...........Nếu như Việt Nam đã có một Mandela.
Nelson Mandela lãnh tụ Nam Phi đã qua đời.
Một vĩ nhân của nhân loại vừa đi vào cõi Vĩnh Hằng. Cầu mong người được ngàn thu yên giấc.
Chiều hôm nay, tất
cả các đài truyền hình tại Montréal đều nói về nhân vật này, với những
lời phát biểu của các Tổng Thống, Thủ Tướng, các nhân vật chính trị quan
trọng trên khắp thế giới. Tất cả đều đồng ý ở một điểm : Nelson Mandela
là một vĩ nhân.
Điều gì đã khiến
nhân vật này được mọi người ngưỡng mộ như vậy ?? Có điều gì khác biệt
giữa ông ta và các nhà cách mạng khác, đặc biệt là Hồ Chí Minh ??
Mandela sống ở Nam
Phi, một quốc gia mà những người da đen như ông bị kỳ thị bởi một chính
quyền của những người thực dân da trắng. Sự khác biệt giữa 2 nhóm người
không cùng một mầu da này đã dẫn đến một cuộc tranh chấp đầy đau thương,
tưởng chừng không có gì có thể ngăn cản được sự tan vỡ, tiêu diệt lẫn
nhau, và đưa quốc gia này đến chỗ diệt vong. Dĩ nhiên, là một người da
đen, ông Mandela không thể ngồi yên để nhìn thấy những người da đen như
ông bị kỳ thị, chèn ép tại chính nơi mà tổ tiên họ đã khó khăn để khai
phá. Ông đã nhập cuộc, đã đấu tranh, và đã bị ở tù gần 30 năm.
Việc này cũng thường thôi.
Trên Thế Giới ,
trước và sau Mandela, nhiều lãnh tụ đấu tranh cũng đã ở tù ngang ngửa,
hay nhiều khi còn lâu hơn thời gian Madala ngồi tù.
Cái khác biết là Mandela đã làm được điều mà các người khác thất bại.
Mandela đã thực hiện được giấc mộng của ông là “Một Quốc Gia trong đó mọi người có thể chung sống với nhau, đen cũng như trắng”
Ông không xử dụng
bạo lực, không chủ trương chém. giết, tiêu diệt kẻ thù, tuy việc này đối
với ông dễ dàng khi nắm quyền trong tay. Không bao giờ ông chủ trương
chiến tranh một mất, một còn. Ông chỉ kêu gọi sự công bằng, và quyền làm
người cho người da đen.
Khi ông lên làm
Tổng Thống, không có trả thù, hay bới móc chuyện cũ, không có tòa án
nhân dân, không có biển máu, không có tù tội.
Nam
Phi, thay vì tan biến, được trở thành một quốc gia Dân Chủ thực sự,
người da đen có quyền làm người như người da trắng, và người da trắng
không phải cuốn gói về Anh, như người Pháp trong trường hợp Algérie, một
xứ Phi Châu khác.
Tại Việt Nam ta, trước Mandela, Hồ Chí Minh cũng được tôn xùng như một nhà đại cách mạng. Hồ
Chí Minh và những người CS cũng theo đuổi giấc mơ giải phóng dân tộc,
nhưng họ đi theo một con đường khác. Họ dựa vào sức mạnh quân sự và súng
đạn ngoại bang, Nga và Tầu. Quốc Ca của miền Bắc có câu “thề phanh thây, uống máu quân thù”, còn bài hát chính thức của Giải Phóng Miền Nam thì “Quét sạch nó đi, lời Bác đã dậy chúng ta”.
Kết quả là trên 5000 người dân Huế đã bị chôn sống vào dịp Mậu Thân, và
sau 1975, rất nhiều người Miền Nam đã bị hành quyết, hay tàn đời trong
các trại cải tạo.
Và hiện nay thì
sao?? Dân tộc Việt Nam bị chia rẽ thành 2 khối người coi nhau như kẻ thù
truyền kiếp. Giữa họ, là hận thù, là tang tóc., những thây ma, trên
pháp trường, trong trại cải tạo, hay ngoài biển Đông. Hai khối người
này, mỉa mai thay, lại cùng một mầu da, một tiếng nói.
Nếu như Việt Nam đã có một Mandela.
Nếu như Việt Nam có được một Mandela, thì cuộc đời của chúng ta đã khác hẳn.
Tiếc thay, Việt Nam lại có (tên khốn nạn) Hồ Chí Minh !!!
Âu cũng là tai trời, ách nước.
Mandela là một tấm gương sáng cho nhân loại soi chung.
Ước mong cuộc đời của người sẽ là một bài học cho giới trẻ Việt Nam.
Trần Mộng Lâm
0 comments:
Post a Comment