấu phải chấp nhận bán với giá chỉ bằng một nửa, thậm chí 1/10 giá trị thực khoản nợ…” (hết trích)
Nghĩa là, nợ xấu cần thương lượng mua bán để táí cơ cấu doanh nghiệp?
Tuy nhiên, một chuyên gia tài chánh, Tiến Sĩ Alan Phan hôm 6/07/2012 trong bài viết nhan đề “Những hỏa mù trong canh bạc” đăng trên blog gocnhinalan.com và đăng lại ở mạng Bauxite VN đã nêu lên một số câu hỏi cần quan tâm, trích (xin chú thích chữ OPM là viết tắt của “tiền của người khác”):
“…Lấy những thảo luận về tái cấu trúc ngân hàng làm thí dụ. Tôi tin rằng ngay cả Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN) cũng không nắm rõ con số nợ xấu thực sự của các ngân hàng thương mại. Ông Thống Đốc vừa tuyên bố là khoảng 10% dư nợ thì vài ngày sau đó, con số thống kê của NHNN là 4.6%. Trong khi đó, Fitch Rating đưa ra con số 13% chưa tính nợ xấu từ các doanh nghiệp nhà nước (chỉ Vinashin và Vinalines đã tổng cộng đến 6 tỷ USD). Một tư liệu của một ngân hàng tư nhân cho một ước tính không kiểm chứng được là 27%.
Lập một công ty mua bán nợ xấu mà không biết số nợ là bao nhiêu; rồi chưa chắc là bán cho ai với giá như thế nào, thì chỉ có các đầu óc siêu việt mới dám kinh doanh kiểu này.
Một yếu tố khác không ai rõ là tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại. Có nhiều xếp hạng 1, 2, 3, 4 gì đó, nhưng NHNN chi viện thường trực nên thứ hạng có thể thay đổi theo ngày theo giờ. Chánh sách khoanh giãn nợ vừa ban hành làm bức tranh mờ tối thêm. Rồi lượng tiền 300 ngàn tỷ NHNN vừa bơm ra đã chạy về đâu? Nếu dùng để mua nợ xấu thì lập thêm một công ty mua bán nợ xấu phải chăng là để hợp thức hóa số tiền đã sử dụng hay là một thủ thuật khác cho dòng tiền chạy quanh và biến mất?
Một câu hỏi khác là NHNN có biện pháp và khả năng điều tra những sở hữu chéo của các cổ đông lớn kiểm soát ngân hàng và các công ty con của họ? Những tin đồn trên mạng Internet nêu đích danh những chủ ngân hàng rút ruột ngân hàng của mình (thực sự là OPM của khách hàng) và của nhà nước bằng những giao dịch “ảo” (tôi cho anh vay, anh cho thằng B vay, thằng B cho thằng C vay, rồi C quay lại cho tôi vay). Cứ mỗi lần tiền đổi tay, chúng ta lại thu thêm một số tiền phí và hoa hồng. Sau một hồi, khi tiền hết thì ngân hàng mất thanh khoản; nhưng may thay, đã có NHNN nhẩy vào mua các nợ xấu. Một công ty công cộng nhỏ ở Mỹ (các blue chips thì chắc chắn không dám) mà xoay tiền lối này qua các giao dịch chéo giữa những đối tác sẽ bị huýt còi và điều tra ngay…” (hết trích)
Nghĩa là tiền người khác, thực sự là tiền cuả dân, tiền củả khách hàng, đã bị chính ngân hàng rút ruột bằng giao dịch ảo?
Bởi thế, nợ xấu làm sao đếm nổi.
Trần Khải
0 comments:
Post a Comment