Kế hoạch trở lại châu Á-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ đã chính thức tạo căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng. Nếu chiến tranh xảy ra, thì cuộc chiến sẽ bắt đầu từ trên không, bởi vì vệ tinh tình báo là con mắt theo dõi và xác định tọa độ của các tàu chiến, xe tăng, những dàn hỏa tiễn, những đội hình tác chiến dưới mặt đất. Đồng thời, lợi hại nhất là hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu, dẫn đường cho các hỏa tiễn và bom tinh khôn. Tất cả đều ở trên trời. Nếu hai phương tiện chiến tranh nầy bị tê liệt, thì vũ khí dưới mặt đất trở thành vô dụng. Vũ khí Hoa Kỳ hiện đại nhất thế giới, cộng thêm kinh nghiệm xử dụng vũ khí tác chiến, không ai theo kịp, nhưng mức độ phát triển nhanh chóng của Trung Cộng làm cho Hoa Kỳ lo ngại.
Lợi thế của Trung Cộng là họ không bỏ ra những số tiền khổng lồ để làm nghiên cứu, chỉ nhờ vào tài ăn cắp rồi cải tiến, tuy lẹt đẹt phía sau nhưng thật sự là một đe dọa, không những cho Hoa Kỳ và các nước trong khu vực, mà còn đe dọa cho cả nhân loại nữa, vì tham vọng bành trướng bá quyền ngàn năm của Hán tộc.
Hiện tại, cuộc chạy đua vũ trang với Hoa Kỳ rất gay gắt, không những trên mặt đất, mà còn ở ngoài không gian nữa.
Cựu Bộ trưởng QP/HK, ông Robert Gates cho rằng cuộc cạnh tranh đang diễn ra gay gắt trên lãnh vực an ninh mạng, vũ khí hạt nhân và phòng thủ hỏa tiễn.
Nếu chiến tranh xảy ra, thì cuộc chiến sẽ bắt đầu từ bên ngoài bầu khí quyển, tức là vũ trụ, bởi vì, hệ thống dẫn đường cho các hoả tiễn và hệ thống thông tin liên lạc, được điều khiển từ hệ thống định vị toàn cầu.
Hiện tại, Trung Cộng đang xử dụng hệ thống định vị toàn cầu của Hoa Kỳ là GPS (Global Positioning System-GPS). Khi hệ thống GPS bị khóa hay ngừng hoạt động, thì tất cả các hoả tiễn được dẫn đường bằng GPS sẽ trở thành vô dụng.
2* Đạo quân ăn cắp của Trung Cộng
Trước đây, trong một cuộc điều trần hữu thệ, Giám đốc FBI, Robert Mueller và Giám đốc Tình báo Quốc gia James Clapper, đã báo động trước Ủy Ban Tình Báo Thượng Viện HK, về những cuộc tấn công xâm nhập quy mô và gia tăng các binh đoàn tin tặc (Hacker), vào hệ thống các máy tính của các ngành công nghệ HK, mục đích đánh cắp và đánh phá tài liệu.
Công ty an ninh máy tính Symantec thông báo một loạt Virus gọi là Sykipot, phát xuất từ Trung Cộng, đã phát tán, mục đích xâm nhập vào các công nghệ quốc phòng HK.
Trung Cộng đang tìm kiếm những bí mật về kỹ thuật tàng hình cho phi cơ và tàu chiến, bí mật hỏa tiễn và nhất là bí mật về phi cơ liên hành tinh (vũ trụ) không người lái, độc nhất vô nhị của HK, đó là chiếc X-37B.
Phản gián HK và Ấn Độ gài bẫy để theo dõi hành tung của Virus, đã khám phá ra sào huyệt của tin tặc, thuộc cấp quốc gia là Trung Cộng. Không những ăn cắp bí mật quân sự, kinh tế của HK, mà TC còn ăn cắp kỹ thuật của châu Âu.
Nga còn chạy mặt Trung Cộng về nghề ăn cắp thô bạo từ lâu. Mới đây, hôm thứ thứ ba 6-3-2012, Nga đồng ý bán cho Trung Cộng 48 phi cơ tiêm kích (không chiến) Sukhoi với số tiền là 4 tỷ đô la, nhưng với điều kiện là nước nầy không được sao chép, ăn cắp mẫu của Nga. Nga nhất định phải đưa điều kiện ràng buộc nầy vào hợp đồng: “Cấm Trung Cộng sao chép các máy bay nầy, rồi sau đó sản xuất đem bán cho nước thứ ba”. Trung Cộng từ chối. Điều nầy xác nhận ý đồ bất chánh của họ.
Tờ Kommersant đã công khai tố cáo Trung Cộng, đã từng sao chép, ăn cắp nhiều kiểu máy bay của Nga như Su-27, Su-30 và MiG-29. Bị tố cáo trước thế giới là phường ăn cắp, vậy sĩ khí và danh dự dân tộc ở đâu? Thật là vô liêm sĩ.
Viện Nghiên Cứu Hoà Bình QT đặt tại Stockholm, Sipri, đã nhấn mạnh, “Trung Cộng đặc biệt chú ý đến việc chiếm lĩnh công nghệ nước khác, nhằm phát triển ngành công nghiệp vũ khí của họ”.
3* Trung Cộng muốn thoát khỏi sự lệ thuộc vào không gian của Hoa Kỳ
Hiện nay, hệ thống dẫn đường cho hỏa tiễn của Trung Cộng còn lệ thuộc vào hệ thống định vị toàn cầu GPS của Hoa Kỳ.
Bộ QP/HK đang điều hành và kiểm soát hệ thống GPS nầy. Trong trường hợp căng thẳng giữa hai bên, Ngũ Giác Đài có thể không cho TC xử dụng hệ thống nầy, bằng cách gây nhiễu hoặc khóa tần số, thì tất cả hỏa tiễn liên hệ xem như vô dụng
.
Sự lợi hại của hệ thống định vị toàn cầu được thể hiện trong cuộc
chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất, năm 1991, hệ thống dẫn đường các hỏa
tiễn đã đánh trúng mục tiêu một cách rất chính xác, sai số từ 1 đến 3m.
Các ký giả ngoại quốc ở khách sạn không xa mục tiêu có thể thấy rõ hỏa
tiễn phóng thẳng vào một chỗ, cho nên họ an tâm quan sát.Hệ thống GPS còn cung cấp một băng tần tín hiệu rộng rãi, do phủ sóng toàn cầu, nên việc giao thông liên lạc giữa các quốc gia trong liên quân rất dễ dàng.
Kế đó, Trung Cộng lại bị một cú sốc, là không thể xác định được vị trí của hai nhóm hàng không mẫu hạm mà HK đã điều động đến để bảo vệ Đài Loan, cũng thuộc vùng biển của Trung Cộng. Đó là sự kiện Trung Cộng đã bắn hỏa tiễn vào vùng biển Đài Loan và thực hiện những cuộc tập trận đổ bộ, trước cuộc bầu cử tổng thống 3 ngày, để đe dọa người dân Đài Loan, là không được bầu cho ứng cử viên Lý Đăng Huy, vì nghĩ rằng, khi đắc cử tổng thống, ông Huy có thể sẽ tuyên bố Độc lập cho đảo Đài Loan. Nhưng TC thất bại, vì người dân Đài Loan tin tưởng vào sự bảo vệ của HK, nên Lý Đăng Huy đắc cử tổng thống với đa số phiếu.
Vì muốn thoát khỏi sự lệ thuộc vào hệ thống GPS của HK, nên suốt 15 năm qua, TC nổ lực xây dựng riêng cho mình một hệ thống định vị vệ tinh, có tên là Bắc Đẩu (BeiDou).
4* Hệ thống định vị Bắc Đẩu (The BeiDou Navigation System)
Ngày 27-12-2011, phát ngôn viên Ran Cheng cho biết, Trung Cộng khẳng định rằng, hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu, tự tạo, đã bắt đầu hoạt động trong nổ lực chấm dứt sự lệ thuộc vào vệ tinh của nước ngoài.
Bắc Đẩu sẽ cung cấp dịch vụ dẫn đường trong khu vực nước Trung Hoa trong năm 2012 và trên toàn cầu vào năm 2020.
Bắc Đẩu 1, gồm 3 vệ tinh phủ sóng địa phương, trên khu vực nước Tàu, được xử dụng vào ngày 27-12-2011.
4.2. Bắc Đẩu 2.
Hệ thống Bắc Đẩu 2, còn gọi là Compass. Là hệ thống định vị toàn cầu với 35 vệ tinh, đang trên đường xây dựng, dự trù sẽ hoàn thành vào năm 2020. Mức độ chính xác hiện tại là 25m và đang cải thiện để còn sai biệt trong vòng 10m.
Trung Cộng dùng hỏa tiễn Trường Chinh 3, để đưa các vệ tinh vào quỹ đạo. Hiện nay, đã có 11 vệ tinh được đặt vào quỹ đạo, cách mặt đất 21,150km. Như vậy, còn 24 vệ tinh nữa sẽ được đặt vào hệ thống Bắc Đẩu.
Các khoa học gia Trung Cộng cho biết, từ năm 2011 đến 2015, họ sẽ có 100 vụ phóng để đưa 100 vệ tinh các loại vào vũ trụ.
Hệ thống Bắc Đẩu toàn cầu dự liệu sẽ đưa vào xử dụng năm 2020.
5* Hệ thống định vị toàn cầu GPS của Hoa Kỳ
Hệ thống định vị toàn cầu GPS (Global Positioning System) là hệ thống xác định vị trí trên mặt trái đất, bằng hệ thống 24 vệ tinh nhân tạo, đặt trên một quỹ đạo ở ngoài bầu khí quyển của quả địa cầu. Hệ thống do Bộ QP/HK thiết kế, xây dựng, điều khiển và quản lý.
Trong cùng một thời điểm, 3 vệ tinh trong hệ thống, cùng xác định tọa độ của bất cứ một điểm nào trên mặt quả đất nầy, rồi truyền tín hiệu xuống các trạm thu nhận dưới đất.
5.1. Sự hoạt động của GPS
24 vệ tinh bay vòng quanh trái đất 2 lần trong một ngày, theo một đường đi (quỹ đạo) được điều khiển một cách rất chính xác. 3 vệ tinh trong hệ thống cùng phát tín hiệu về một tọa độ xuống mặt đất, được các máy thu tiếp nhận, với độ sai biệt từ 1 đến 3m.
5.1.1. Ba thành phần của hệ thống GPS
1. Phần không gian
2. Phần kiểm soát
3. Phần xử dụng
Không Quân Hoa Kỳ phụ trách làm phát triển, điều hành và bảo trì 2 thành phần, là không gian và kiểm soát.Từ quỹ đạo cách mặt đất 20,200km, các vệ tinh truyền tín hiệu từ vũ trụ xuống mặt địa cầu, được các máy thu tín hiệu GPS, làm những con toán vô cùng phức tạp, để xác định vị trí không gian 3 chiều: kinh độ, vĩ độ và chiều cao vào thời điểm đó. Những tính toán phức tạp về trạng thái thời tiết của bầu khí quyển, có tác động vào tốc độ của tín hiệu, như độ ẩm, giông bão, các lớp mây…
1). Phần không gian của hệ thống GPS
24 vệ tinh nằm trên một quỹ đạo, xoay chung quanh trái đất. Chúng được điều khiển luôn luôn cách mặt đất 20,200km. Sự chuyển động rất ổn định và quay 2 vòng trái đất trong 24 giờ, với tốc độ 7,000 miles/giờ. Các vệ tinh được sắp xếp làm sao cho những máy thu dưới đất, luôn luôn nhìn thấy 4 vệ tinh ở bất cứ ở một thời điểm nào.
Vệ tinh hoạt động được, nhờ năng lượng mặt trời và những nguồn pin, accu chứa điện khi không có ánh sáng mặt trời, tức là lúc gọi là ban đêm.2). Phần kiểm soát của hệ thống GPS Mục đích của phần kiểm soát là điều khiển cho các vệ tinh đi theo đúng quỹ đạo đã ấn định (20,200km)
Có 5 trạm kiểm soát ở rải rác khắp nơi trên trái đất, trong đó, 4 trạm tự động và một trạm trung tâm. Ngoài ra, còn có một trạm trung tâm dự phòng, và 6 trạm kiểm soát chuyên biệt.
Đường bay của các vệ tinh được ghi lại ở 13 trạm, đa số là ở HK, một số ở các nước: Anh, Argentina, Ecuador, Bahrain và Úc. Phương tiện gởi đi và nhận tín hiệu nhờ những anten chão to lớn.
3). Phần xử dụng hệ thống GPS
Phần xử dụng bao gồm những máy móc, thiết bị thu nhận tín hiệu của hệ thống GPS và những chuyên viên xử dụng những máy móc, thiết bị đó. Một số đặc điểm
-Vệ tinh đầu tiên được phóng lên năm 1978
- Hệ thống hoàn chỉnh năm 1994
- Mỗi vệ tinh hoạt động tối đa là 10 năm
-Vệ tinh GPS nặng 1,500kg, dài 5m, các tấm thu năng lượng mặt trời rộng 7m2.
Ứng dụng trong quân sự
Trong quân sự, GPS dẫn đường các loại vũ khí như sau:
- Hỏa tiễn không đối đất (Air-to-Surface Missile-ASM hay Air-to-Ground Missile-AGM)
- Hỏa tiễn tấn công đất liền (như Tomahawk)
- Hỏa tiễn hành trình (Cruise missile) và đạn đạo (Ballistic Missile)
- Hỏa tiễn đất đối đất.(Surface-to-Surface Missile-SSM)
6* Trung Cộng chạy đua trong chương trình không gian
6.1. Trạm không gian Thiên Cung 1
Ngày 29-9-2011, hỏa tiễn Trường Chinh 2F đã mang trạm không gian nhỏ (space module) Thiên Cung 1 (Tiangong 1) vào quỹ đạo, thực hiện những thí nghiệm chuẩn bị cho việc thiết lập một trạm không gian to lớn hơn, có người ở bán thường xuyên ngoài vũ trụ vào năm 2020.
6.2. Tàu vũ trụ Thần Châu 8
Ngày 1-11-2011, tàu vũ trụ (spacecraft) Thần Châu 8 (Shenzhou-8), không người lái, được phóng lên để ráp nối với trạm không gian nhỏ Thiên Cung 1, chuẩn bị cho Thần Châu 9, 10, có người lái, ráp nối vào Thiên Cung 1.
Ngày 9-1-2012, với hỏa tiễn (tên lửa) Trường Chinh 4, TC đã phóng thành công, đưa vệ tinh Tư Nguyên 3 (Ziyuan 3) vào một quỹ đạo cách mặt đất 500km. Đây là lần thứ 156 loại hỏa tiễn Trường Chinh mang các vệ tinh vào vũ trụ.
Giám đốc Chương Trình Không Gian, Triệu Tiểu Tân, cho biết, trong năm 2011, TC đã có 19 lần phóng, đưa 21 tàu vũ trụ (Spacecraft) và vệ tinh (Satellite), đứng hàng thứ hai thế giới về số lần phóng. Ông nầy cho biết, mục tiêu năm 2011-2015 là 100 lần phóng, sẽ đưa 100 vệ tinh các loại vào vũ trụ.
7* Mở màn chiến tranh không gian
7.1. Trung Cộng xác nhận đã bắn hạ vệ tinh
Bước đầu chuẩn bị cho cuộc chiến tranh vũ trụ là bắn hạ vệ tinh của địch, bao gồm những vệ tinh do thám, nhưng quan trọng nhất là phá hủy hệ thống định vị toàn cầu, để làm vô hiệu hóa hệ thống dẫn đường các loại hỏa tiễn và bom tinh khôn.
Ngày 23-1-2007, phát ngôn viên TC, Liu Jianchao xác nhận, TC đã tiến hành thử nghiệm hỏa tiễn để bắn hạ một vệ tinh. Tuy nhiên, “TC cam kết sẽ dùng khoảng không vũ trụ vào mục đích hòa bình”.
Điều nầy chứng tỏ rằng, trong tay TC có những thông số về độ cao, vận tốc và tọa độ của vệ tinh. Việc TC bắn hạ vệ tinh đã làm cho các nước phương Tây phản đối. Mỹ, Anh, Nhật, Úc đã ra tuyên bố phản đối.
Các khoa học gia HK công bố, vụ bắn hạ vệ tinh của TC đã tạo ra 800 mảnh vở, đường kính lớn hơn 10cm, và 40,000 mảnh vụng đường kính từ 1 đến 10cm.
7.2. Hoa Kỳ đã bắn hạ vệ tinh năm 1985
Năm 1985, trong chương trình Chiến Tranh Các Vì Sao (Stars war), hỏa tiễn HK đã bắn một phát, hạ được vệ tinh có tên là Solwin. Gần đây, HK chuyển sang kỹ thuật mới, có tên là “Vũ khí dùng năng lượng trực tiếp”, dùng tia Laser trên không gian để làm tê liệt vệ tinh. Cách nầy không tạo ra những mảnh vụng, có thể nguy hại các trạm không gian có người ở, và làm hại các vệ tinh khác.
Nói về việc bắn hạ vệ tinh, thì HK đã có khả năng nầy trước TC là 22 năm, với 2 loại vũ khí khác nhau.
Về hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu, thì HK cũng đã xử dụng trước TC thời gian 26 năm.
Và mới đây, HK lại có khả năng làm thay đổi quỹ đạo của hệ thống vị tinh định vị toàn cầu GPS, chuyển sang con đường đi khác hơn con số 20,200km, việc nầy khiến cho các nhà khoa học dưới đất, khó tính toán một cách chính xác về vị trí của các vệ tinh trong hệ thống.
Như thế, việc bắn hạ vệ tinh của TC còn thua HK rất xa. Đó là chưa kể sự lợi hại của tàu vũ trụ con thoi không người lái X-37B của HK.
8* Thế thượng phong của Hoa Kỳ trong không gian
8.1. Sứ mạng bí mật của tàu không gian con thoi không người lái X-37B của Hoa Kỳ
Hồi tháng 4 năm 2010, tàu không gian (phi thuyền vũ trụ) con thoi không người lái X-37B được Không Lực HK (USAF) phóng vào quỹ đạo tầm thấp 300km cách mặt đất.
X-37B được đánh giá là sự kết hợp hoàn hảo giữa phi cơ quân sự và tàu vũ trụ, cho phép nó thực hiện được mọi nhiệm vụ trong khoảng thời gian hơn 9 tháng (270 ngày) ngoài vũ trụ.
Ưu điểm của X-37B là nó có thể bay chung quanh quả đất với nhiều quỹ đạo khác nhau, cho nên rất khó phát hiện, đồng thời xem như không thể bị bắn hạ.
Các nhà khoa học châu Âu và HK theo dõi sát chuyến bay, thì thấy nó theo đường bay của trạm không gian Thiên Cung 1, được TC phóng lên bằng hỏa tiễn Trường Chinh 2F vào ngày 29-9-2011.
Nhà biên tập David Baker của tạp chí Spaceflight khẳng định, việc bay song song giữa X-37B và Thiên Cung 1 là một điều hết sức rõ ràng.
Không Lực HK cho biết, X-37B có mục đích thực hiện những thí nghiệm công nghiệp mới.
Bà Joan Johnson-Freese, giám đốc Viện Nghiên Cứu Đại học Chiến Tranh Hải Quân ở Newport, Rhode Island, cho rằng, chắc chắn là X-37B thực hiện sứ mạng quân sự vì nó có thể bay đến bất cứ một địa điểm nào, để thực hiện công tác gián điệp một cách dễ dàng, vì hiện tại, chưa có một vệ tinh hay một hỏa tiễn nào có thể bay theo ý muốn được cả. Vì thế, người ta lo ngại X-37B sẽ mở ra một kỷ nguyên chạy đua vũ trang ngoài không gian.
Nhiệm vụ và phí tổn của X-37B tuyệt đối được giữ bí mật, tuy nhiên, các chuyên viên cho rằng nó là một phương tiện gia tăng hệ thống chiến đấu và hệ thống yểm trợ vũ khí.
Cũng có những cáo buộc, cho rằng HK đã quân sự hóa vũ trụ.
Tom Burghardt của tờ Global Research phát biểu, với dũng sĩ không gian X-37B, HK có ý đồ chiếm lĩnh và chế ngự không gian, bằng khả năng làm tê liệt, phá hỏng hoặc tiêu diệt vệ tinh của các quốc gia khác, để thực hiện mộng bá chủ vũ trụ của HK.
Tóm lại, mặc dù chính phủ HK giữ bí mật về X-37B, nhưng các khoa học gia đều công nhận rằng nó phục vụ cho mục đích quân sự trong vũ trụ. Đó là thứ vũ khí tối tân nhất mà chưa có quốc gia nào theo kịp.
X-37B có những khả năng như sau:
- Tiêu diệt các vệ tinh địch.
- Đánh cắp tài liệu từ các vệ tinh khác, bằng cách bay đến gần để thu nhận tín hiệu do vệ tinh phát ra chuyển về mặt đất.
- Tiêu diệt hỏa tiễn địch để bảo vệ hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu GPS của HK.
- Khả năng bắn hỏa tiễn và ném bom từ vũ trụ xuyên qua bầu khí quyển, xuống mặt đất trong thời gian 1 giờ sau khi cất cánh, và ở trên không suốt hơn 9 tháng.
Dũng sĩ X-37B đang làm chúa tể vũ trụ, và trong chiến tranh thời nay, ai làm chủ không gian là người chiến thắng.
8.2. Tàu không gian con thoi không người lái X-37B
X-37B cũng được gọi là tàu thử nghiệm quỹ đạo (Orbital Test Vehicle-OTV) được đặt tên là Thần Ưng, trông giống như phi thuyền con thoi (Space Shuttle) nhưng nhỏ hơn 4 lần. Được phóng thẳng đứng và trở về trái đất, hạ cánh hàng ngang như phi cơ thường ở bất cứ đường băng nào.
Dài 8.9m. Sải cánh 4.5m. Cao 2.9m. Nặng 4,990kg. Khoang chứa hàng kích cở 2.1m x 1.2m. Được phóng bằng hỏa tiễn mang Atlas V. Quỹ đạo bay là 300km cách mặt đất. Bay quanh trái đất trong thời gian trên 270 ngày (9 tháng).
Hai cánh hình tam giác, phần đuôi có cánh phụ hình chữ V. Vận tốc 28,200km/giờ (25 lần cao hơn vận tốc âm thanh). Xử dụng năng lượng mặt trời và nguồn pin, accu Lithium-ion.
Chuyến bay thí nghiệm đầu tiên ngày 7-4-2006, cất cánh tại căn cứ Edwards, California, bay trong bầu khí quyển của trái đất. Bầu khí quyển là lớp không khí bao bọc chung quanh trái đất, gồm nhiều thứ khí khác nhau và hơi nước. Bên ngoài bầu khí quyển là không gian hay là vũ trụ. Độ cao 120km được coi là ranh giới giữa bầu khí quyển và vũ trụ.
Sau đó, 2 chuyến bay thử nghiệm nữa vào tháng 8 và tháng 9 năm 2006.
Cuối cùng, ngày 22-4-2010, chiếc X-37B được phóng vào vũ trụ bằng hỏa tiễn Atlas tại Cape Canaveral, Florida.
8.3. Chương trình bí mật Refly
Năm 1980. Chương trình bí mật Refly được giao cho công ty Rockwell khởi động.
Tháng 12 năm 1991. Dự án được NASA chuyển giao cho công ty Boeing thực hiện.
Ngày 13-12-2004. Dự án không gian quân sự nầy được giao cho Cơ Quan Phát Triển Bộ Quốc Phòng DARPA (Defense Advanced Research Projects Agency-DARPA).
8.3.1. Sứ mạng USA-212 (22-4-2010 – 3-12-2010)
Các quan sát viên tài tử theo dõi, và nhận thấy con tàu ở quỹ đạo cách mặt đất Canada 422km. Ngày 29-7-2010, họ không còn thấy con tàu, vì nó thay đổi quỹ đạo.
Sự theo dõi xác nhận, con tàu bay trên 47 quỹ đạo khác nhau.
Chuyên viên William Scott cho rằng X-37B thực hiện những chiến dịch quân sự và xử dụng các loại vũ khí trong không gian.
8.3.2. Sứ mạng USA-226
Sứ mạng USA-226 bắt đầu cất cánh ngày 5-3-2011, được hỏa tiễn đẩy Atlas V 026 phóng đi tại Cape Canaveral, FL.
Đến ngày 29-11-2011, phát ngôn viên Không quân cho biết, nhiệm vụ của tàu con thoi nầy được gia hạn thêm một thời gian nữa, và hiện nay, nó đang bay trên quỹ đạo để thực hiện những cuộc thí nghiệm của Bộ QP/HK.
Mỹ sẽ nâng cấp hệ thống định vị toàn cầu. Chính phủ Mỹ đã quyết định chi 5,5 tỷ USD cho dự án chế tạo những vệ tinh định vị thế hệ mới. Block III, tên của thế hệ vệ tinh tiếp theo, sẽ được thiết kế để làm tăng mức độ chính xác, tin cậy và phạm vi hoạt động của GPS.
Hiện tại GPS có thể xác định vị trí của một người ở ngoài trời với sai số tối đa 3 m. Với các vệ tinh Block III, sai số tối đa của GPS ở ngoài trời sẽ chỉ còn 1 m, đồng thời khả năng định vị trong nhà cũng tăng.
Quá trình phóng các vệ tinh để nâng cấp sẽ bắt đầu từ năm 2013 và kết thúc vào năm 2014.
9* Kết
Trong hiện tại, hệ thống dẫn đường các vũ khí của Trung Cộng còn lệ thuộc vào hệ thống định vị toàn cầu GPS của HK. Khi tình hình căng thẳng, HK có thể khoá hệ thống, thì toàn bộ hỏa tiễn dẫn đường của TC trở thành vô dụng.Trong trường hợp TC dùng hỏa tiễn bắn hạ vệ tinh của HK, thì với hệ thống đánh chặn hỏa tiễn AEGIS, hệ thống phòng thủ hỏa tiễn chiến lược, hệ thống chiến tranh điện tử, HK có thừa khả năng bẻ gãy mọi tấn công của TC. Đó là chưa kể sự lợi hạicủa dũng sĩ Thần Ưng X-37B đang làm chủ không gian.
Trong chiến tranh vũ trụ, TC chưa theo kịp HK. Chiến tranh dưới mặt đất cũng vậy, lực lượng quân sự của TC còn kém HK rất xa, về hỏa tiễn mang đầu đạn hạt nhân, cũng như về Hải quân. Mặc dù TC đã tăng ngân sách quốc phòng lên tới 100 tỷ hoặc con số thật, cao hơn nữa, thì cũng còn kém HK. Ngân sách QP/HK từ 739.3 tỷ USD, bị cắt giảm còn 525 tỷ, cũng còn hơn TC.
Các quan chức Hoa Kỳ cho rằng: “Nổ lực tăng tốc quân sự của Trung
Cộng, còn cả một đường dài phía trước, để có đủ sức mạnh quân sự, có thể
đối đầu với Hoa Kỳ”.
Thật vậy, kỹ thuật quân sự do ăn cắp, thì luôn luôn lẹt đẹt đi sau thiên hạ, là lẻ đương nhiên.
Thủ tướng Ôn Gia Bảo cho biết, Trung Cộng cần phát triển sức mạnh quân sự chỉ để chiến thắng cuộc chiến tranh cục bộ mà thôi. Chiến tranh cục bộ là ăn hiếp các nước nhỏ trong khu vực. Làm sao mà so với Hoa Kỳ cho được?
Trúc Giang
Minnesota ngày 13-3-2012
Thật vậy, kỹ thuật quân sự do ăn cắp, thì luôn luôn lẹt đẹt đi sau thiên hạ, là lẻ đương nhiên.
Thủ tướng Ôn Gia Bảo cho biết, Trung Cộng cần phát triển sức mạnh quân sự chỉ để chiến thắng cuộc chiến tranh cục bộ mà thôi. Chiến tranh cục bộ là ăn hiếp các nước nhỏ trong khu vực. Làm sao mà so với Hoa Kỳ cho được?
Trúc Giang
Minnesota ngày 13-3-2012
0 comments:
Post a Comment