Wednesday, February 29, 2012

TNS TIỂU BANG QUEENSLAND RON BOSWELL (đảng LNP Úc) LÊN TIẾNG VỀ NHẠC SĨ VIỆT KHANG TRƯỚC THƯỢNG VIỆN ÚC.

(Xem thêm nguyên bài phát biểu tiếng Anh và bản dịch cuối bài này)

TNS TIỂU BANG QUEENSLAND RON BOSWELL

Đó là đoạn mở đầu của bài phát biểu dài 10 phút của TNS tiểu bang Queensland Ron Boswell, thuộc đảng Liberal National, trước Thượng Viện Quốc Hội Liên Bang Úc vào tối hôm qua, thứ Ba 28/02/2012 để bênh vực cho nhạc sĩ Việt Khang và tố cáo các hành động vi phạm nhân quyền của Hà Nội.

TNS Boswell nêu lên những sự giam giữ vô hạn định một số nghệ sĩ, luật sư và những nhà tranh đấu cho nhân quyền ở Việt Nam trong nhiều năm qua vì cũng như Việt Khang, tôi duy nhứt của họ là lên tiếng phản đối nhà cầm quyền CS.

Ông Boswell nói Úc là quốc gia hàng đầu trên thế giới về dân chủ nên có bổn phận phải lên tiếng về những sự vi phạm nhân quyền ở VN.
Ông đề cập đến việc 100 đại biểu của người Việt ở hải ngoại sẽ gặp Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama vào ngày 5/3 sắp tới để trình 1 Thỉnh Nguyện Thư, phát động bởi nhạc sĩ Trúc Hồ và khi ông phát biểu tối hôm qua, chỉ trong vòng 3 tuần, đã có hơn 90,000 chữ ký.

“90,000 lời kêu gọi hành động từ khắp nơi trên địa cầu là một bằng chứng cho tính cách nghiêm trọng của sự vi phạm nhân quyền bởi nhà cầm quyền VN”, TNS Boswell nói.

Sau khi giải thích về nội dung của hai bản nhạc nói trên, ông Boswell cho biết :
“ … Ảnh hưởng của những bản nhạc này ở Việt Nam, và ngọn lửa mà chúng đã châm ngòi trong phong trào tranh đấu cho nhân quyền ở VN đã làm nhà cầm quyền CSVN hoảng sợ”.

NS Boswell cũng trình bày thêm về các trường hợp của những nhà đối kháng khác bị đàn áp như LM Nguyễn văn Lý, BS Nguyễn đan Quế v.v..

Ông Boswell nhắc đến việc chính phủ John Howard thiết lập các cuộc đối thoại về Nhân Quyền giữa Úc và VN vào năm 2002 ở cấp bực chính phủ. Và ông kết luận

“..Dân chúng Úc luôn luôn được hưởng quyền tự do ngôn luận mà không sợ bị trả thù. Đã đến lúc người dân Việt Nam cũng được hưởng quyền tương tự”.

TNS Ron Boswell là một chính trị gia lão thành với hơn 30 năm trong chính trường Úc, Năm 2003, ông đã chống Pauline Hanson trong cuộc tranh cử vào Thượng Viện để bảo vệ người di dân Úc gốc Á châu. Hôm nay, với bài diễn văn tràn đầy cảm xúc này, TNS Boswell đã trở thành một người bạn, một chiến hữu của hơn 80 triệu người dân Việt Nam.

Cộng đồng Người Việt tại Úc xin cám ơn ông, TNS Ron Boswell !

HƯNG VIỆT (Brisbane) http://www.tuoitreyeunuoc.com/2012/02/11010.html

ADJOURNMENT: Vietnam Human Rights - Senate Hansard - 28 February 2012
Tuesday, 28 February 2012 06:25 | | |

Senator BOSWELL (Queensland) (21:15): I rise tonight in support of the great people of the Socialist Republic of Vietnam. For too long, the Vietnamese people have had their basic human rights denied by the ruling Communist Party of Vietnam. In particular, I want to draw attention to an extraordinarily brave musician by the name of Viet Khang, who rallied against the Communist Party and the government through his songs and paid the price.

Viet Khang, born Vo Minh Tri, is a Vietnamese singer and songwriter. He co-founded Patriotic Youth, a network formed to raise public awareness of social injustice in Vietnam. On 23 December last year he was arrested by Vietnamese security forces. He is currently being detained without trial at an unknown location in Vietnam. What did Khang do to warrant indefinite detention? He penned two songs decrying the Vietnamese communist regime's failings. He denounced the government's campaign against his people's right to freedom of speech. He posted these songs online, where they quickly went viral, capturing the attention of people in Vietnam and around the world. This was unacceptable to the communist government.

Khang's incredible bravery cannot be understated. The Communist Party has long utilised violence, intimidation and unjust imprisonment to combat any criticism of its rule. For years now it has indefinitely detained a number of Vietnamese artists, lawyers and human rights campaigners. As with Khang, their only crime was to speak out against the communist regime. Many of these innocent people are still being held without charge. Khang knew what would happen to him once he posted his protest songs online. He knew how the Communist Party would punish him, but he went ahead and defied his government.

This is courage on a scale that the people of our great and free nation will thankfully never have to find within themselves. His sacrifice deserves to be recognised. It is our duty as a leading world advocate of democracy to address the human rights situation in Vietnam. We must do everything in our power to bring these issues to light. We must help secure the release of all human rights advocates who have been imprisoned by the Vietnamese Communist Party government.

The leader of another great democratic nation has already recognised the grave importance of this matter. President Barack Obama has agreed to meet with a delegation of 100 spokespeople for Viet Khang on 5 March. Khang's current predicament will be discussed, along with the broader human rights situation in Vietnam. The delegation will be led by Mr Truc Ho, a US resident who has tirelessly campaigned on Khang's behalf. It is through Truc Ho's efforts that Khang's plight has reached President Obama's attention. On 7 February this year, Mr Ho created a petition on the official White House website calling for the US government to act to secure the release of innocent Vietnamese imprisoned by the Communist Party. Mr Ho aimed to get 25,000 signatures by 8 March. In just three weeks, the petition has received 90,000 signatures and counting.

Ninety-thousand calls for action coming from every corner of the globe is a testament to the severity of the Vietnamese government's crackdown on dissident movements. It is a testament to the power and urgency of Khang's songs, which have awakened an outcry both in Vietnam and overseas. President Obama is so concerned about the issue that he has requested to hear Khang's songs in English to better understand his message.

The songs are called Where is My Vietnam? and Who Do You Think You Are? In Where is My Vietnam?, Khang sings about his disillusionment with the Communist Party. He highlights the government's failure to address spreading social injustices. He despairs about how the government has violently persecuted peaceful activists who have criticised its policies in the past. Khang's second song, Who Do You Think You Are? condemns Vietnamese security forces for their brutal tactics. It asks how Vietnamese police could so harshly suppress the people they supposedly protect, and punish them for participating in peaceful protests against the government. Together, Khang's songs have captivated the Vietnamese people. Vietnamese artists have performed them in English and other languages around the world, raising global awareness of the country's dire human rights situation.

The effect of these songs on Vietnam and the fuse they have lit within the Vietnamese human rights movement have terrified the three-million-strong Communist Party. The government's worst fear is the Vietnamese people uniting to tear down its regime. Its worst enemy is anyone who would shine a light on its oppression of its own people. Viet Khang heralded a call to arms against the Communist Party that, for his sake and the sake of his people, must be addressed and acted upon immediately.

Just imagine if Keith Urban or Kasey Chambers were to release a song criticising the Australian government for its recent embarrassments. Just imagine if, as punishment, the government were to throw them into prison. Such an act is unthinkable in our country, yet it is a hazard that Vietnamese citizens face every day under the Communist Party. Viet Khang is not alone on the list of brave men and women who have fallen victim to the Communist Party's campaign of censorship. Father Nguyen Van Ly, a non-violent dissident, was imprisoned for nearly 15 years for participating in numerous pro-democracy campaigns. In 2007, he received an eight-year sentence for supporting the Bloc 8406 manifesto, a Catholic coalition of groups advocating democratic reforms in Vietnam. He was released just last year.

A leading dissident against the Communist Party is Dr Nguyen Dan Que, leader of the Humanist Movement in Vietnam that seeks social and political reform in the country. Since 1978, when he first criticised the government, he has been arrested a total of four times and detained for up to eight years. He has received a Nobel Peace Prize nomination for his tireless efforts to effect change in his country.

The list of individuals who have dedicated their lives to transforming Vietnam into a free and democratic country is endless. Viet Khang and other selfless activists have woken up the Vietnamese people and the world to the Communist Party's suppression of human rights. In the words of one of Khang's admirers, 'Every word, every sentence is like a sword, a bullet that comes down to the Vietnamese Communist Party.'

The US has already made significant contributions to the Vietnamese human rights movement via its Vietnam Human Rights Act and Vietnam Human Rights Sanction Act. Closer to home, it is encouraging to see that on 7 February this month, the Joint Standing Committee on Foreign Affairs, Defence and Trade conducted a public meeting where it took evidence for its inquiry into Australia's human rights dialogue with Vietnam. I pay tribute to the Howard government for establishing an Australian-Vietnam Human Rights Dialogue in 2002 so that human rights issues can be discussed at the government-to-government level.

But there is still much to be done. As the decades-long struggle of human rights and democracy advocates in Vietnam demonstrates, the battle will not be won overnight. It is imperative that we assist these extraordinarily brave men and women in their fight against the Vietnamese Communist Party. Australians have always enjoyed freedom of speech without fear of persecution. It is time the Vietnamese people are granted this same right.
http://ronboswell.com/speeches/3939-adjournment-vietnam-human-rights-senate-hansard-28-february-2012

Bản dịch:TNS TIỂU BANG QUEENSLAND RON BOSWELL
(Thượng Viện Úc – thứ Ba 28/02/2012)

Thượng nghị sĩ Boswell (Queensland) (21:15): Tối nay, tôi đứng lên để ủng hộ người dân của nước CHXH Việt Nam. Đã từ lâu, nhân dân Việt Nam đã và đang bị đảng CSVN khước từ những quyền căn bản của con người. Đặc biệt, tôi muốn kêu gọi sự chú ý đến một nhạc sĩ can đảm tên là Việt Khang, người đã chống lại đảng Cộng Sản và nhà cầm quyền qua những bản nhạc của anh và đã phải trả một cái giá vì chuyện đó.

Việt Khang, tên thật là Võ minh Trí, là một nhạc sĩ và ca sĩ. Anh đồng sáng lập Tuổi Trẻ Yêu Nước, một mạng lưới được thành lập để gợi sự chú ý của dân chúng về những bất công xã hội ở Việt Nam. Ngày 23 tháng Mười Hai năm rồi, anh đã bị lực lượng an ninh Việt Nam bắt giữ. Hiện anh vẫn đang bị giam giữ, không được xét xử, ở một địa điểm không ai biết ở Việt Nam. Anh Khang đã làm gì để phải chịu một sự giam cầm vô hạn định như thế ? Anh viết hai bài nhạc tố giác những sai lầm của chế độ CSVN. Anh lên án chiến dịch của nhà nước ngăn chận quyền tự do ngôn luận của dân chúng nước anh. Anh gởi những bản nhạc này lên mạng, nơi mà chúng được phát tán rộng rãi nhanh chóng, và được dân chúng ở Việt Nam và khắp thế giới chú ý. Đối với nhà nước Cộng Sản, điều này không thể chấp nhận được.

Không thể nhấn mạnh được hết sự cam đảm phi thường của Khang. Từ lâu, đảng CSVN đã dùng vũ lực, trù dập và giam cầm một cách bất công để chống lại với những sự chỉ trích đường lối cai trị của họ. Đã nhiều năm rồi, họ bắt giam một số nghệ sị, luật sư và các nhà đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam. Cũng giống như Khang, tội duy nhứt của họ là nói lên sự chống đối nhà cầm quyền. Nhiều người trong số họ vẫn còn bị giam giữ mà không có tội danh. Khang biềt điều gì sẽ xảy đến cho anh một khi anh gởi những bản nhạc chống đối của anh lên mạng. Anh biết đảng CSVN sẽ trứng phạt anh ra sao nhưng anh vẫn cứ làm và thách thức chế độ.

Đây là lòng can đảm mà người dân trong một quốc gia tự do như chúng ta, may mắn thay, không bao giờ phải tìm thấy trong chúng ta. Sự hy sinh của anh xứng đáng được công nhận. Là một quốc gia dân chủ hàng đầu trên thế giới, chúng ta có bổn phận phải xét đến tình trạng nhân quyền ở Việt Nam. Chúng ta phải làm tất cả mọi điều trong quyền hạn của chúng ta để mang những vấn đề này ra ánh sáng. Chúng ta phải giúp đòi hỏi sự phóng thích tất cả những người tranh đấu cho nhân quyền đang bị nhà cầm quyền CSVN giam giữ.
Vị lãnh đạo của một quốc gia dân chủ hàng đầu khác đã công nhận tính cách quan trọng của sự việc này. Tổng Thống Barack Obama đã đồng ý tiếp kiến một phái doàn gồm 100 người tranh đấu cho Việt Khang vào ngày 5 tháng Ba. Tình trạng khốn cùng của Khang hiện nay sẽ được bàn thảo, cùng với đề tài rộng rãi hơn về nhân quyền ở Việt Nam. Phái đoàn sẽ do ông Trúc Hồ, một cư dân của Hoa Kỳ, dẫn đầu, một người đã tranh đấu không mệt mõi cho Khang. Những nổ lực của Trúc Hồ dành cho Việt Khang đã được Tổng Thống Obama biết đến. Vào ngày 7 tháng Hai năm nay, Trúc Hồ phát động một Thỉnh Nguyện Thư trên trang mạng chính thức của Tòa Bạch Ốc kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ hãy có hành động để đòi hỏi sự phóng thích những người VN vô tội bị đảng CSVN cầm tù. Ông Trúc Hồ đặt mục tiêu là đến ngày 8/3, sẽ cố gắng thu được 25,000 chữ ký. Nhưng chỉ trong vòng 3 tuần lễ, bức Thỉnh Nguyện Thư đã nhận được hơn 90,000 chữ ký và vẫn còn đang tiếp tục.

Chín mươi ngàn lời kêu gọi hành động từ khắp nơi trên quả địa cầu quả là một bằng chứng cho thấy tính cách nghiêm trọng về việc nhà cầm quyền Việt Nam đàn áp các phong trào đối kháng. Đó là một bằng chứng về sức mạnh và sự khẩn thiết của những bài hát của Khang, đã làm sống dậy sự phẩn uất cả ở Việt Nam lẫn ở hải ngoại. Tổng Thống Obama rất quan tâm về vấn đề này đến mức yêu cầu được nghe những bản nhạc đó bằng Anh ngữ để có thể hiểu những thông điệp của chúng một cách rõ ràng hơn.

Hai bản nhạc mang tên “Việt Nam Tôi Đâu” và “Anh Là Ai ?”.
Trong “Việt Nam Tôi Đâu?”, Khang hát cho sự thức tỉnh của anh đối với đảng CSVN. Anh nhấn mạnh đến những sự thất bại của nhà cầm quyền đối với những sự bất công đang lan tràn trong xã hội. Anh nói lên niềm tuyệt vọng trước việc nhà cầm quyền dùng bạo lực để trù dập những người đối kháng ôn hòa đã lên tiếng chỉ trích các đường lối của nhà nước.

Bản nhạc thứ hai của Khang “Anh Là Ai ?” lên án các lực lượng an ninh Việt Nam về những phương thức tàn bạo của họ. Bài hát hỏi làm sao mà công an Việt Nam có thể trù dập một cách nhẫn tâm những người mà đáng lẽ chúng phải bảo vệ, rồi còn trừng phạt họ vi đã tham gia vào các cuộc biểu tình ôn hòa để chống nhà nước.

Góp chung lại, những bài hát của Khang đã bắt được tâm tình của dân chúng Việt Nam. Các nghệ sị Việt Nam đã trình bày những bản nhạc này bằng tiêng Anh và các ngôn ngữ khác trên toàn thế giới, tạo nên sự chú ý toàn câu về tình trạng nhân quyền khẩn thiết ở VN.

Ảnh hưởng của những bản nhạc này ở Việt Nam và ngọn lửa mà chúng đã nhóm lên đối với phong trào nhân quyền cho VN đang làm cho đảng CSVN với 3 triệu đảng viên phải kinh sợ. Nỗi sợ hãi tệ hại nhứt của nhà cầm quyền là người dân Việt Nam đoàn kết lại với nhau để đập tan chế độ. Kẻ thù nguy hiểm nhứt của họ là bất kỳ ai thắp lên ngọn đuốc chống lại sự thống trị. Việt Khang đã nói lên tiếng gọi nhập cuộc chống lại đảng CSVN mà, vì anh ta và vì đồng bào của anh ta, cần phải được nói đến và có hành động ngay lập tức.

Hãy thử tưởng tượng nếu Keuth Urban hay Kasey Chambers tung ra một bản nhạc chỉ trích chính phủ nước Úc về những việc làm đáng xấu hổ gần đây. Hãy thử tưởng tượng nếu, để trừng phạt họ, chính phủ thảy họ vào trong tù, Không ai có thể nghĩ tới một hành động như vậy ở quốc gia của chúng ta, vậy mà đó là nỗi hiểm nguy mà những công dân Việt Nam phải đối đầu hàng ngày dưới chế độ Cộng Sản.
Việt Khang không phải là người duy nhứt trên danh sách của những đàn ông và phụ nữ can đảm đã trở thành nạn nhân của chiến dịch kiểm duyệt tư tưởng của đảng CS.

Linh mục Nguyễn văn Lý, một nhà đối kháng bất bạo động, đã bị cầm tù trong 15 năm vì đã tham gia vào các phong trào đấu tranh cho dân chủ. Năm 2007, Linh mục lảnh 8 năm tù vì đã ủng hộ bản Tuyên ngôn của nhóm 8406, một liên minh của các nhóm Công giáo chủ trương cải cách dân chủ ở Việt Nam.

Một nhà đối kháng hàng đầu khác là BS Nguyễn đan Quế, lãnh tụ của Phong Trào Nhân Quyền ở Việt Nam, kêu gọi sự cải cách về xã hội và chính trị. Từ năm 1978 khi ông lên tiếng lần đầu tiên chí trích nhà nước, ông đã bị bắt giữ 4 lần và giam cầm hết 8 năm. Ông đã được đề cử cho giải Nobel Hòa Bình vì những nổ lực không ngừng nghĩ của ông để tạo sự thay đổi trong nước.

Danh sách những cá nhân hiến trọn cuộc đời cho sự thay đổi Việt Nam thành một quốc gia Tự Do và Dân Chủ dài bất tận. Việt Khang và những nhà đấu tranh xả kỷ khác đã đánh thức dân chúng Việt Nam và thế giới về sự bạo ngược của đảng CS về nhân quyền. Nói một cách khác, đối với những người ái mộ Khang “Mỗi chữ, mỗi dòng là một thanh gươm, một viên đạn giáng xuống đảng CSVN”.

Hoa Kỳ đã đóng góp đáng kể cho phong trào nhân quyền ở VN qua các đạo luật Vietnam Human Rights Act và Vietnam Human Rights Sanction Act. Gần gụi hơn, thật khích lệ khi thấy vào ngày 7/2 vừa qua, Ủy Ban Hổn Hợp về Ngoại Giao, Quốc Phòng và Thương Mại đã có một buổi điều trần công khai để thu thập dữ kiện cho cuộc điều tra của họ về cuộc đôi thoại về nhân quyền giữa Úc và VN. Tôi cũng ca ngợi chính phủ John Howard đã thiết lập các cuộc Đối Thoại Úc – Việt về Nhân Quyền vào năm 2002 để các vấn đề về nhân quyền có thể được bàn thảo trên cấp bực chính phủ.

Nhưng vẫn còn có nhiều việc phải làm. Như cuộc đấu tranh trong mấy chục năm qua của các nhà đấu tranh cho nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam đã chứng minh, cuộc chiến không thể nào thắng qua đêm được. Điều quan trọng là chúng ta phải giúp đỡ những người can đảm trong cuộc chiến đấu của họ chống lại đảng CSVN. Dân chúng Úc luôn luôn được hưởng quyển tự do ngôn luận mà không sợ sẽ bị trả thù. Đã đến lúc người dân Việt Nam cũng phải được hưởng quyền tự do này.

(Dịch bởi) HƯNG VIỆT (Brisbane)
29/02/2012

0 comments:

Powered By Blogger