Biểu tình trước sứ quán Trung Quốc tại Manila phản đối việc Bắc Kinh bồi đắp đảo nhân tạo - AFP /Jay Directo
Trung
Quốc hôm nay 23/07/2015 lên tiếng kêu gọi Philippines rút đơn kiện tại
Tòa án Trọng tài Quốc tế của Liên Hiệp Quốc về yêu sách đường lưỡi bò 9
đoạn của Bắc Kinh tại Biển Đông, và quay lại với bàn đàm phán song
phương.
Từ
nhiều năm qua, Bắc Kinh luôn nhấn mạnh, việc tranh chấp chủ quyền trên
Biển Đông với các nước láng giềng cần phải được giải quyết thông qua
thương lượng song phương.
Nhưng
trong tháng này, yêu sách của Trung Quốc lần đầu tiên sẽ một định chế
tư pháp quốc tế xem xét tỉ mỉ, khi Tòa án Trọng tài Liên Hiệp Quốc ở La
Haye nghe điều trần theo đơn kiện của Philippines năm 2013. Bắc Kinh từ
chối tham gia vụ kiện.
Khi
báo chí hỏi liệu Philippines có rút đơn kiện ở La Haye hay không, ông
Triệu Giám Hoa (Zhao Jianhua), đại sứ Trung Quốc tại Manila nói : «
Chắc chắn là tôi hy vọng như thế, phía Philippines sẽ ngồi lại với chúng
tôi để thương lượng hòa bình. Cuộc đàm phán đòi hỏi sự kiên nhẫn, có
thể mất thời gian nhưng đó là phương cách duy nhất. Một giải pháp hòa
bình cần phải thông qua đối thoại song phương ».
Một
đội ngũ chuyên gia tư pháp của Philippines trong đó có hai luật sư Mỹ,
trong tháng này đã giải trình trước tòa việc đưa ra tư pháp quốc tế để
giải quyết tranh chấp là đúng đắn, phù hợp với Công ước quốc tế về Luật
Biển của Liên Hiệp Quốc mà cả hai nước đều đã ký kết.
Philippines
tìm cách thực thi quyền khai thác vùng đặc quyền kinh tế, theo quy định
của Công ước là trong phạm vi 200 hải lý tính từ bờ biển. Tháng 12/2014
Trung Quốc đã ra văn kiện nêu lý lẽ việc tranh chấp không nằm trong
phạm vi của Công ước, vì liên quan đến chủ quyền chứ không phải quyền
khai thác.
Bắc
Kinh yêu sách chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông, và ngày càng
quyết đoán hơn với việc hối hả xây dựng các đảo nhân tạo ở Trường Sa,
khiến các nước trong khu vực và Hoa Kỳ lên tiếng phản đối.
Báo
chí Trung Quốc lý sự rằng nước này muốn triển khai các dự án năng lượng
tái tạo trên biển, cũng hữu ích cho các nước láng giềng. Việc xây dựng
đảo nhân tạo không chỉ nhằm mục đích quân sự, nhưng còn để xúc tiến giao
thông hàng hải. Nhân dân Nhật báo trích dẫn Cục Hải sự nói rằng Trung
Quốc cần cung cấp dịch vụ hàng hải chất lượng cao cho các quốc gia xung
quanh Biển Đông, tiến hành bảo vệ môi trường trong đó có việc thành lập
một ngân hàng gien sinh vật biển.
Tuy
nhiên theo Manila, việc Trung Quốc bồi đắp đảo nhân tạo đã phá hủy
khoảng 1,2 kilomet vuông rạn san hô, khiến các quốc gia ven biển bị
thiệt hại khoảng 100 triệu đô la mỗi năm.
0 comments:
Post a Comment