Sunday, July 1, 2012

Biểu tình lớn tại Hồng Kông nhân ngày nhậm chức của vị lãnh đạo mới và ngày kỷ niệm đánh dấu 15 năm Anh quốc giao trả

Chủ tịch Hồ-Cẩm-Đào (bên phải) làm chứng lời tuyên thệ của Leung Chun-ying (bên trái) cầm quyền lãnh đạo Hồng Kông cho nhiệm kỳ 5 năm.
Sáng chủ nhật ngày 1-7-2012, một buổi lễ nhậm chức của vị lãnh đạo mới Hồng Kông, Leung Chun-ying, được tổ chức trọng thể, có sự hiện diện của Chủ tịch Hồ-Cẩm-Đào cùng 2,300 quan khách tham dự. Được biết đây là chuyến đi sang Hồng Kông lần thứ 2 của Hồ-Cẩm-Đào sau chuyến đi 5 năm trước chuẩn bị cho Thế Vận Hội 2008.
Đặc biệt trong buổi lễ nhậm chức, giữa lúc Chủ tịch Hồ-Cẩm-Đào đang đọc diễn văn mừng ngày kỷ niệm 15 năm sau khi Anh quốc trao trả Hồng Kông về lại Trung Quốc và mừng vị tân lãnh đạo, một vị quan khách tham dự đã bất chợt đứng lên chất vấn Hồ-Cẩm-Đào về việc thảm sát tại Quảng trường Thiên An Môn và kêu gọi đòi giải thể chế độ độc đảng. Ông ta ngay sau đó bị dẫn ra khỏi phòng lễ.
Leung Chunying
Leung Chunying
Được biết vị tân lãnh đạo 57 tuổi này của Hồng Kông, Leung Chun-ying, là người do giới tài phiệt thân Bắc Kinh đưa lên. Cuộc bầu chọn này không được rộng rãi do chính người dân Hồng Kông quyết định.
Leung Chun-ying xuất thân là đứa con của 1 vị sĩ quan cảnh sát, có bằng cử nhân Anh quốc về ngành quản trị bất động sản, trở thành 1 nhà triệu phú thành đạt trong ngành tư vấn bất động sản.
Leung Chun-ying lên nắm quyền lãnh đạo giữa lúc hố sâu ngăn cách giàu nghèo ngày một sâu rộng, giá bất động sản tăng vọt, tham nhũng lan tràn, nền dân chủ của người dân cũng ngày càng bị đe dọa do có sự nhúng tay của Bắc Kinh ngày càng sâu vào trong nội bộ. Người dân đâm ra bất mãn với chính phủ.
Có tin cho biết lý do để việc giá bất động sản tăng vọt là do các đại gia từ Trung Quốc đổ xô ra mua.
Bên cạnh đó, Leung Chun-ying còn bị nhiều tai tiếng cho việc nới rộng cơ ngơi của mình trái pháp luật và còn bị nghi là người hướng dẫn viết ra văn bản “Luật Căn Bản” đem vào áp dụng ngày 1-7-1987, ngày mà Hồng Kông được Anh quốc giao trả.
Thêm nữa, Leung Chun-ying còn được biết là người không biết tiếng Quảng Đông, chỉ biết tiếng Phổ Thông là thứ tiếng được dùng rộng rãi tại Đại lục Trung Quốc.
Do đó, ngay chiều hôm 1-7, Hồ-Cẩm-Đào kịp lúc quay về lại Trung Quốc, một cuộc biểu tình hàng năm nay rầm rộ nổ ra, và theo lời ban tổ chức cho biết cuộc biểu tình này đã thu hút đến 400.000 người tham dự, gấp đôi số lượng năm rồi.
Thousands of protesters take to the streets calling for universal suffrage and chanting slogans against new Hong Kong Chief Executive Leung Chun-ying in Hong Kong on July 1, 2012 only hours after Chinese President Hu Jintao completed his three-day visit to the southern Chinese territory. Hong Kong's new leader Leung Chun-ying, who earlier in the day was sworn in at an inauguration ceremony, took over the city of seven million people amid falling popularity ratings, a series of setbacks and protests over his leadership before he even started his term.
A protester holds a banner with a picture of Hong Kong chief executive Leung Chun-ying during a demonstration calling for universal suffrage and protesting against Leung Chun-ying in Hong Kong on July 1, 2012. Hong Kong's biggest protest for nearly a decade packed the former British colony's streets in a defiant reception for its new leader and a show of popular anger after 15 years of Chinese rule.
Người cầm bảng trương hình ông Leung Chun-ying
Protesters burn  devil look pictures of Hong Kong Chief Executive Leung Chun-ying and calling him to step down after tens of thousands people march at a down town street during the annual pro-democracy protest in Hong Kong Sunday, July 1, 2012. The march has become an occasion for people to air their grievances over a range of issues. Along with full democracy for the semiautonomous region of China, protesters were also pushing for a thorough investigation of labor activist Li Wangyang, which was initially labeled a suicide. The chinese words read " Protect Hong Kong Value, Say no to the regime of communist party ".
Đốt hình vẽ quỷ dạ xoa Leung Chun-ying
Elaine Mok, người tham dự biểu tình cùng với gia đình cô, đã trả lời phỏng vấn BBC rằng:”Tất cả chúng tôi đang tranh đấu cho công bình. Tất cả chúng tôi đang tranh đấu  cho quyền cai trị bằng luật pháp. Chính phủ Trung Cộng đang xâm nhập vào mọi việc làm của chính phủ Hồng Kông. Đây là điều không chấp nhận được.”
Cô còn nói: “Tất cả chúng tôi đang tranh đấu cho quyền bỏ phiếu. Quyền này phải được thực hiện từ bây giờ.”
Trong 8 triệu dân số của hòn đảo này, 3.4 triệu cử tri Hồng Kông chỉ được quyền bầu các thành viên hội đồng thành phố và 1 số nhà lập pháp mà thôi.
Mặc dù Bắc Kinh có hứa hẹn sẽ giao Hồng Kông quyền bầu chọn cho mình người lãnh đạo vào năm 2017, và bầu chọn tất cả nhà lập pháp vào năm 2020, tất cả việc đó cho đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ. Lòng tin người dân ngày càng suy sụp.
Cuộc biểu tình rầm rộ ngày 1-7 làm nghẹt tất cả mọi con đường, bế tắt mọi giao thông, suốt 6 tiếng đồng hồ liên tục làm cho Bắc Kinh tỏ ra e ngại khi họ muốn nới rộng quyền kiểm soát toàn bộ xứ sở này.
Cũng nên nhắc lại, cuộc biểu tình hàng năm này xuất phát từ năm 2003 khi chính phủ Hồng Kông ban hành luật chống lật đổ chế độ. Năm đó đã có 1/2 triệu người phản đối xuống đường.
HieuLe-TuDoDanChu tổng hợp
***Tổng hợp tin từ các nguồn:
- rapidcityjournal.com
- bbc.co.uk
- AP news

0 comments:

Powered By Blogger