Monday, May 7, 2012

Tăng lương công chức lên 1 triệu 50 ngàn đồng



Tiền đồng Việt Nam
Lương tối thiểu cho công chức tăng lên 1.050.000 đồng, một tháng, kể từ hôm nay, tương đương với 26%, tức là thêm 220.000 đồng.
Kỳ tăng lương này chỉ tác động đến trên 6 triệu người, hưởng lương theo ngân sách quốc gia, trong khi lực lượng lao động trên tòan quốc lên tới gần 53 triệu người. Theo dư luận thì mỗi khi có đợt tăng lương, hàng chục triệu người khác trong xã hội, buồn nhiều hơn vui,  vì cuộc sống hàng ngày,  lại càng chật vật hơn. Mời quý vị nghe Đỗ Hiếu trình bày thêm về thông tin này.

Tăng lương buồn nhiều hơn vui

Báo chí cho hay mức lương tối thiểu được tăng từ mồng 1 tháng 5 này, được áp dụng đối với các cán bộ, viên chức, công chức, quân nhân thuộc các lực lượng võ trang, nhân viên thuộc các cơ quan, đơn vị nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội, công ty doanh nghiệp do nhà nước sở hữu.

Ngoài ra, cũng kể từ mồng 1 tháng 5, phụ cấp công vụ cũng được xét tăng 25%, tức là tăng 2,5 lần so với mức 10% được áp dụng hiện nay. Phụ cấp công vụ được trả cùng kỳ lương hàng tháng và bao gồm phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên hoặc phụ cấp quân hàm. Trong tháng 5, 2012, cán bộ hưu trí cũng được hưởng thêm 26,5% lương hưu trí và trợ cấp xã hội.

Theo ông Hoàng Minh Hào, phó Vụ Trưởng Vụ Lao động, Tiền lương, Bộ Lao động, Thương binh, Xã hội thì trong hoàn cảnh lạm phát tăng cao, kinh tế khó khăn thì nhà nước nên điều chỉnh tiền lương cho người lao động và doanh nghiệp để cuộc sống của họ được cải thiện.
Từ trước tới giờ nó vẫn vậy thôi, không chạy theo kịp với đà gia tăng về giá cả sinh hoạt, lần này vậy, cũng chưa bù được với những gì mà người ta đã mất. Một tác động khác nữa là tăng lương thì giá cả lại lên nữa, người tưởng là được tăng lương cũng chưa được hưởng gì nhiều đâu.
ông Trần Bá Tước

Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh nhận định việc tăng lương tối thiểu kỳ này chỉ tác động đến 6 triệu người, nguồn tiền thực sự bom vào nền kinh tế không tăng đột biến đến mức độ đáng ngại, nên sẽ không ảnh
Quầy bán trái cây ở chợ Sài gòn. (minh họa) RFA
Quầy bán rau quả ở chợ Sài gòn. (minh họa) RFA
hưởng mạnh đến tình hình gía cả ngoài xã hội,  trong những ngày tới.

Nói lên cảm nghỉ của mình trong ngày đầu của kỳ tăng lương lần này, từ Saigon, ông Trần Bá Tước chuyên gia tài chánh, ngân hàng cho biết về sự giao động ngoài thị trường hiện giờ:

“Từ trước tới giờ nó vẫn vậy thôi, không chạy theo kịp với đà gia tăng về giá cả sinh hoạt, lần này vậy, cũng chưa bù được với những gì mà người ta đã mất. Một tác động khác nữa là tăng lương thì giá cả lại lên nữa, người tưởng là được tăng lương cũng chưa được hưởng gì nhiều đâu.”
Ông nhìn nhận rằng, mặc dù có nhiều khó khăn mỗi khi có quyết định cho một số đối tượng được tăng lương, tuy nhiên qua những chuyến đi thăm thực tế khắp nơi, dường như cuộc sống nói chung có phần nào được thoải mái hơn:

“Nhà nước lúc nào cũng nghỉ tới chuyện làm sao cho người dân sinh sống tốt hơn, nếu tăng lương như lần này thì, ở những thành phố lớn cuộc sống có thể cực, nhưng ỡ các nơi khác, cuộc sống cũng đã được cải thiện đấy.”

Lương chưa tăng hàng hóa đã tăng

Tuy nhiên, ông cũng nói rõ là dù sao thì được tăng lương kỳ này cũng giúp ít được cho vài triệu người được hưởng lương theo ngân sách quốc gia:

“Với đợt tăng lương lần này, người thường đâu được hưởng gì, đa số dân ở vùng nông thôn còn cực lắm. Đối với những đối tượng được tăng lương kỳ này, cuộc sống cũng đở hơn phần nào, còn hơn là không tăng gì cả.”

Ông Mạnh, một công chức được hưởng mức lương mới, kể từ đầu tháng 5 này, cho đó là một quyết định đúng lúc và cần thiết:
Đây là chính sách kịp thời của nhà nước, khi mà giá cả đã tăng lâu rồi, tăng lương chỉ là chạy theo vật gía thôi. Giá có thể tăng vọt tới hai, ba chục phần trăm, vì thế cho tăng lương tối thiểu là chỉ đễ chống đỡ thôi, chứ khó đáp ứng được với sự chênh lệch của giá cả hiện thời.
Ông Mạnh

“Đây là chính sách kịp thời của nhà nước, khi mà giá cả đã tăng lâu rồi, tăng lương chỉ là chạy theo vật gía thôi. Giá có thể tăng vọt tới hai, ba chục phần trăm, vì thế cho tăng lương tối thiểu là chỉ đễ chống đỡ thôi, chứ khó đáp ứng được với sự chênh lệch của giá cả hiện thời.”
Những gian hàng ở chợ Đồng Xuân, Hà Nội (minh họa) RFA
Những gian hàng ở chợ Đồng Xuân, Hà Nội (minh họa) RFA
Tuy nhiên, ông cũng kể qua về những phương cách tiết kiệm, thắt lưng, buộc bụng mà phần lớn người dân phải suy tính, cân nhắc:

“Do những khó khăn trong cuộc sống nên người ta tiết giảm những sinh hoạt, chi phí không đáng chi, như phương tiện giải trí, ăn uống đều bớt rất nhiều. Hiện nay, người ta khuyến mãi, giảm giá hàng hóa, dịch vụ, nhiều lắm, nhưng người dân không thích mua, họ để dành tiền lo cho cuộc sống trước mắt, tức là mua thực phẩm thôi.”  
Ông Tâm, một công nhân nông nghiệp ở Cần Thơ, thuộc diện không được hưởng đợt tăng lương mồng một tháng 5 nói chung quanh mình, vật gía đã nhích lên rồi:
Những người không làm việc, thì âu lo, sợ sệt, xăng đã lên giá 900 đồng một lít, hai tuần rồi, khi lương lên, người ta biết chắc tất cả vật giá đều lên, mọi người thấp thỏm, chờ xem thế nào, tới mức nào mình có thể chịu được...
Ông Tâm

“Nó đã rục rịch tăng rồi, các tiệm quán, hạn chế, bớt bán hàng hóa, chờ giá cả mới, nếu bán sớm theo giá mới thì có thể bị thuế vụ gây trở ngại, cho đó là đầu cơ, tích trữ, bán quá giá, hàng hóa bán ra từ từ, không bán nhiều, không đủ cung ứng cho nhu cầu của khách hàng.”

Dịp này, ông cũng nhắc đến tất cả những ai không có thu nhập, không tiền lương, không lợi tức:

“Những người không làm việc, thì âu lo, sợ sệt, xăng đã lên giá 900 đồng một lít, hai tuần rồi, khi lương lên, người ta biết chắc tất cả vật giá đều lên, mọi người thấp thỏm, chờ xem thế nào, tới mức nào mình có thể chịu được, để hạn chế cách ăn mặc, không dám xài phí. Có nhiều người ở đây, bây giờ hốt thuốc Nam, không dám mua thuốc Tây.”
Dư luận nói rằng, mỗi lần nghe tin tăng lương, những người có đồng lương thấp, không có việc làm, không có thu nhập cố định, thành phần tay làm hàm nhai, không phương kế kiếm sống, lại lo ngại, thấp thỏm, chuyện cơm áo bị ảnh hưởng.

Theo báo chí thì những thành phần vừa nói sẽ an tâm hơn nếu họ đón nhận tin cho biết các loại hàng thiết yếu, như gạo, thức ăn, gas, điện, nước, thuốc trị bệnh, giá vé xe bus, viện phí,  được nhà nước cứu xét cho giảm giá.

2012-05-02

Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên chối bỏ trách nhiệm

2012-05-03
Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên vừa lên tiếng cho rằng vụ cưỡng chế đất tại huyện Văn Giang vào ngày 24 tháng 4 vừa qua có sự móc nối của các phần tử chống đối trong và ngoài nước, và các thông tin tường thuật tại chỗ vụ cưỡng chế là xuyên tạc.
Youtube screen capture
Một thanh niên ở Văn Giang bị hàng chục công an và bọn xã hội đen đánh tới tấp.
Phản ứng của những người trong cuộc ra sao trước nhận định này? Việt Hà có bài tường trình

Sự thật rồi cũng sẽ được phơi bày

Hơn một tuần sau vụ cưỡng chế đất tại Văn Giang với sự tham gia của hàng nghìn cảnh sát và bộ đội, Phó chủ tịch tỉnh Hưng Yên, ông Nguyễn Khắc Hào vào ngày 2 tháng 5 lên tiếng cho rằng vụ cưỡng chế đã thành công và những tin tức, hình ảnh video được truyền đi từ hiện trường vụ cưỡng chế là xuyên tạc, giả tạo để vu khống bôi nhọ chính quyền.

Là người đã đến tận nơi theo dõi vụ cưỡng chế từ ngày 23 cho đến hết ngày 24 tháng 4 tại Văn Giang, bà Lê Hiền Đức lên tiếng phản đối nhận định này của chính quyền địa phương:

Bà Lê Hiền Đức: thứ nhất là ông Hào có mặt ở Văn Giang 2 ngày đó không mà dám nói sung sung lên như thế. Cái thứ hai là  ông Hào nói rằng cưỡng chế thành công, không xảy ra chuyện nọ chuyện kia, thì tôi hoàn toàn phản đối câu ấy. Chính công dân Lê Hiền Đức đã lăn lộn 2 ngày 2 đêm ở đó và phải nói là như chiến trường cách đây hơn nửa thế kỷ mà tôi đã chứng kiến, khói lửa ngút trời, súng đạn ầm ầm. Chính mắt tôi đứng từ trên chòi cao nhìn thấy một thanh niên bị hàng chục công an nhảy qua bờ tường vào nghĩa địa đánh tới tấp.
Chính công dân Lê Hiền Đức đã lăn lộn 2 ngày 2 đêm ở đó và phải nói là như chiến trường cách đây hơn nửa thế kỷ mà tôi đã chứng kiến, khói lửa ngút trời, súng đạn ầm ầm. Chính mắt tôi đứng từ trên chòi cao nhìn thấy một thanh niên bị hàng chục công an nhảy qua bờ tường vào nghĩa địa đánh tới tấp.
bà Lê Hiền Đức
Hàng ngàn công an, cảnh sát cơ động, bộ đội được huy động đến xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên hôm 24-04-2012 để cưỡng chế 70 hecta đất xây dựng khu đô thị Ecopark.
Hàng ngàn công an, cảnh sát cơ động, bộ đội được huy động đến xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên hôm 24-04-2012 để cưỡng chế 70 hecta đất xây dựng khu đô thị Ecopark.Citizen photo
Ngay từ đêm 23 tháng 3, trước khi vụ cưỡng chế xảy ra, hàng trăm nông dân các xã Xuân Quan, Phụng Công và Cửu Cao thuộc huyện Văn Giang đã ra cánh đồng cưỡng chế để tìm cách giữ đất. Cũng trong ngày hôm đó chính quyền địa phương đã điều động hàng chục xe ủi và máy xúc đến hiện trường để chuẩn bị cho vụ cưỡng chế vào sáng sớm ngày 24 tháng 4.

Vào khoảng 5 giờ 30 sáng, hàng ngàn công an, bộ đội được trang bị lá chắn, súng bắt đầu thực hiện cưỡng chế trước sự chống trả của người dân. Người ta có thể nghe thấy tiếng súng bắn, lửa cháy do các chai xăng được ném qua ném lại giữa người dân giữ đất và lực lượng cưỡng chế. Xin mời quý vị nghe lại lời một người dân có mặt tại hiện trường vụ cưỡng chế vào sáng ngày 24 tháng 4 tường thuật sự việc với đài Á châu tự do:

Người dân: Hiện tại bây giờ nó xé lẻ dân ra, đông lắm, khoảng 3000 thằng nó mặc toàn quân phục, nó mang mã táu nó đến để xé lẻ dân ra từng tí một. Nó đàn áp nó có khoảng 40 xe, vừa cẩu, vừa máy ủi, nó bắt đầu ủi của dân rồi.

Hiện tại bây giờ nó xé lẻ dân ra, đông lắm, khoảng 3000 thằng nó mặc toàn quân phục, nó mang mã táu nó đến để xé lẻ dân ra từng tí một. Nó đàn áp nó có khoảng 40 xe, vừa cẩu, vừa máy ủi, nó bắt đầu ủi của dân rồi
Người dân

Hình ảnh và thông tin về vụ cưỡng chế đã được đưa lên các báo đài quốc tế và trên nhiều blog trong nước. Ngay chính bà Lê Hiền Đức cũng là người đã tích cực trả lời phỏng vấn các hãng truyền thông về những gì đã diễn ra tại Văn Giang vào ngày 24 tháng 4. Bà Lê Hiền Đức cũng là một đảng viên cộng sản kỳ cựu và là người đã được nhận giải thưởng liêm chính năm 2007 của tổ chức Minh bạch Quốc tế.

Thấy hay không muốn thấy nguyên nhân chính của sự việc?

Trong cuộc họp báo vào ngày 23 tháng 4, ngay trước khi cưỡng chế xảy ra, lãnh đạo tỉnh Hưng Yên cũng đã thông báo sẽ không cho phép phóng viên báo chí được đến đưa tin trực tiếp về vụ việc, bao gồm cả việc quay phim chụp ảnh.
Hàng ngàn công an và bộ đội trấn áp người dân các xã Xuân Quan, Phụng Công và Cửu Cao huyện Văn Giang hôm 24/4/2012
Hàng ngàn công an và bộ đội trấn áp người dân các xã Xuân Quan, Phụng Công và Cửu Cao huyện Văn Giang hôm 24/4/2012
Sau vụ việc, báo chí trong nước cũng chỉ đưa tin rất ngắn gọn về vụ cưỡng chế này và không đi vào chi tiết về những gì đã xảy ra.

Trong bài phát biểu tại nghị trực tuyến với 63 tỉnh thành phố về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo vào ngày 2 tháng 5 vừa qua, ông phó chủ tịch tỉnh Hưng Yên, Nguyễn Khắc Hào nói rằng trong vụ việc Văn Giang có sự móc nối chặt chẽ giữa các phần tử chống đối trong và ngoài nước. Các thông tin, thậm chí được tường thuật tại chỗ, từng giờ để tuyên truyền, xuyên tạc, dàn dựng các video clip giả để vu khống, bôi nhọ chính quyền.

Thực sự ra có thế nào thì nói thế thôi chứ còn người ta bảo thế nào là quyền của người ta. Thực tế người ta đi cưỡng chế thế nào thì thế giới đều biết hết cả. Người ta bên chính quyền người ta muốn nói thế nào thì nói chứ còn dân chúng tôi bây giờ quá hoang mang
Một người dân Văn Giang

Một người dân huyện Văn Giang bức xúc nói :

Người dân Văn Giang: thực sự ra có thế nào thì nói thế thôi chứ còn người ta bảo thế nào là quyền của người ta. Thực tế người ta đi cưỡng chế thế nào thì thế giới đều biết hết cả. Người ta bên chính quyền người ta muốn nói thế nào thì nói chứ còn dân chúng tôi bây giờ quá hoang mang tại vì chính quyền nói thế nào thì nên như thế chứ còn thực sự thế nào thì nói thế chứ còn mà nói sai thì người ta đã bắt đi rồi.

Là người quan tâm và theo dõi vụ việc, ông Lê Hiếu Đằng, nguyên phó chủ tịch mặt trận tổ quốc Việt Nam tại Sài Gòn, nhận xét:

Ô.Lê Hiếu Đằng: tôi thấy video clip quá thật đi chứ, rồi qua các trang mạng rồi báo chí công khai cũng nói là đã huy động cả ngàn công an kể cả công an của bộ để trấn áp quần chúng để giao đất cho chủ đầu tư. Thế thì làm sao mà chối cãi được. Nói như vậy là vô liêm sỉ. Chẳng thà mình thừa nhận đi, còn nói vậy là hết sức hèn nhát và vô liêm sỉ. Anh giám làm giám chịu, anh giám đàn áp dân anh phải gánh hậu quả, chứ không thể đổ thừa cho kẻ xấu và bọn phản động.
Nói như vậy là vô liêm sỉ. Chẳng thà mình thừa nhận đi, còn nói vậy là hết sức hèn nhát và vô liêm sỉ. Anh giám làm giám chịu, anh giám đàn áp dân anh phải gánh hậu quả, chứ không thể đổ thừa cho kẻ xấu và bọn phản động
Ông Lê Hiếu Đằng

Kết luận của ông phó chủ tịch tỉnh Hưng Yên cũng làm người ta nhớ đến những nhận định tương tự được lãnh đạo thành phố Hải Phòng đưa ra hồi đầu năm nay liên quan đến vụ cưỡng chế đầm thủy sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn tại huyện Tiên Lãng, Hải Phòng, gây xôn xao dư luận. Ông Bí thư thành ủy Hải Phòng, Nguyễn Văn Thành trong một lần nói chuyện với các đảng viên lão thành ở địa phương về vụ cưỡng chế đã nhận định đại ý rằng báo chí đưa tin một chiều và hậu quả là bôi nhọ hình ảnh của hệ thống chính trị, của đảng, đặc biệt là đối với quân đội nhân dân và công an. Ông cũng nói đến cái gọi là vòng xoáy một âm mưu ở đâu đó.

Ông Lê Hiếu Đằng cho rằng đây là luận điểm chung của các quan chức địa phương để lấp liếm cái sai của mình:
Luận điểm của các vị quan chức trong chính quyền khi có một vụ đấu tranh của nhân dân thì luôn cho rằng là có kẻ xấu và bọn phản động xen vào chứ không thấy được nguyên nhân chính là những chủ trương chính sách và các việc làm không đúng của các cấp ủy đảng...đã gây nên sự bất bình trong người dân 
Ông Lê Hiếu Đằng

Ô.Lê Hiếu Đằng: luận điểm của các vị quan chức trong chính quyền khi có một vụ đấu tranh của nhân dân thì luôn cho rằng là có kẻ xấu và bọn phản động xen vào chứ không thấy được nguyên nhân chính là những chủ trương chính sách và các việc làm không đúng của các cấp ủy đảng, của các cấp chính quyền đã gây nên sự bất bình trong người dân và người dân đứng lên đấu tranh. Thực ra thì nếu mà có kẻ xấu đi chăng nữa mà dân người ta không đồng tình thì làm sao người ta đi theo kẻ xấu được.

Vụ cưỡng chế đất ở Văn Giang chỉ là một trong rất nhiều vụ cưỡng chế gây bất bình trong dân. Người dân Văn Giang nhiều năm nay đã khiếu kiện lên các cấp chính quyền, với mong muốn sự việc được xử lý hợp tình hợp lý nhưng vẫn chưa được giải quyết. Cũng chính bởi vậy mà đã xảy ra vụ xung đột giữa lực lượng cưỡng chế và người dân ở đây vào ngày 24 tháng 4 vừa qua.

0 comments:

Powered By Blogger