Friday, November 11, 2011

Tướng Tàu: TQ Cần Học Hình ảnh Đại Chiến Lược Của Mỹ

Ottawa (KL) – Dưới đây là cuộc phỏng vấn của Tuần báo Phụng Hoàng (Phoenix Weekly) Trung quốc với Thiếu tướng Không quân Trung quốc Kiều Lương (Qiao Liang) được đăng trên Global Times tại Bắc Kinh ngày 08.11.2001:

Kieu Luong
PHỤNG HOÀNG: – Một số phân tích gia đã cho rằng Trung quốc được an tâm để phát triển ổn định khi Hoa Kỳ có chiến lược lầm lỗi nhắm vào Trung Đông – Ngài có nghĩ như thế không?
Tướng KIẾU: – Tôi không nghĩ như thế. Việc phân tích này cho rằng nó là một quyết định đơn độc lầm lẫn mà Hoa Kỳ dần bước cho tới ngày hôm nay. Song cuộc tấn công 9/11 Hoa Kỳ không ngờ tới, còn cuộc chiến Iraq bắt buộc phải xẩy ra. Cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và Iraq không xẩy ra vì cho rằng Iraq có vũ khí huỷ diệt hàng loạt, nhưng vì Saddam Hussein chấm dứt nói chuyện mua dầu bằng Mỹ kim. Tại sao Hoa Kỳ quan tâm tới việc kiểm soát dầu?

Dầu là một mối lợi vĩ đại, nó còn trên cả việc Mỹ kim khống chế toàn cầu. Dầu tối cần thiết cho sự phát triển của bất cứ nước nào, mậu dịch dầu được định bằng đồng Mỹ kim, vị thế bá chủ của Hoa Kỳ không có thể nào lay chuyển được. Vì thế tại sao Hoa Kỳ đã thức đẩy chính quyền Iraq mới quay trở lại mậu dịch dầu bắng đồng Mỹ kim sau khi đã chiếm được nước này.
Cuộc tấn công 9/11 bộc phát tăng cường xung đột giữa Hoa Kỳ với thế giới Hồi giáo. Ý thức hệ Hồi giáo hoàn toàn không thích hợp với thế giới Tây phương. Hoa Kỳ tiến hành chiến tranh chống Afghanistan và Iraq để loại bỏ kẻ thù ý thức hệ của Tây phương, nhưng mục đích chính là duy trì việc kiểm soát sung túc chuyển hoán sang tay.
Chiến tranh Iraq chứng tỏ Hoa Kỳ vẫn còn có thể khống chế thế giới bằng quân sự và Mỹ kim, nhưng nó cũng tăng tốc làm cho Hoa Kỳ suy thoái. Chuyện Hoa Kỳ suy thoái là kết quả của hệ thống quá tải. Hoa Kỳ lâm vào nợ nần nặng, nợ lân sang cả khu vực tài chánh và dịch vụ tài chánh của nhân dân Hoa Kỳ, nợ ngay cả các thứ cần thiết hàng ngày được sản xuất từ nước ngoài (Tướng này đã quên mất Wall Mart, Home Depot và Cosco đang làm giàu cho Trung quốc). Làm thế nào một nước có thể phát triển trong tình trạng nợ nần như thế.

PHỤNG HOÀNG: – Có phải hiện nay Hoa Kỳ đang chuyển chiến lược tập trung vào vùng Châu Á Thái Bình Dương Không ?
Tướng KIỀU: – Hoa Kỳ tập trung phần nào chú ý vào vùng Châu Á Thái Bình Dương, nhưng cái quan trọng hơn là Hoa Kỳ vẫn để mắt nhìn sát Âu châu. Chuyển lực lượng có nhiều mặt. Luật lệ và trật tự kinh tế cũng như chính trị quốc tế đang áp dụng hiện nay đều do Hoa Kỳ cùng với Tây phương chủ trì, khu vực kinh tế Âu châu vẫn là khu vực kinh tế lớn nhất cùng với hệ thống giá trị do Hoa Kỳ và Tây phương tạo ra đều được hấu hết nhân dân trên thế giới chấp nhận. Chính cái giá trị này có thể biến thành “War Finance” khi cần.
Dù rắng Trung quốc phát triển kinh tế trong ba năm qua xuông xẻ, cũng khó có thể thay thế được Hoa Kỳ. Nếu như Hoa Kỳ ngã xuống, nước kế thừa không bao giờ là Trung quốc, mà là Tây phương. Vì thế chiến lược Hoa Kỳ không hoàn toàn tập trung để chuyển sang Á châu Thái Bình Dương, dù cho Trung quốc đã đẩy Hoa Kỳ bước vào vùng này lần nữa.
PHỤNG HOÀNG: Vai trò Biển Nam Hải là gì trong chiến lược của Hoa Kỳ?
Tướng KIỀU: So sánh với việc duy trì quyền dẫn đầu cho đồng Mỹ kim, làm suy yếu đồng Euro và tạo thêm tư bản, Hoa Kỳ không vội vã chạy đua với Trung quốc trong vùng biển Nam Hải. Vùng biển Nam Hải không phải là trận chiến chính giữa Trung quốc và Hoa Kỳ. Trung quốc hiểu rõ như thế và luôn kêu gọi các nước Đông Nam Á ổn định phát triển để đôi bên cùng có lợi và giải quyết mâu thuẫn song phương (Trung quốc vẫn cầm trịch vùng này để gãi đúng chỗ ngứa của Hoa Kỳ và Tây phương).

Dĩ nhiên Hoa kỳ vẫn bận lo chống chủ trương khủng bố và bào vệ Tây phương, nhưng Hoa Kỳ không khoanh tay để nhìn Trung quốc phát triển theo hướng riêng của mình. Vì thế Hoa Kỳ đã dùng các lân bang như Nhật Bản và Phi Luật Tân làm chủ động để canh chừng Trung quốc. (Trung quốc an tâm với sinh tử phù của 16 chữ vàng và tinh thần bốn tốt dán vào trán các đồng chí CSVN).
Làm thế nào giải quyết các tranh chấp tại biển Nam Hải? Một số người đề nghị dùng quân sự, trách cứ Trung quốc nhu nhược và hèn trước những hành động khiêu khích, nhưng tôi không đồng ý trong khi chúng ta đang truyền bá đạo nghĩa Khổng Mạnh trên thế giới.
Trung quốc đã có quyết tâm bảo vệ các lợi ích quốc gia bằng phương tiện quân sự trong 20 năm đầu sau khi tân Trung quốc được thành lập năm 1949. Nhưng ngày nay, Trung quốc đang đan tuỳ thuộc với các nước khác, việc sử dụng phương tiện quân sự cần phải rất thận trọng, xây bức tường cao bao xung quanh không bằng gây dựng láng giềng.
Hoa Kỳ và Tây phương đang chờ Trung quốc lầm lỗi. Mặc dầu dùng quân sự chính đáng để bảo vệ lợi ích quốc gia, nhưng chúng ta phải nghĩ tới phản ứng của những nước này kết hợp lại tấn công khi có xung đột quân sự xẩy ra.

Thời gian là quan trọng để giải quyết tranh chấp đất đai. Để giải quyết tranh chấp chủ quyền biển Nam Hải, chúng ta phải có sách lược kiên nhẫn và chuẩn bị đúng thời cơ.
Chắc chắn chúng ta phài dùng áp lực quân sự, ngoại giao và kinh tế đối với nước khiêu khích chúng ta trong khi chờ đợi.
Dùng chiến tranh để giải quyết tranh chấp và làm quan hệ với các lân bang xấu đi là ngu xuẩn. Trung quốc phải biết lợi dụng các mặt kinh tế. Trung quốc ngày nay đã trở thành động cơ của kinh tế toàn thế giới. Chúng ta phải làm cho các lân bang lệ thuộc vào kinh tế Trung quốc và cho họ nhìn thấy rõ những cái lợi và sự phồn vinh khi hợp tác với Trung quốc (Trung quốc đang gạ gẫm các lân bang như Campu chia, Lào, Miến Điện, Thái Lan… để đầu tư vào các hạ tầng cơ sở).

PHỤNG HOÀNG: – Ngược lại tại sao Hoa Kỳ tích cực chỉ trích Trung quốc?
Tướng KIỀU: – Tổng Sản Lượng (GDP) gia tăng không phải là cái quan trọng. Trung quốc cần phải đổi tư duy cho sớm. Một đại cường phải dựa trên giá trị đầu tư cả hai mặt về thương mại và chiến lược.
Lúc đầu làm giàu quốc gia, lúc sau phải đổi cả thế giới. Trung quốc hiện nay khá về kinh tế, nhưng chưa là cường quốc thế giới. Tại sao ?Bởi vì chúng ta không có kế hoạch và viễn kiến chiến lược, cũng không có chiến lược nào có thể xoay trở được. Về mặt này, chúng ta phải học Hoa Kỳ.

0 comments:

Powered By Blogger