Monday, December 30, 2013

Nga : Đánh bom tự sát làm ít nhất 18 người chết

Un attentat suicide commis par une femme a fait au moins 16 morts dimanche dans une gare de Volgograd, trois jours après une autre attaque commise dans le sud de la Russie, alors que le pays s'apprête à accueillir dans moins de six semaines les Jeux olympiques d'hiver à Sotchi. /Photo prise le 29 décembre 2013/REUTERS/Sergei Karpov
                                                                Cửa nhà gare bị tung

Hãng tin AFP dẫn nguồn tin truyền thông Nga cho hay, hôm nay 29/12/2013, một phụ nữ đã cho phát nổ quả bom mang trên mình giữa một nhà ga của thành phố Volgograd, gần vùng Kavkaz, làm ít nhất 18 người chết và hàng chục người bị thương.

Các giới chức địa phương cho biết, người phụ nữ đã cho phát nổ bom ngay sát cạnh cửa kiểm tra kim loại đặt tại lối vào nhà ga chính của thành phố, khi đó đang có rất đông hành khách. Truyền hình Nga phát đi những hình ảnh cho thấy nhiều cửa kính, gạch đá vỡ vụn trên hai tầng đầu của nhà ga. Rất đông xe cứu thương đã có mặt tại hiện trường vụ nổ.
Phát ngôn viên của chính quyền địa phương thông báo, vụ tấn công làm ít nhất 18 người chết và khoảng hơn bốn chục người bị thương. Chi tiết đầu tiên của Ủy ban chống khủng bố Nga cho biết, thủ phạm đánh bom là một phụ nữ. Chính quyền đã cho mở điều tra và khẳng định đây là hành động khủng bố.
Tháng 10 vừa qua, tại Volgograd, một phụ nữ đánh bom liều chết người gốc Daguestan cũng đã cho nổ một chiếc xe bus chở sinh viên làm 6 người thiệt mạng.
Vụ đánh bom khủng bố nổ ra đúng vào lúc chỉ còn hơn hai tháng nữa Thế Vận Hội mùa đông Sotchi khai mạc đã khiến chính quyền Nga hết sức lo ngại. Sotchi là thành phố nằm cách không xa với Kavkaz, vùng đất rất bất ổn về an ninh. Trong khi đó, thủ lĩnh lực lượng nổi dậy đòi thành lập Nhà nước Hồi giáo tại miền bắc Kavkaz, Dokou Oumarov hồi tháng 7 vừa qua, trong một đoạn băng hình phát trên internet đã đe dọa tấn công « bằng mọi phương tiện » vào sự kiện thể thao lớn

Tàu Trung Quốc kẹt ở Nam cực

Tàu phá băng Tuyết Long rời cảng Thiên Tân đến Nam Cực - Reuters /China Daily

Một chiếc tàu phá băng Trung Quốc đi cứu một tàu nghiên cứu khoa học Nga bị kẹt trong băng giá và bão tuyết ở Nam cực, cũng đã bị kẹt trong băng và phải quay lại. Cơ quan hàng hải Úc (AMSA) hôm nay 28/12/2013 loan báo như trên. Hiện giờ chỉ còn hy vọng vào một chiếc tàu phá băng Úc dự kiến sẽ đến nơi vào ngày mai.
Chiếc tàu phá băng Tuyết Long của Trung Quốc lẽ ra tối qua đã đến địa điểm chiếc tàu Nga MV Akademik Shokalskiy bị kẹt lại từ hôm thứ Ba 24/12, ở cách căn cứ Pháp Dumont d’Urville khoảng 100 hải lý, với 74 người trên tàu gồm các nhà khoa học và du khách.
Chiếc Tuyết Long chỉ còn cách tàu Nga có 6,5 hải lý nhưng không thể đi tiếp. Ông Andrea Hayward-Maher, phát ngôn viên AMSA – cơ quan điều phối các hoạt động cứu hộ - cho AFP biết : « Chiếc tàu Trung Quốc không may gặp phải lớp băng quá dày không thể phá nổi, nên phải quay lại ».
Nhà báo chuyên về khoa học Andrew Luck-Baker đang trên chiếc tàu Nga nói với BBC : « Ở chân trời phía đông tôi có thể thấy chiếc tàu Trung Quốc mà chúng tôi hy vọng vài giờ nữa sẽ đến nơi, mở đường cho chúng tôi ra khỏi nơi đây, nhưng nó không đến được. Tàu chạy chậm lại rồi quay ngược trở về biển, chờ một chiếc tàu phá băng Úc. Nếu hai tàu song song tiến gần chúng tôi thì có thể mở được một lối ra rộng hơn ».
Từ khi chiếc tàu nghiên cứu khoa học bị mắc kẹt, đã có ba tàu phá băng là Tuyết Long của Trung Quốc, L’Astrolabe của Pháp và Aurora Australis của Úc đi đến cứu. Nhưng chiếc L’Astrolabe bỏ cuộc, thất vọng trước việc chiếc Tuyết Long quay lại, nay các hành khách trên chiếc MV Akademik Shokalskiy chỉ còn đặt hy vọng vào chiếc tàu phá băng Úc.
Tuy nhiên chiếc Aurora Australis vốn có năng lực phá băng mạnh nhất trong số ba chiếc trên, chưa chắc có thể tiến được gần hơn. Thuyền trưởng Murray Doyle giải thích cho tờ Sydney Morning Herald là tàu có thể phá được lớp băng có độ dày 1,35m và khi quay đầu có thể phá vỡ dần các lớp băng dày hơn. Nhưng chiếc Aurora Australis không được trang bị để tiến nhanh trong một lớp băng dày hơn ba mét. Ông Doyle mô tả : « Cũng giống như khi ta cố dùng xe hơi để húc đổ một bức tường gạch vậy ».
Các khoa học gia và du khách đi trên chiếc tàu MV Akademik Shokalskiy để tái hiện lại chuyến đi lịch sử của nhà thám hiểm Úc, Sir Douglas Mawson đến Nam cực cách đây một thế kỷ (1911-1914). Họ cũng tiến hành các thí nghiệm như đoàn của ông Mawson đã làm trước đây.
Thụy My / RFI

0 comments:

Powered By Blogger