Wednesday, February 8, 2012

Điểm tới của Lịch Sử

Nghĩ gì về Cánh Chung Luận? ( phần hai)

I. Cánh Chung Luận là gì?

Thật ra, đối với người giáo dân, họ không thắc mắc nhiều về ý nghĩa của cánh chung luận. Bởi lẽ, đời sống đức tin của họ là sự gắn liền với Thiên Chúa bằng lòng mến, bằng sự tuân giữ các giới răn của Ngài và giữ gìn chặt chẽ các điều luật của giáo hội. Luật của Chúa thì nằm gọn trong Mười Điều Răn và tóm lại trong hai điều quan trọng nhất là: “Kính mến Thiên Chúa hết lòng và yêu người ta bằng mình vì Đức Chúa Trời”. Luật của Giáo Hội thì ở trong Sáu Điều Răn. Ngoài ra còn có các quy định trong các sắc lệnh về Tín Lý, về thần học, về luân lý, mục vụ hay về tổ chức, phẩm trật của giáo hội… thí dụ như:

Sắc lệnh của DGH Pio XII về cộng sản được ban hành năm 1959. Trong Sắc Lệnh 1959, Giáo Hội đã xác định rõ vai trò và vị thế của ngưòi công giáo đối với tà thuyết CS. Trong đó còn có điều khoản công bố áp đặt vạ tuyệt thông cho tất cả những người Công Giáo nào hợp tác với các tổ chức Cộng Sản (điều 4, (Q.4 If Christians declare openly the materialist and antichristian doctrine of the communists, and, mainly, if they defend it or promulgate it, “ipso facto”, do they incur in excommunication (“speciali modo”) reserved to the Apostolic See? R. Affirmative). Theo đó, tất cả những tín hữu nào bảo vệ hay cổ võ học thuyết Cộng sản thì “đương nhiên” bị khai trừ khỏi Giáo Hội.

Sắc lệnh ngày 1 thánh 11, năm 1950, ÐTC Piô XII công bố Tín Ðiều Ðức Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Trong đó cũng được dẫn chứng là “chết là hậu quả của tội lỗi” “(Rom5:12). “ Vì việc xác phàm bị tan rữa là hậu quả của tôi lỗi” (TV 16:10, STK 3:19), Nên sự không có tội làm cho thân xác được sống lại sau khi chết (như việc Mẹ Lên Trời).

Đây là những điều quy định mà người công giáo luôn tuân giữ và tin, không có luật trừ. Phải tin, phải tuân giữ ư? Đúng thế. Những điều căn bản này người Kitô hữu đã được học và thấm nhuần. Nó đã trở nên cuộc sống của chính họ. Thật khó lòng thay đổi. Ngoại trừ là sự phản bội, hay có một sắc lệnh mới được ban hành, trong đó có điều quy định sự thay thế hoặc vô hiệu hóa những điều đã được công bố trước đó, thì không kể.

Tuy nhiên, LM Quế cho biết thêm: “Theo nguyên ngữ Hy lạp eschaton là những sự sau và eschatos logos là lời về những sự sau. Eschatos logos trở thành eschatology trong tiếng Anh và eschatologie trong tiếng Pháp. Đây là môn học về những sự sau, gọi là tứ chung hay bốn sự sau, tức sự sống, sự chết, thiên đàng, hỏa ngục trong khoa thần học công giáo mà hiện nay người ta nói cách văn vẻ là cánh chung luận.”

Như thế, “Cánh Chung Luận” không chỉ là ngôn ngữ, nhưng còn là Chân Lý trong khoa thần học của Công Giáo. Trước hết, nó là một biểu hiện về đức tin, hoặc là những bài học chuyên về Sự Sống, Sự Chết, Thiên Đàng và Hỏa Ngục mà con người bắt buộc phải có ngày đối diện với, dù rằng họ tuyên xưng Tin hay không Tin. Kế đến là đối diện với để nhận lấy phần thuởng hay là án phạt cho những gì mình đã làm trong cuộc sống. Đơn giản hơn, Cánh Chung là đích điểm phải tới, là Sự Kiện Phán Xét sau cùng trong Ngày Cánh Chung. Ngày Cánh Chung là ngày hoàn tất của tiến trình lịch sử nhân loại. Là ngày Chân Lý sẽ được thực hiện dựa theo tinh thần của bài Tin Mừng được công bố trong lễ Chúa Ki Tô Vua.

Cũng trong bài viết này, LM Quế còn cho biết:” Căn cứ vào nội dung môn cánh chung luận trong thần học công giáo thì không một triết thuyết hay chủ nghĩa nào có thể mang danh hiệu là cánh chung luận,” Điều này có lẽ là phủ hợp. Bởi vì, Cánh Chung là phần Chân Lý. Là điểm tới của tôn giáo nhắm đến sau cuộc sống. Nên chỉ có tôn giáo mới mang trong mình cánh chung luận mà thôi. Thí dụ như: Trong triết lý của nhà Phật, dù không nói đến từ cánh chung, nhưng cũng chỉ ra rằng: Cuộc sống của chúng sinh có Nghiệp có Qủa. Ở đây, Quả là chân lý, là điểm tới của Nghiệp sống ở dương gian. Một người sau khi chết được vào Niết Bàn hay bị đày vào Tỳ A ngục tùy thuộc vào những công việc của họ khi còn sống. Như thế, Quả chính là cánh chung của Nghiệp. Có khác là nhà Phật không nói đến việc Ai là Đấng sẽ đến để thực hiện Công Lý cho chúng sinh trong Ngày Cánh Chung mà thôi.

Trong khi đó, mọi chủ nghĩa hay triết thuyết đều không nhắm tới cuộc sống ngày sau. Nó chỉ nhắm tới phần vật chất hiện tại. Nó không có Chân Lý vĩnh cửu. Nó không có cùng đích của cuộc sống, mà chỉ có một phần gía trị rất tương đối và hạn hẹp về phần vật chất hay về mặt tình thần trong một giai đoạn nào đó. Đời sống của nó thì dài hơn đời sống của một bông hoa tuyệt sắc. Nhưng nó vẫn là vật chất. Các chủ nghĩa hay các triết thuyết đều thuộc về vật chất, nó không tự mình có cánh chung, Nhưng nó được trái nghiệm, cọ xát và bị hay được đánh giá là tốt hay xấu, từ chính những hậu qủa do chủ nghĩa hay cái thuyết ấy đem đến.

Nhưng theo lời LM Khảm, nay là GM phụ tá Sài Gòn dẫn giảng: “có nhiều người có thể nghĩ Mác xít vốn là một hệ tư tưởng vô thần cho nên là không có cánh chung luận. Không phải thế, trái lại nó có một cánh chung luận rất là hấp dẫn, rất là cụ thể, nó đã trình bày cái điểm tới của lịch sử nhân loại, là mót xã hôi cộng sản hoàn hão. Trong đó: không còn cảnh người bóc lột người. -mỗi người trong anh chị em và tôi chỉ cần làm việc theo khả năng, còn nhu cầu có bao nhiêu cứ việc sài”. Nó “ hoàn hảo “ như vậy, liệu nó có ngoại lệ không?

A. Phần tâm linh:

Có một điều chắc chắn là, Mác đã “rút ruột”, lấy niềm Hy Vọng, tính Công Bằng và cả hệ thống tổ chức từ công giáo để xây dựng chủ thuyết cộng sản, rồi mong chuyển hóa thuyết biện chứng duy vật này thành một hệ thống để xây dựng một “ thiên đường hạ giới”, ở đó “ không còn cảnh người bóc lột người”. Chủ đích xem ra có thể tốt, nhưng về cơ bản, việc “ rút ruột” lấy những ý tưởng từ trong Kinh Thánh ra mà không dám nói đến xuất xứ, bản thân Mác đã là một kẻ trộm đạo, thiếu sự lương thiện! Ấy là chưa kể đến việc:

Mác “ cầm nhầm” ý tưởng, của cải được góp làm của chung theo tinh thần của những giáo đoàn đầu tiên trong giáo hội công giáo:” Các kẻ tin hết thảy coi mọi sự là của chung. Đất đai của cải thì họ bán đi mà phân phát cho mọi người, ai nấy dùng tùy theo nhu cầu của mình: Cv 2:44,45) “ không một người nào nói là mình có của gì riêng, nhưng đối với họ mọi sự đều là của chung.(cv 5:32) để làm nền tảng cho lý thuyết cộng sản của mình. Nhưng sau đó, Y đã nhận ra có những điều không ổn nội tại trong lý thuyết của Y.

Thứ nhất. Người công giáo có lòng tin vào Thiên Chúa của họ. Họ có lòng bác ái với nhau. Họ có thể vì tình thương mến lẫn nhau nên có thể sống như anh em trong những cộng đoàn. Điều này tổ chức của Mac hoàn toàn không có.

Thứ hai, Thiên Chúa của người công giáo là một vị Chúa nhân từ qúa. Ngài nhân từ cả với kẻ ác, hay kẻ làm khốn mình. Nhân từ đến độ tha thứ cho kẻ làm hại mình. Đã thế, Ngài còn dạy phải tha thứ và thương yêu cả kẻ thù để đời sống được an bình. Về điểm này, Mác thất vọng. Thất vọng vì một Thiên Chúa nhân từ, khoan dung như thế không bao giờ là hình ảnh, mẩu mực, điểm nương tựa trong hướng tư duy của Mác.

Điều nay cũng dễ hiểu. Trong tư duy của kẻ bá đạo, “ lấy cứu cánh biện minh cho phương tiện”, lẽ dĩ nhiên là không có tình thương, nhân tính. Nhưng có máu tanh và mùi chết. Đó chính là khởi đầu của sách lược đấu tranh giai cấp để đạt yêu cầu trong xã hội, trong thiên đường cộng sản của Mác. Nghĩa là, phải chiếm đoạt, chiếm đoạt cả tinh thần, của cải, của những giới giàu có, của các tăng lữ, của xã hội vào tay mình bằng bạo lực, chứ không phải đi xin, hay chờ những giới giàu có kia mở lòng bố thí.

Từ chủ trương “ lấy cứu cánh, biện minh cho phương tiện” dầu phương tiện là dối trá, độc ác, Mác đẩy Tôn Giáo, đẩy Thiên Chúa là tình thương ra khỏi cái thiên đàng cộng sản bằng tuyên bố:” Tôn Giáo là thuốc phiện ru ngủ nhân dân”. Sở dĩ có sự kiện này là vi, dã tâm của những tên trộm đạo là bất lương. Mác cũng không có ngoại lệ, Y đã chối bỏ vị Thần linh của Công Giáo. Không nhận Ngài là Đấng tạo thiên, khai sáng Trời và Đất là chủ thể của Sự Sống và Sự chết. “ Khởi thuỷ Thiên Chúa đã dựng nên trời và đất” (Kn.1) Chối bỏ Ngài là Đấng có uy quyền tuyệt đối trên tạo vật trong Ngày Cánh Chung. Ngày hoàn tất của tiến trình lịch sử nhân loại, và “Con Người sẽ ngự đến trong vinh quang của Cha Người, cùng với các thiên thần của Người, và bấy giờ, Người sẽ thưởng phạt ai nấy xứng việc họ làm” (Mt 16,27).

( xin mở một dấu ngoặc ở đây là: Mác chỉ chối bỏ Thần linh Nhân Từ của Công Giáo mà thôi. Mác vẫn đi và tôn thờ sự gian ác, dối trá. Sự gian ác, dối trá này hiểu theo nghĩa bình dân, phổ quát là một loại tà thần gian dối hay tà thần của sự chết. Nó trực tiếp đối nghịch với Chân Lý. Sự thật và Sự Sống của Thiên Chúa. Người trong dân gian gọi thần gian dối ấy là qủy. Như thế, Mác là kẻ sáng lập ra đạo thờ Quỷ mà Mác gọi nó là duy vật biện chứng, gọi nó là xã hội chủ nghĩa, hay là thiên đường cộng sản. Và bất cứ ai dính dáng tới chúng đều có thể trở thành thần tử gian dối, sống và phục vụ trong bóng tối. (Tôi xin trở lại trong mục này sau).

Từ khúc quanh chối bỏ đó, Mác dần biến cuộc sống chung, góp chung tài sản của tôn giáo như các giáo đoàn đầu tiên thành xã hội cộng sản, không có sự hiện hữu của Thân Linh Nhân Từ và cũng không qua cửa ngõ của của tình thân ái nhân loại, nhưng là bạo lực, gian dối. Kinh thánh đã viết “ kẻ dùng gươm sẽ chết vì gươm” ( Mt 26:52). Sự kiện này đang tái diễn với bản thân của thuyết cộng sản. Nó không thể thoát ra khỏi vòng luận phạt, kết án bởi chính những công việc nó đã làm.

B. Diện vật chất.

Tại sao, lý thuyết cộng sản không thể thoát khỏi sự tra vấn, định lượng và luận phạt từ chính xã hội, nơi nó tiếp cận với?

Đơn giản là, tất cả mọi sản phẩm từ con ngưòi, như các lý thuyết, những sáng chế phát minh. Những sản phẩm về trí tuệ hay vật chất được cấu tạo, làm ra bởi con ngưòi, đều có giới hạn. Vì có giới hạn, nên khi đem vào trải nghiệm, áp dụng trong đời sống thực tại, nó đều được, hay bị đánh giá bởi tập thể đã trực tiếp, tiếp nhận cái lý thuyết hoặc sản phẩm vật chất ấy. Dĩ nhiên, cái thuyết cộng sản của Mác cũng không có ngoại lệ. Cuộc trải nghiệm của nó ra sao?

Đây là một vài con số điển hình được ghi lại trong quyển “Death by Government” (Chết do chánh phủ), tác giả Rudolph J. Rummel, giáo sư khoa chính trị học đại học Yale, thì cộng sản tại các quốc gia đã giết chết đồng bào của họ, như sau:

(1) Liên Xô 61,911.000 người.

(2) Trung Hoa cộng sản 35,236.000 người.

(3) Quân phiệt Nhật 5,964.000 người.

(4) Khmer đỏ 2,035.000 người.

(5) Thổ Nhĩ Kỳ 1,883.000 người.

(6) Cộng sản Việt Nam 1.670.000 người.

(7) Cộng sản Ba Lan 1.585.000 người.

(8) Cộng sản Nam Tư 1.072.000 người.

Những con số này hẳn nhiên chưa phải là xác thực. Mới đây, chính phủ Nga đã xác minh Stalin chính là đao phủ đã giết hơn 30 ngàn sỹ quan của Ba Lan mà trước đó có nghi án là do Hitler. Cách riêng ở Việt Nam, từ sau ngày 30-4-1975 đến nay đã có thêm bao nhiêu trăm ngàn người đã chết cách này, hay cách khác do bàn tay của cộng sản gây ra? Và đây, những nhân chứng, hơn thế, là những lãnh đạo cao nhất của chính cái “ thiên đường cộng sản” này đã tự nói, tự phê điểm về cái xã hội mà họ là người trực tiếp lãnh đạo hay có trải nghiệm như sau:

- Thủ tuớng Đức, Angela Mirkel, người đã sống gần nửa đời ở Đông Đức, phát biểu “Cộng Sản đã làm cho người dân trở thành gian dối

- Tổng thống, thủ tướng đương nhiệm Nga, cựu trùm mật vụ KGB , Vladimir Putin: “Kẻ nào tin những gì Cộng Sản nói, là không có cái đầu. Kẻ nào làm theo lời của Cộng Sản, là không có trái tim”.

- Tổng Thống Nga, nước lớn nhất và quyền lực nhất trong liên bang sô viết trước kia: Boris Yeltsin: “Cộng Sản không thể nào sửa chửa, mà cần phải đào thải nó”.

- Tổng bí thư đảng cộng sản Liên Sô, Mikhail Gorbachev, người đã tạo ra chính sách đổi mới, bước khởi đầu để tiêu diệt cộng sản trên chính đất nước của Liên sô “ Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng Cộng Sản. Hôm nay tôi đau buồn mà nói rằng, Đảng Cộng Sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá”

Tôi tin rằng, những con số, những lời phát biểu của những vị trên, hoàn toàn không xa lạ với bạn đọc, với đồng bào Việt Nam. Cách riêng, thầy Khảm, có lẽ đã thuộc lòng và biết rõ nhũng sự việc này hơn nhiều người khác. Bởi lẽ, thày đã từng thao thức nhiều đêm, và từng có trải nghiệm bằng chính bản thân của mình từ cuộc di cư năm 1954, và những ngày sau 30-4-1975 tại miền nam. Nhưng lý do gì, Lm Khảm, rồi Gm Khảm lại qủa quyết trong bài giảng nhân lễ Kitô Vua là: “nó đã trình bày cái điểm tới của lịch sử nhân loại, là một xã hôi cộng sản hoàn hảo. Trong đó, không còn cảnh người bóc lột người. Mỗi người trong anh chị em và tôi chỉ cần làm việc theo khả năng, còn nhu cầu có bao nhiêu cứ việc sài” Có lẽ nào hai Ngài không hề hay biết gì về những hậu qủa khốc hại của cộng sản đã để lại cho thế giới, đặc biệt là ngay trên quê hương Việt Nam, sau mấy mươi năm thực nghiệm? Chẳng lẽ, nó có một lý do sâu ẩn nào khác, khiến hai Vị phải đánh bóng, cổ võ cho cái lý thuyết cộng sản vô đạo này?

1. Ý, từ của đoạn văn trên.

Tôi đã đọc, nghe lại nhiều lần, và có lẽ, cũng không có ai có thể tìm ra hình ảnh, ý tứ của đoạn văn trên kia là lời khích bác, có ý miệt thị, khinh bỉ cái xã hội, cái thiên đàng cộng sản của tác gỉa. ( nếu ai thấy xin chỉ cho tôi với, đa tạ) . Trái lại:

- GM Khảm đã bác bỏ lập luận cho rằng Mác theo chủ nghĩa vô thần:” có nhiều người có thể nghĩ Mác xít vốn là một hệ tư tưởng vô thần cho nên là không có cánh chung luận. Không phải thế, trái lại nó có một cánh chung luận rất là hấp dẫn, rất là cụ thể”

- GM Khảm đã khoác cho nó cái áo cánh chân lý?nó đã trình bày cái điểm tới của lịch sử nhân loại, là một xã hôi cộng sản hoàn hảo”. Nói thế có phải là nó có một Chân Lý Tốt Lành hay chăng? Rồi vì nó có một thứ “chân lý tốt lành”, nên việc nó chủ trương tiêu diệt tôn giáo, hoặc gỉa, mở cuộc Cánh Chung (luận phạt ) trên nhửng xác người mà chúng đấu tố để chiếm đoạt tài sản từ tinh thần đến vật chất của nhân loại là đúng ư?

- Lời chứng không dựa trên sự thật? Hơn hẳn, vượt lên trên cả sự hoan nghênh, đón nhận, cổ võ, tuyên truyền cho lý thuyết cộng sản này. Hơn hẳn, vượt lên trên mọi sự tuyên truyền của các cán bộ thông tin nhà nghề của chế độ cộng sản. GM Khảm nói “. Mỗi người trong anh chị em và tôi chỉ cần làm việc theo khả năng, còn nhu cầu có bao nhiêu cứ việc sài” . Lời nói như là đã sống và đứng ra làm chứng cho sự việc này mang một ý nghĩa gi? Chân Lý hay gian dối?

Đây là một điều mà tôi cho rằng, ngay cả Mác, nếu còn sống, cũng không dám nói ba hoa đến như thế. Bởi lẽ, dù có giỏi lừa dối, Mác vẫn còn e dè đưa ra vấn đề là: “ mọi người chỉ cần làm theo năng lực và hưởng theo nhu cầu”. Nghỉa là nó chỉ là một ảo vọng, hay là một lời dụ dỗ, mê hoặc để người ta nghe theo. Nó chưa bao giờ có tính xác định như GM Khảm đã làm: “ Mỗi người trong anh chị em và tôi chỉ cần làm việc theo khả năng, còn nhu cầu có bao nhiêu cứ việc sài”. Xét riêng về câu này, tôi cho rằng GM Khảm còn Marxisme hơn cả Marx!

2, Trách nhiệm lời chứng của GM Khảm?

- Nếu GM Khảm bảo là không hề biết gì đến những trải nghiệm của chủ nghĩa cộng sản trên thế giới hay tại Việt Nam. Không hề nghe biết gì đến những con số hay lời chứng của những Gobachev, Boris Yelsin, Angela Mirkel…. để Ngài xác minh theo lý thuyết ấy ở trên toà giảng là “ nó đã trình bày cái điểm tới của lịch sử nhân loại, là một xã hôi cộng sản hoàn hảo. Trong đó, không còn cảnh người bóc lột người” thì lời bào chữa ấy, không có lấy một phần của sự thật! Bởi lẽ, chẳng ai tin là Ngài không biết.

- Trường hợp Ngài đã biết rất rõ những con số, những trải nghiệm phũ phàng của các chế độ cộng sản trên thế giới, và ngay trên quê hương Việt Nam đã gây ra cho con người, mà Ngài vẫn nói như thế thì có lẽ nó trở thành lời làm chứng công khai cho gian dối. Tệ hơn, nó còn được coi là một mánh lới chỉ đường, dẫn lối cho giáo dân, vốn dễ tin vào các lời giảng có thế gía của một Lm hay một GM, đi vào đường gian dối, tạo ra những hậu qủa tai họa cho chính bản thân và gia đình của họ. Hoặc đi vào con đường phản nghịch với Đức tin mà họ đã đặt trọn vào Thiên Chúa, Đấng đã từng phàn bảo “Ta là Đường là Chân Lý và là sự sống” ( Ga 14,6) mà họ không hay biết.

- Liệu lời dẫn giải đầy tính cổ võ, hoan nghênh như là một thành viên hay có ý khuyến khích người khác tin theo lý thuyết của cộng sản công khai trên tòa giảng này, có thể bị vạ một cách đương nhiên theo điều 4c trong sắc lệnh vê cộng sản năm 1959 hay không? Tôi không biết là thế nào. Tuy nhiên, điều luật vẫn còn đó. Và khi ngài xác minh cho một cái không thực của nó là” nó có một cánh chung luận rất là hấp dẫn, rất là cụ thể” và không hề nhắc nhở giáo dân, nhất là những ngưòi sinh sau 1975, nhớ đến hoặc biết đến một sắc lệnh cấm nghiêm ngặt về cộng sản mà xa lánh chúng là thiếu xót, là có ý hướng dẫn họ theo lời giảng của mình. Nếu họ đi theo mà không hề hay biết gì về lệnh cấm, họ bị vạ tuyệt thông thì GM khảm cũng rất khó gở mình ra khỏi trách nhiệm liên đới này. Bởi lẽ:

Người ta phạm tội không phải vì sự hấp dẫn, gợi cảm của một cô gái đẹp, của một loại trái cây ngon ngọt trong vườn, hay là vì tiền bạc, vì một lý thuyết hấp dẫn. Nhưng là vì có luật cấm hoặc là nó không thuộc về mình.

II. Điểm tới của lịch sử.

Mọi người đều biết, sau 80 năm chủ nghỉa cộng sản du nhập vào Việt Nam, nó đã làm cho xã hội thuần lương cuả Việt Nam suy đồi trên tất cả mọi mặt, từ phong tục tập qúan, lễ nghi, đến văn hóa, đạo đức, luân lý, nhân phẩm cách cá nhân. Về đời sống thì từ trong nhà ra xã hội, vào học đường, đến các cơ quan, công sở không một nơi nào không lấy dối trá làm đầu. Ai cũng biết, từ cơ chế gọi là “đạo đức” của chủ nghĩa cộng sản, mà tôi tạm gọi là “tổ chức thờ Qủy” này đã tạo ra những loại tội phạm mang tính man rợ, côn đồ, ác tính ngày càng nhiều trong xã hội Việt Nam. Đó là sản nghiệp rực rỡ của Xã Hội chủ nghĩa, của lý thuyết cộng sản. Nhưng là một sự tủi hổ, tệ hơn thế là một tai họa thảm khốc cho đất nước và dân tộc Việt Nam.

Tuy nhiên, trong bối cảnh tang thương ấy, tinh thần đi theo Đấng “ là Đừờng là Chân Lý và là Sự Sống”( G2 14,6) của người công giáo Việt Nam càng lúc càng lớn mạnh và trưởng thành hơn. Sự trưởng thành, vững bền này phần lớn nằm ngay ở trong sự việc cơ bản là người công giáo không bao giờ chấp nhận sự gian dối, là căn nguyên xây dựng và tổ chức của cộng sản. Sự việc không chấp nhận này, hẳn nhiên, tạo thêm ra nhiều nỗi khó khăn hơn cho cuộc sống thường nhật của họ. Nhưng xem ra, họ không có ý định lùi bước để chấp nhận sự gian dối vào cuộc sống của gia đình họ. Về lâu về dài, sự không chấp nhận gian dối này sẽ có lợi cho cuộc sinh hoạt của đất nước, mặc dù lúc này, cộng sản nhân danh “ công quyền” đẩy người công giáo ra khỏi nhiều sinh hoạt của xã hội và đất nước.

Tuy thế, những gánh nặng, nỗi thống khổ do cộng sản gây ra cho đời sống thường nhật của người công giáo, chỉ là những vết lở ở ngoài da thịt. Nhưng lúc gần đây, xem ra họ phải gồng gánh thêm những “ lạc đề”, những hoang mang đến từ cấp lãnh đạo trong tôn giáo của họ nữa! Đó mới là cái khó cho cuộc sống của họ.

Thật vậy, nhìn lại đoạn đường đã qua. Từ năm 1945 đến nay, Người công giáo Việt Nam luôn kiên cường theo Chúa và luôn có dáng đứng thẳng trước bạo quyền. Rủi thay, càng lúc họ càng cô đơn và mất dần những vị lãnh đạo khả kính như Đức cố HY Trịnh như Khuê, Cố GM Đinh đức Trụ, cố GM Nguyễn năng Tĩnh, cố Gm Lê đắc Trọng… rồi mất luôn ngọn đuốc sáng, vị mục tử chân đất, luôn đem niền an vui, hy vọng và tình thương đến cho giáo dân như TGM Ngô quang Kiệt. Rồi được thay thế vào đó là dăm ba mặt hàng có phẩm chất như “ thịt ba rọi”, kiểu tứ nhân bang với cái tổ chức gọi là “ công giáo yêu nước việt cộng” của nhà nước. Nên đời sống đức tin dưới thời cộng sản của người công giáo vốn đã gặp nhiều giông tố, thử thách lại phải nhận thêm những trận “du kích chiền” đầy tai họa từ những vị lãnh đạo theo hàng hiệu mới này. Càng làm cho tim lòng của người giáo hữu thêm rướm máu và trào lăn những dòng lệ thảm trên mặt.

Tại sao lại như thế nhi?

Tôi còn nhớ, trong một bài viết rất hay của LM Pascal Nguyễn ngọc Tỉnh, có cái tựa đề là: Hội Đồng Giám Mục để làm gỉ? Theo tôi, hẳn nhiên không phải là để làm cảnh, có vì. Nhưng là chìa khoá có khả năng mở cửa Nước Trời cho người công giáo đi tới. Nghĩa là, nơi để cho mọi người trông cậy vào. Thế tại sao, trong hoàn cảnh ngặt nghèo đau thương, trong cuộc chiến bảo vệ Đức Tin đang gặp qúa nhiều khó khăn, thử thách như hoàn cảnh của GH Việt Nam hôm nay, Hội Đồng GMVN không dùng chìa khóa để mở cổng Nước Trời cho người giáo hữu vững tin mà đi? Trái lại, các Ngài giữ yên lặng qúa. Yên lặng trước những gian dối của chế độ đến độ khó hiểu.

Đặc biệt là về vấn đề lề luật của Giáo Hội. Thí dụ như, nếu có đầy đủ văn bản chứng minh, Hội Đồng GMVN, bằng văn thư chính thức, xác định với giáo dân rằng: Sắc Lệnh về cộng sản của ĐTC Pio XII vẫn còn nguyên vẹn hiệu lực trên toàn cầu. Theo đó, Việt Nam không có ngoại lệ. Nếu vì hoàn cảnh không thể có văn bản chính thức thì ít nhất HĐ cũng nên bằng cách nay hay cách khác cho giáo dân hiểu là Luật ấy vẫn còn hiệu lực.

Việc xác minh này, ngoài phương diện pháp lý, còn cho mọi người thông hiểu về luật cấm của giáo hội. Nó còn tỏ rõ tình thương của Hội Đồng đối với giáo dân qua việc bảo vệ đàn chiên tránh khỏi những cuộc du kích chiến từ bên trong. Và tránh được những sơ hở để cho nhiều kẻ chuyên phá hoại tôn giáo có cơ hội tấn công vào sự đồng nhất của giáo hội

Hoặc ở chiều ngược lại. Công bố cho giáo dân biết là: Sắc lệnh của DTC Pio XII ban hành năm 1959 về lý thuyết cộng sản đã bị hủy bỏ, đã bị vô hiệu hóa bằng kể từ ngày…. tháng… năm…. để cho giáo dân biết mà thi hành. Việc công bố này, hẳn nhiên, là một việc làm đầy tình bác ái. Trước hết, nó sẽ chấm dứt mọi nghi ngờ, xâu xé lần nhau. Và ngay lập tức sẽ chấm dứt được tình trạng hoài nghi về một số những tuyên bố, lời phát biểu mập mờ hay những bài giảng, như nó đã từng gây ra

Ngoài ra, việc công bố này còn thể hiện sự công bằng. Nghĩa là nó sẽ ” giải phóng” giáo dân ra khỏi một luật buộc, để họ có thể trực tiếp tham gia, hoặc không tham gia vào những công tác hội đoàn của cộng sản mà không thể bị người khác ngờ là kẻ chối đạo, bỏ đạo phản giáo hội, rồi bị miệt thị như nhóm “ tứ nhân bang” hay những người đi theo nhóm này.

Viết đến đây, tôi chợt nhớ đến Đức cố GM Lê đắc Trọng trong “ Chứng từ của một GM”. khi nhận xét về “hiện tình tôn giáo sau năm 1975”. Sau phần nhận xét riêng về các phẩm trật: Giám Mục, Linh Mục, rồi giáo dân, Ngài đã viết: “ Một định gía có vẻ ngạo mạn: giáo dân tốt hơn LM, LM hơn Gíam Mục, điều có có thể chứng minh trong việc phong thánh, giới nào vững vàng hơn… Trong những vấn đề khó khăn, giáo dân vững vàng, LM nhẹ nhàng, GM im tiếng hoặc xuề xòa ( nghĩa là cho qua chuyện) trang 258:

Nếu là một họa sỹ, tôi xin vẽ một bức chân dung theo trang sách ấy. Bức tranh có ba hàng. Ở hàng thứ ba, khi phải đối diện với bọn tà ma gian ác Việt cộng thì các giáo dân đứng thẳng lưng, trực diện thách đố với tà quyền, gian dối, không một lùi bước. Hàng giữa, các LM thì đa phần lặng lẽ. Người khoanh tay cúi đầu, kẻ thì qùy gối trên đất. Ở hàng đầu, xem ra các vị đội mũ gặp nhiều bối rối, đứng không yên, ngồi không vững. Rồi mất cả tự chủ khi thấy có ngưòi đã phủ phục xuống? Và ở một bức tranh khác, lại có những hình ảnh và cái nghĩa khác. Khi những vị đội mũ, tay cầm gậy quay mặt về phía giáo dân thì lẽ dĩ nhiên là vô cùng nghi vệ. Hàng đầu, các LM rất lặng lẽ, khoanh tay kính cẩn, như chầu. Hàng sau, giáo dân thì qùy phục xuống đất mà bái. Chẳng ai dám ngửa mặt lên mà nhìn! Ôi những bức tranh!

Đó là hình ảnh, chưa kể đến những ngôn từ nghe qua là tởn tóc gáy, đầy tính cách sùng bái và bợ đỡ cá nhân như trường hợp vừa xảy ra tại Huế. “Kính lạy Đức TGM”, ( LM Gioang). Sau bái lạy là những lời tán tụng công đức và đội mũ phong vương hiệu cho vị TGM này làm vua. Không biết khi Ngài lên làm vua rồi thì Giáo dân ở Huế được những gì? Có phải là giáo dân sẽ phải qùy và bái phục Ngài lâu hơn không? Hay họ sẽ được vua “giải phóng” cho họ khỏi kiếp nô lệ của thần gian ác?

Tôi hỏi như thế là vì, biết đâu sau khi được LM Gioang phong hàm vua, vị TGM ở Huế sẽ học được cốt cách làm vua của vị Vua vũ trụ khi đứng trước mặt Philatô mà công bố rằng: “ Đúng, ông nói đó. Tôi là Vua, chính vì lẽ này mà tôi đến trong thế gian. Ấy là để làm chứng cho sự thật” (Yn18:37) hoặc là: “Ông chẳng có một cái quyền gì trên tôi, nếu từ trên không ban xuống cho..”( Yn 19:11) Nghĩa là sau khi được LM Gioang phong làm vua, thay vì bắt dân phủ phục xuống, Ngài đứng dậy. Đầu đội mũ cao, tay cầm gậy đi trước đàn chiên, đến tận nơi công đường của chế độ mà công bố là: Hỡi loài gian dối, độc ác kia. Nhân danh Công Lý, ta đến đây để trừ khử gian dối, đòi lại công lý và trả lại sự thật, lẽ công bằng cho tất cả những mờ ám mà các người đã làm trong những năm qua. Hoặc ít nhất, nói lên cái nghĩa khí của TGM Kiệt: “Tự Do tôn giáo là cái quyền của con người, không phải là cái ân hệ xin cho” thì cũng là cái phước lớn cho giáo dân Huế rồi vậy.

Được “ các vua” như thế thì ai không mừng, ai không vui. Ai không nhảy cẫng lên mà hoan hô vạn tuế đức vua. Khi đó, họ ngại gì gian khổ, sợ gì bạo tàn, mà không nắm lấy tay nhau giữ vững và bảo vệ niềm tin. Bởi lẽ: điểm tới của lịch sử nhân loại sẽ là Ngày Cánh Chung. Ngày của Sự Thật và Chân Lý sẽ thể hiện trọn vẹn và vĩnh viễn. Nó không phải là ngày cho riêng ai, nhưng cho mọi người, mặc dù, ngày ấy không thuộc về con người.

Và điểm tới trong lịch sử của xã hội sẽ là cái chết của phần vật chất. Cái chết, sự tự huỷ của các lý thuyết. Theo đó, cộng sản tại Việt Nam dẫu phi nhân cũng không có ngoại lệ. Bởi vì, điểm tới tất yếu của lịch sử Việt Nam sẽ là một nền Hòa Bình trong Tự Do, Dân Chủ và Công Lý, trong Sức Sống, Tự Chủ, Nhân Bản của người dân Việt, nó triển nở tự trong lòng người dân Việt. Những Bất công, bạo lực, phi nhân, vô đạo, vô cương của cộng sản phải bị hủy diệt. Ngày ấy đang đến. Cánh cửa bất hạnh trong một giai đoạn lịch sử của dân tộc đang từ từ khép lại. Cộng sản và gian dối sẽ chỉ còn là một trang đen tối trong dĩ vãng, không một ai muốn nhắc đến nó nữa.

Bảo Giang

0 comments:

Powered By Blogger