(Dân Việt) - Truyền thông phương Tây cho rằng một cuộc tấn công vào Iran đã sẵn sàng, chỉ chờ Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) công bố báo cáo về chương trình hạt nhân của Iran vào ngày 8 hoặc 17.11.
Mục tiêu là cơ sở hạt nhân
Ngày 7.11, Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad cáo buộc Mỹ và Israel đang tìm kiếm sự ủng hộ của thế giới đối với cuộc tấn công quân sự nhằm vào Iran.
Tổng thống Isreal Shimon Peres cho biết quân đội nước này đã sẵn sàng và khả năng tấn công vào Iran là rất cao.
Trả lời phỏng vấn báo "Al-Akhbar" của nhà nước Ai Cập, ông Ahmadinejad đã đả kích Israel sau khi Tổng thống nước này Shimon Peres hồi cuối tuần qua cảnh báo khả năng tấn công Iran ngày càng hiện hữu.
Theo ông Ahmadinejad, Israel - kẻ thù không đội trời chung của Iran - "đang trên đường sụp đổ". Và "các khả năng của Iran ngày càng tăng và nước này đang phát triển, vì thế Iran có thể cạnh tranh trên thế giới.
Hiện Israel và phương Tây, đặc biệt là Mỹ, đang lo sợ các khả năng và vai trò của Iran. Do đó họ đang tìm cách thu hút sự ủng hộ của quốc tế đối với chiến dịch quân sự nhằm ngăn chặn vai trò của Iran.
Trong khi đó, giới quan sát nhận định rằng Israel có ý định phát động chiến dịch không kích các cơ sở hạt nhân của Iran một cách thực sự và có khả năng Israel sẽ dựa vào một đồng minh - có thể là Arập Xêút - cùng sự hỗ trợ của không quân NATO để tiến hành chiến dịch quân sự chống Iran.
AP dẫn nguồn tin từ Tạp chí "Đại Tây Dương" cho biết, ông Arnaud Castaignet - chuyên gia về các vấn đề địa chính trị cho rằng, có nhiều yếu tố cho thấy Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu dường như đã quyết định tấn công Iran mặc cho nhiều chỉ huy quân đội phản đối. Ông cùng với Bộ trưởng Quốc phòng Ehud Barak có thể đã thuyết phục được Bộ trưởng Ngoại giao Avigdor Lieberman.
Vũ khí đã sẵn sàng
Một năm trước khi diễn ra cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ, Tổng thống Barack Obama có thể sẽ không có ý định đẩy nước Mỹ vào một cuộc xung đột thứ 4 kéo dài 10 năm nữa. Tuy nhiên, có thể ông Obama đã bảo đảm với Israel rằng Mỹ sẽ ủng hộ nước này.
Trong khi đó, Tổng thống Pháp Nikolas Sarkozy đã khẳng định rằng Pháp sẽ "không khoanh tay đứng nhìn" nếu an ninh của Israel bị đe dọa. Anh đang chuẩn bị hỗ trợ trên biển cho chiến dịch không kích nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran. Italia cũng hợp tác với Israel nghiên cứu vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí mới.
Israel đã tiến hành thử tên lửa đạn đạo có khả năng mang đầu đạn hạt nhân với sự hỗ trợ của NATO, đặc biệt là loại Jericho 3 có tầm bắn 8.000 km và tên lửa hành trình phóng từ tàu ngầm.
Quang Minh
Liệu Israel sẽ có hành động quân sự tấn công Iran?
11 mins ago - FOX News 4:05 | 0 views Amb. John Bolton weighs in
Bộ trưởng Quốc phòng Israel dọa đánh Iran
(VnMedia) - Bộ trưởng Quốc phòng Ehud Barak hôm nay (8/11) đã lên tiếng đe dọa Israel có thể tiến hành một cuộc tấn công quân sự nhằm vào chương trình hạt nhân của Iran đồng thời bác bỏ những lo ngại cho rằng Nhà nước Do Thái sẽ bị phá hủy bởi một cuộc phản công của Iran.
Bộ trưởng Barak đã đưa ra những lời phát biểu trên đúng một ngày trước khi Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) của Liên Hợp Quốc chính thức công bố một bản báo cáo quan trọng về chương trình hạt nhân của Iran. Theo bản báo cáo này, Iran đang theo đuổi chương trình sản xuất vũ khí hạt nhân song song với chương trình hạt nhân dân sự.
Phát biểu trên Đài phát thanh Israel, Bộ trưởng Barak cho biết, ông không mong đợi bản báo cáo mới của IAEA có khả năng thuyết phục được Trung Quốc và Nga ủng hộ việc áp đặt những biện pháp trừng phạt “chết người” đối với Iran để buộc nước này phải từ bỏ các tham vọng hạt nhân.
"Chừng nào những biện pháp trừng phạt như thế chưa được áp dụng hoặc chưa cho thấy hiệu quả thì chúng tôi còn tiếp tục khuyến nghị các bạn bè của chúng tôi và chính chúng tôi không được loại trừ bất kỳ biện pháp nào. Mọi biện pháp vẫn đang được để ngỏ", ông Barak nhấn mạnh.
Cụm từ “mọi biện pháp đều phải được đặt lên bàn” thường được các quan chức Israel sử dụng để ám chỉ đến một cuộc tấn công quân sự nhằm vào Iran.
Tuy nhiên, ông Barak cũng lên tiếng chỉ trích những thông tin được đăng tải trên báo chí gần đây cho rằng ông cùng với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đang bàn kế hoạch tấn công Iran bất chấp sự phản đối của các tướng lĩnh quân đội.
Bộ trưởng Barak khẳng định, chưa có quyết định nào liên quan đến chiến dịch quân sự được đưa ra. "Chiến tranh không phải là một cuộc dạo chơi. Chúng tôi muốn một cuộc dạo chơi. Chúng tôi không muốn một cuộc chiến tranh. Israel vẫn chưa quyết định có tiến hành bất kỳ chiến dịch quân sự nào hay không. Những miêu tả và hình dung xa lạ về hai người – Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng, ngồi trong phòng kín và bàn về việc đưa toàn bộ đất nước vào một chiến dịch quân sự mạo hiểm là vô căn cứ và không có thực", ông Barak cho biết.
Tuy vậy, ông Barak cũng cảnh báo, Israel cần phải chuẩn bị cho “những tình huống rất khó chịu” và phải chịu trách nhiệm về an ninh riêng của nước này.
Tuy vậy, ông Barak cũng cảnh báo, Israel cần phải chuẩn bị cho “những tình huống rất khó chịu” và phải chịu trách nhiệm về an ninh riêng của nước này.
Đề cập đến những cảnh báo cho rằng, bất kỳ cuộc tấn công nào của Israel cũng sẽ vấp phải đòn trả đũa mạnh mẽ của Iran và đòn trả đũa này có thể khiến 100.000 người Israel mất mạng, Bộ trưởng Barak nhấn mạnh: “Nếu Israel bị lôi vào một cuộc chiến tranh, tôi có thể khẳng định với bạn rằng, sẽ không có chuyện 100.000 người thương vong, 10.000 cũng không và 1.000 cũng không. Và Israel chắc chắn cũng sẽ không bị phá hủy”.
Bộ trưởng Barak cho hay, ông biết nhiều người dân Israel lo ngại, một cuộc tấn công vào Iran có thể sẽ dẫn đến những cuộc tấn công trả đũa hủy diệt bằng tên lửa từ Tehran và hai đồng minh Hamas, Hezbollah của Nhà nước Hồi giáo.
"Không có cách để ngăn chặn một số tổn thất. Nó sẽ không hề dễ chịu. Tuy nhiên, sẽ không có kịch bản 50.000 người chết hay 5.000 người bị giết hại. Và nếu tất cả mọi người ở trong nhà thì có thể không đến 500 người chết”, ông Barak đã nói như vậy.
Năm 1981, Israel từng khiến thế giới bị sốc khi bất ngờ không kích vào một lò phản ứng hạt nhân chưa hoàn thiện đang được xây dựng ở Iraq. Cuộc tấn công của Israel đã phá hủy chương trình hạt nhân của chính quyền Saddam Hussein. Các máy bay chiến đấu của Israel cũng từng phá hủy một địa điểm ở Syria mà IAEA cho là nơi chứa một lò phản ứng được bí mật xây dựng. Tuy nhiên, Israel chưa bao giờ thừa nhận họ thực hiện cuộc tấn công năm 2007 này.
Nhiều nước phản đối đánh Iran
Khi báo giới rộ lên tin đồn về việc Israel với Mỹ và Anh đang bàn kế hoạch tiến đánh Iran, nhiều nước đã lên tiếng phản đối việc này và đưa ra những cảnh báo về một thảm họa ở khu vực Trung Đông.
Những nước lên tiếng phản đối chiến dịch quân sự nhằm vào Iran gồm Nga, Trung Quốc, Pháp, Đức... Ngay cả Mỹ cũng khẳng định họ vẫn tiếp tục theo đuổi các biện pháp ngoại giao và kinh tế để gây sức ép với Iran về vấn đề hạt nhân.
Tổng thống Nga Dmitry Medvedev hôm nay phát biểu, việc một số nước tăng cường dọa nạt Iran có thể dẫn đến một thảm họa ở khu vực Trung Đông.
“Những tuyên bố đầy tính hiếu chiến như Israel hoặc một ai đó sẵn sàng dùng vũ lực đối với Iran là những lời nói nguy hiểm. Chúng tôi thấy, không khí ở khu vực Trung Đông đang sôi sùng sục. Tiến trình hòa bình đang rơi vào bế tắc. Vì thế, những phát biểu đao to búa lớn về chiến dịch quân sự lúc này có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng, dẫn đến một cuộc xung đột”, Tổng thống Medvedev đã nói như vậy tại một cuộc họp báo chung với người đồng cấp Đức Christian Wulff.
Ông chủ điện Kremlin kêu gọi Trung Đông “hãy hít thở sâu, bình tĩnh và tiếp tục thảo luận trên tinh thần xây dựng về những vấn đề đang cấp bách thay vì đưa ra những lời đe dọa tấn công quân sự”.
Trước đó, Ngoại trưởng Nga cũng đã từng lên tiếng cảnh báo về những hậu quả khôn lường nếu Israel và Mỹ tấn công Iran.
Trung Quốc và Pháp cũng bày tỏ quan ngại về viễn cảnh Israel đánh Iran. Các nước đều kêu gọi giải quyết vấn đề hạt nhân Iran thông qua con đường ngoại giao.
Với việc nhiều nước phản đối đánh Iran như thế này, Israel được tin là sẽ không dám tiến hành một cuộc tấn công quân sự vào nước láng giềng. Những động thái trong mấy ngày qua của giới lãnh đạo Israel được cho chỉ là đòn gió nhằm vừa dọa dẫm Iran vừa thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế vào vấn đề hạt nhân của Iran.
Kiệt Linh - (theo AP, AFP, Reuters, RIA)
0 comments:
Post a Comment