David Nakamura (The Washington Post) - Lược dịch bởi CTV-Danlambao
- Bốn mươi năm sau ngày Sài Gòn thất thủ, Tổng thống Obama đang tìm
cách thiết lập lại một mối quan hệ lịch sử khó khăn với Việt Nam để trở
thành đối tác chiến lược nhằm đối phó với Trung cộng.
Trong một cuộc họp nặng về biểu tượng vào ngày thứ ba, Obama chào đón
lãnh đạo đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng tại toà Bạch Ốc sau hai thập kỷ bình
thường hoá quan hệ ngoại giao với quốc gia cựu thù.
Các quan chức chính phủ Hoa Kỳ nói rằng Hà Nội đã gửi tín hiệu về ước
muốn xây dựng quan hệ kinh tế và quân sự sâu hơn với Hoa Kỳ, và Obama đã
mở rộng bàn tay đến với Việt Nam, một trong 12 quốc gia tham gia vào
hiệp ước thương mại Thái Bình Dương. Đã có những cuộc nói chuyện đáng kể
về việc Tổng thống Obama sẽ suy nghĩ cho một chuyến viếng thăm Việt Nam
trong chuyến công du châu Á của ông vào mùa thu này.
Chuyến thăm Hoa Kỳ của ông Trọng được xem là bất thường vì Tổng thống
Obama hiếm khi tiếp đón các nhà lãnh đạo nước ngoài tại Phòng Bầu Dục
nếu họ không phải là người đứng đầu chính thức của nhà nước. Obama đã
tiếp đón chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại Toà Bạch Ốc vào năm 2013 và
đã gặp gỡ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong một hội nghị cấp vùng tại Miến
Điện vào mùa thu năm ngoái.
Các quan chức Hoa Kỳ mô tả Nguyễn Phú Trọng là người có quyền lực nhất
trong cơ cấu lãnh đạo độc đảng của Việt Nam, là kẻ đứng sau hậu trường
có tầm ảnh hưởng quan trọng trong các quyết định chính trị. Ông Trọng
trong vai trò lãnh tụ đảng, theo truyền thống là một "phần tử bảo thủ
hơn" trong thành phần lãnh đạo, một quan chức chính phủ Hoa Kỳ đã nói.
Một quan chức Hoa Kỳ ẩn danh, không có thẩm quyền phát biểu chính thức
đã cho biết rằng có được sự hỗ trợ của Nguyễn Phú Trọng để tiến đến thoả
thuận cho Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương
(TPP) và những khởi xướng của Mỹ là một điều rất là quan trọng.
"Nguyễn Phú Trọng là một thành viên bảo thủ và không muốn nhượng bộ bất
cứ điều gì về khía cạnh nhân quyền" - Ông Marvin Ott, một học giả về
châu Á tại Trung tâm Wilson cho biết. "Nhưng nếu ông ta có một chuyến
thăm tốt và giữa ông ta với Obama có được mối quan hệ tốt đẹp thì đó sẽ
là một tín hiệu cho thấy những chống đối sau cùng từ phía lãnh đạo CSVN
sẽ biến mất."
Đối với Obama, cuộc họp diễn ra trong bối cảnh mở rộng ngoại giao với
các nước cựu thù lâu năm của Mỹ như Cuba, Iran và Miến Điện. Vào cuối
tháng Bảy, ông sẽ ghé thăm Kenya và Ethiopia, vốn là hai quốc gia đã sử
dụng những phương thức đối phó khắc nghiệt nhắm vào các nhà bất đồng
chính.
Những người ủng hộ nhân quyền đã phê phán việc Obama sẵn sàng tiếp đón
Nguyễn Phú Trọng, một người không nắm giữ một vị trí chính thức trong
chính quyền. Theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, hơn 100 người Việt đang bị cầm
tù vì những kết án chính trị, số lượng tù nhân đã giảm khoảng 25 phần
trăm trong những năm gần đây nhưng đó vẫn còn là điểm dính chặt đối với
các nhà ngoại giao Mỹ tại Hà Nội.
"Đây là một phần thưởng không đáng với cái giá phải trả", John Sifton,
giám đốc bộ phận Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền tuyên bố. "Bạn
đang nói với chế độ này và những người khác là: "Tự do hay không, anh
cũng sẽ được thưởng...". Cái giá của việc khua dao gõ kiếm với với Trung
Quốc là anh ném nhân quyền xuống dưới gầm xe buýt".
Dân biểu Zoe Lofgren của tiểu bang California, một người nhiều năm qua
đã ủng hộ việc cải thiện nhân quyền tại Việt Nam và cũng là một thành
viên của phái đoàn quốc hội của đảng Dân chủ, dẫn đầu bởi Nancy Pelosi
(Calif), đã đến thăm Việt Nam vào tháng ba cho chuyện TPP và các vấn đề
khác. Trong một cuộc họp với ông Trọng, bà Lofgren đã trao cho ông Trọng
một danh sách các tù nhân chính trị để yêu cầu trả tự do cho họ.
"Tôi không nghĩ rằng ông ta hạnh phúc với vận động của chúng tôi, nhưng
chúng tôi đã không đi đến đó để làm cho ông ta hạnh phúc," bà Lofgren
nói trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ hai. Bà nói rằng Tổng thống Obama
cần phải áp lực Việt Nam cam kết thực hiện việc bảo vệ quyền lao động và
quyền con người trong các thỏa thuận thương mại, và bà đã đặt câu hỏi
tại sao Tổng thống Obama lại tiếp ông Trọng tại Phòng Bầu dục thay vì
tại một nơi ít xứng đáng hơn trong Toà Bạch Ốc.
Các quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết Tổng thống Obama sẽ áp lực
lên Nguyễn Phú Trọng về nhân quyền, nhưng họ nhấn mạnh rằng không có lời
hứa hẹn nào từ Việt Nam trong việc trả tự do cho tù nhân hoặc sửa đổi
luật tự do ngôn luận nhằm đánh đổi cho cuộc gặp với Obama. Ngược lại,
Cuba đã trả tự do cho một công dân Hoa Kỳ vào năm ngoái, mở đường cho
việc tái lập các mối quan hệ, và Miến Điện thả vài chục tù nhân chính
trị trước chuyến thăm lịch sử của Obama vào năm 2012.
Obama đã phát biểu quan điểm của ông vào tuần trước khi ông chính thức
công bố kế hoạch cho việc mở lại đại sứ quán Mỹ và Cuba trong tháng này
sau 54 năm cô lập bởi cuộc chiến tranh lạnh:
"Tôi tin rằng sự tiếp cận của Hoa Kỳ - thông qua đại sứ quán, các doanh
nghiệp và nhất là người dân Hoa Kỳ - là cách tốt nhất để nâng cao lợi
ích và hỗ trợ cho dân chủ và nhân quyền" - ông Obama đã phát biểu tại
vườn Hồng. "Hết lần này đến lần khác, nước Mỹ đã chứng minh rằng một
phần trong vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ trên thế giới là khả năng của Hoa
Kỳ trong việc thay đổi. Đó chính là điều đã truyền cảm hứng cho thế
giới nhằm đạt được những điều gì đó tốt hơn."
Tiến trình đàm phán của Obama với Việt Nam là một phần trong chiến lược
lớn hơn của chính phủ Hoa Kỳ nhằm chuyển trọng tâm ngoại giao của Mỹ ra
khỏi các điểm nóng truyền thống ở Trung Đông và châu Âu, nhằm để đối phó
với sự trỗi dậy của Trung cộng ở châu Á. Chiến lược này đã có thêm hỗ
trợ khi vào tháng trước Quốc hội Hoa Kỳ đã phê chuẩn đề nghị của Obama
cho quyền đàm phán nhanh, mở đường cho một lộ trình dễ dàng hơn đối với
tiến trình thương thảo TPP, một hiệp ước thương mại bao gồm nhiều quốc
gia cùng nhau tạo nên 40% của tổng sản lượng của thế giới.
Obama đã xem Việt Nam và Malaysia, nơi mà năm ngoái ông trở thành vị
tổng thống Mỹ đầu tiên kể từ Lyndon B. Johnson đến thăm, như là những
quốc gia Đông Nam Á đáp ứng với sự tham gia của Mỹ trong khu vực đang
phát triển nhanh này.
Trong hai năm qua, Hà Nội đã bị báo động bởi sự quyết đoán của Bắc Kinh
trên biển Đông, một tuyến đường hàng hải chiến lược mà Trung cộng đã tìm
cách kiểm soát. Mùa xuân năm ngoái, Trung cộng đã đặt một giàn khoan
dầu 120 dặm ngoài khơi bờ biển của Việt Nam, gần quần đảo tranh chấp của
hai quốc gia và vi phạm Khu kinh tế 200 hải lý độc quyền của Việt Nam
theo luật pháp quốc tế.
Mặc dù Bắc Kinh đã rút lại giàn khoan dưới áp lực quốc tế mùa hè năm
ngoái, chính quyền Trung cộng đã di chuyển nó trở lại gần Việt Nam hồi
tháng trước sau khi kế hoạch cho chuyến thăm Hoa Kỳ của ông Trọng đã
được công bố.
Động thái này "sẽ gia tăng thêm một cảm giác cấp bách trong tư duy chiến
lược của Hà Nội," Ernest Bower, một chuyên gia về Đông Nam Á tại Trung
tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cho biết. Hoa Kỳ và Việt Nam chia
sẻ quan điểm rằng Trung cộng "không thể được phép vi phạm luật pháp quốc
tế và xác định lợi ích chủ quyền dựa trên lịch sử hoặc sức mạnh quân
sự, kinh tế".
Các chuyên gia về chính sách ngoại giao cảnh báo rằng Hà Nội sẽ tiếp tục
kinh doanh với Bắc Kinh và sẽ tìm cách không khiêu khích Trung cộng vào
một cuộc đối đầu quân sự. Nhưng các quan chức chính quyền Hoa Kỳ đã
dùng TPP như một ví dụ về những khởi xướng của Hoa Kỳ giúp cho việc nâng
cao các tiêu chuẩn về lao động và môi trường tại Việt Nam, Malaysia
cũng như tại các nước đang có nền kinh tế trỗi dậy.
Tại Hoa Kỳ, các công đoàn lao động đã lên án TPP, cho rằng nó sẽ dẫn đến
việc gia tăng mướn người lao động Việt Nam thay thế cho công nhân Hoa
Kỳ trong lãnh vực sản xuất.
Ngoài mặt chính trị chiến lược, ông Ott còn cho rằng có "một sự tò mò
còn tồn đọng của công chúng Mỹ đối với Việt Nam". "Chúng tôi đầu tư rất
nhiều ở đó; tốn kém rất nhiều. Nhưng từ đó mà bạn đã có một hoạt cảnh
đáng chú ý về mối tiếp cận giữa người và người dành cho khách du lịch và
thủy quân lục chiến đến đó, và nó mang lại một cái gì đó thực sự là
động lực cho việc bình thường hoá quan hệ. Trong một hướng khác thường,
đã có một sự kết nối thật đang xảy ra. "
Nguồn: The Washington Post.
Bản tiếng Việt:
0 comments:
Post a Comment