(© Flickr.com/Rev.Xanatos Satanicos Bombasticos)
Chủ đề này được nhật báo Le Monde, số ra sáng nay 07/11/2013 đề cập đến trong bài phân tích đề tựa « NSA : Tại sao Barack Obama sẽ không xin lỗi ».
« Phản ứng của chính quyền đặc biệt là quá chán », là nhận xét của Sascha Meinrath, được Corine Lesnes, tác giả bài viết trích dẫn lại. Nhà Trắng có một kiểu trả lời nước đôi khi nhắc nhở Châu Âu rằng họ cũng có những hoạt động nghe lén. Đây rõ ràng là một thông điệp tồi tệ, theo như đánh giá của vị chuyên gia trên. « Cho đến giờ phút này, chuyện theo dõi người khác vẫn là điều không thể chấp nhận. Nhưng nó cũng không có nghĩa là không được tiến hành ». Nhưng việc chính quyền Mỹ trả lời rằng « ai cũng làm việc này hết » có nguy cơ phá vỡ điều cấm kỵ trong các mối quan hệ quốc tế.
Một mặt, Hoa Kỳ thông báo có những thay đổi về phương pháp. Thế nhưng, như thường lệ, Tổng thống tỏ ra vẫn còn rất mơ hồ, trông đợi xem phản ứng của các nhà lập pháp. Hai dự thảo vừa được đệ trình lên Nghị viện. Một dự thảo nhắm đến hạn chế việc thu thập ồ ạt các dữ liệu cá nhân. Dự thảo còn lại chỉ điều chỉnh lại hoạt động này.
Bên cạnh đó, ông Obama còn tuyên bố thành lập một đội ngũ chuyên gia về tình báo và công nghệ viễn thông. Những người đấu tranh cho quyền bảo vệ đời sống riêng tư lấy làm tiếc rằng đội ngũ này chỉ giới hạn ở mức độ kỹ thuật và rằng các khía cạnh về chương trình giám sát không được nêu rõ cụ thể.
Mặt khác, đối với Châu Âu, Hoa Kỳ sẽ không thể bày tỏ thái độ « ăn năn ». Ngay sau các tiết lộ mới Snowden, Tổng thống Barack Obama đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel. Nhưng không phải để xin lỗi : Bởi vì một Tổng thống Mỹ không thể xin lỗi. Và nếu như ông có ý định đó, các thế lực diều hâu như Mike Rogers, Chủ tịch Ủy ban tình báo của Hạ viện, đã cảnh cáo Tổng thống Mỹ rằng tốt hơn hết là không nên mạo hiểm với ý đồ đó. Đương nhiên cuộc điện đàm với Merkel được giữ bí mật. Nhưng theo phía Đức, Tổng thống Mỹ muốn ngầm bắn đi thông điệp rằng ông không biết là điện thoại di dộng của các đối tác đã bị nghe lén.
Trong khi đó, phía Châu Âu chẳng đòi hỏi gì hơn là « tìm ra một cách nào đó bày tỏ thái độ ăn năn », theo như lời khuyên nhủ của ông Wolfgang Ischinger, Chủ tịch Hội nghị an ninh Munich. Nhưng có vẻ như « Tổng thống Mỹ vẫn chưa tìm ra được sự ‘hối hận’ nhiệm màu mà chỉ có Châu Âu có lẽ đã nhìn thấy mà thôi », tác giả bài viết nhận định. Bởi vì, ngay từ đầu mùa hè năm 2013, Châu Âu nói sẵn sàng giúp đỡ Hoa Kỳ.
Bài viết nhận thấy rằng trong khi nhiều nhân vật tiếng tăm trong chính phủ chỉ trích mạnh mẽ hành động « lạm dụng quyền hạn » và đề nghị « hạn chế » bớt khả năng của NSA, thì ông Obama lại tỏ ra quá dè dặt, không quyết đoán và đã bỏ qua nhiều cơ hội để đưa ra một lộ trình quốc tế mới. Cuối cùng, bài viết cho rằng sự nhút nhát đó của Tổng thống Mỹ có nguy cơ làm phát triển một chuẩn mực mới theo đó việc xâm nhập đời sống tư của mọi công dân trên toàn cầu sẽ là chuyện bình thường.
Trung Quốc : Hai vụ tấn công khủng bố trước thềm Hội nghị Trung ương 3
Trong vòng 10 ngày, hai vụ tấn công khủng bố liên tiếp xảy ra tại những địa điểm mang tính biểu tượng của quyền lực Trung Quốc. Theo nhật báo kinh tế Les Echos, trong bài viết :« Một nơi biểu tượng của quyền lực Trung Quốc bị khủng bố nhắm tới » vụ nổ bom trước trụ sở đảng Cộng sản ở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, hôm qua, phản ảnh phần nào chính quyền Bắc Kinh đang bị tràn ngập trước các hành động bạo lực của người dân do bất mãn.
Vụ nổ xảy ra vào lúc 7h40 sáng, giờ địa phương, ngày hôm qua, trước trụ sở Tỉnh ủy Sơn Tây, Trung Quốc. Theo lời thuật của một nhân chứng, một loạt tiếng nổ phát ra, làm thiệt mạng một người và tám người khác bị thương, trong đó có một người trong tình trạng nguy kịch.
Ngay sau khi vụ việc xảy ra, các quan chức thành phố lập tức có buổi họp khẩn cấp, nhất là những vị phụ trách các hồ sơ khiếu kiện và an ninh công cộng. Cho đến giờ, chính quyền chưa đưa ra bất kỳ giải thích nào về nguyên nhân vụ tấn công trên. Theo nhận định của tờ báo, trong khi Hội nghị Trung ương lần 3 sắp khai mạc vào thứ Bảy 09/11 tới đây, dưới tín hiệu cải cách kinh tế, hai vụ tấn công làm nổi rõ áp lực đang đè nặng lên chính quyền Bắc Kinh : Đó là nỗi ám ảnh bởi mục tiêu bình ổn xã hội. Hai vụ tấn công này phần nào thể hiện sự bất mãn của người dân đã đi đến tột đỉnh và giờ chuyển qua hành động bạo lực. Vụ tấn công đầu tiên có liên quan đến nhóm đòi độc lập ly khai Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương, theo như những gì Bắc Kinh nói. Còn vụ thứ hai vẫn chưa rõ động cơ.
Tuy nhiên, Les Echos cũng không loại trừ giả thuyết sự phẫn nộ kinh tế. Trên mạng Vi Bác, tương đương với Twitter, nhiều cư dân mạng nhắc lại rằng hơn 200 công nhân đã biểu tình hồi cuối tuần rồi, phản đối việc sa thải họ.
Điều đáng ngạc nhiên lần này, chính quyền đã không ngăn cấm việc truyền tin trên mạng, trái ngược với vụ khủng bố tại Thiên An Môn hồi tuần rồi. Hôm qua, nhiều tấm ảnh hiện trường vụ tấn công được lưu thông tự do trên mạng, kèm theo nhiều lời bình phẩm chỉ trích gay gắt chính phủ.
Người Duy Ngô Nhĩ dưới vòng kềm kẹp
Cũng trong chủ đề này, nhật báo Le Figaro có bài phóng sự sau vụ tấn công quảng trường Thiên An Môn hồi tuần rồi. Bắc Kinh đã cho tăng cường kiểm soát gắt gao cộng đồng thiểu số người Hồi giáo tại Tân Cương. Bài viết chạy tựa nhận định : « Người Duy Ngô Nhĩ dưới sự kềm kẹp ».
Một năm sau trận động đất 2008 tại Tứ Xuyên làm thiệt mạng 80 000 người, chính quyền địa phương tại Tân Cương quyết định tung ra một chiến dịch « cách tân » ở Kachgar. Các công trình đô thị đó đã làm biến đổi hoàn toàn đời sống văn hóa của tộc người Duy Ngô Nhĩ thiểu số, nhưng chiếm đa số tại Tân Cương. Những khu phố cổ có hàng trăm năm thậm chí hai ngàn năm tuổi đang dần bị biến mất. Thay vào đó, là những toà nhà hiện đại không liên quan gì đến nét văn hóa người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ tại đây.
Một nhà kinh tế gốc Duy Ngô Nhĩ kín đáo bộc bạch nỗi bất bình với phóng viên báo Le Figaro : « Chính quyền địa phương đã sử dụng nhiều lý do khác nhau để phá hủy nền văn hóa Duy Ngô Nhĩ nhằm biến Kachgar thành một thành phố người Hán. Đây thật sự là một thảm họa. Thành phố cổ biến mất trong khi mà nét đặc thù văn hóa và kiến trúc lại là linh hồn của một thành phố. Tại Kachgar, nét đặc thù đã bị xóa mất rồi ».
Theo con số chính thức đưa ra, 80% trong số 9713 nhà cổ đã bị phá hủy. Dự án chỉnh đốn đô thị phải hoàn tất vào năm 2015. Khoảng 220 000 người, tức gần phân nửa số dân tại đây bị ảnh hưởng. Số người này sau khi được hưởng hỗ trợ, có điều kiện thì tu sửa lại nhà cửa. Số khác, không đủ điều kiện, phải tái định cư trong những tòa nhà theo kiến trúc Trung Hoa hiện đại, nhưng lúc nào cũng gặp trục trặc về điện, nước.
Sau vụ tấn công vào quảng trường Thiên An Môn hồi cuối tháng Mười vừa qua, tác giả bài viết cho hay, an ninh được tăng cường tại trung tâm quyền lực quốc gia, nhất là tại Tân Cương. Camera được lắp đặt tại 14 khu cầu nguyện của người Hồi giáo. Lực lượng an ninh quân phục và cả thường phục hiện diện khắp nơi, trong lúc bầu không khí tại đây vốn dĩ cũng đã quá căng thẳng.
Trong khi chính quyền Bắc Kinh quy trách nhiệm cho Phong trào Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ phương Đông về vụ tấn công tại Thiên An Môn, người dân Duy Ngô Nhĩ nhận thấy rằng có sự bất công. Một người dân tại đây đã cáu gắt nói với phóng viên tờ báo rằng : « ‘Độc lập’ ư, Thổ Nhĩ Kỳ phương Đông ư, ở đây chẳng ai dám nói đến từ này cả vì sợ bị đi tù. Chúng tôi chỉ muốn hưởng cùng quyền lợi như người Hán. Chúng tôi cũng muốn như họ dễ dàng có được tấm hộ chiếu để có thể tự do đi hành hương tại Mecca. Chúng tôi cũng muốn con cái mình có việc làm. Những việc làm tốt đều dành cho người Hán, như trong lãnh vực dầu khí, ngân hàng, hành chính. Dù bạn biết nói tiếng phổ thông, nhưng nếu bạn là người Duy Ngô Nhĩ thì cũng không được tuyển dụng. Và con cái của chúng tôi không được đến đền thờ trước 18 tuổi để học giáo lý Coran ».
Tác giả nhận định, chính sách đàn áp lên người Duy Ngô Nhĩ chỉ làm gia tăng thêm chủ nghĩa ly khai và đẩy xã hội đi đến việc tìm chốn nương náu vào đạo Hồi và các giá trị truyền thống.
Thuốc men : Những kẻ làm giả mới
Trên lãnh vực dược phẩm, báo Les Echos có bài điều tra cho biết nạn làm giả thuốc men trở thành một hoạt động kinh doanh thu lợi nhiều nhất cho những kẻ buôn lậu. Bài viết chạy tựa báo động : « Thuốc men : Những kẻ giả mạo mới ».
Theo ước tính của một tổ chức phi chính phủ Hoa Kỳ, vào năm 2010, thuốc « nhái » hiện chiếm lĩnh đến 10% thị trường thuốc thế giới, với tổng trị giá khoảng 75 tỷ đô-la. Mỗi năm, hàng ngàn người bị thiệt mạng do dùng phải thuốc giả. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, trong số một triệu người bị thiệt mạng vì bệnh sốt rét, có đến 200 000 người chết do uống phải thuốc kém chất lượng.
Ông Eric Przyswa, một chuyên gia thuộc Mines ParisTech, đồng thời cũng là tác giả của báo cáo « Thuốc men giả mạo và các tổ chức tội phạm », giải thích rằng nhờ vào những kẽ hở của hệ thống hay các cuộc khủng hoảng vệ sinh y tế nhất thời đã tạo cơ hội cho những kẻ buôn lậu tuồn thuốc giả ra thị trường. Các loại thuốc giả đó có thể tìm thấy trên Internet, thị trường chợ đen và thậm chí cả trong những cơ sở phân phối chính thức.
Cũng theo nhà nghiên cứu này, các quốc gia nghèo là các đích ngắm hàng đầu của bọn buôn lậu, như tại một số quốc gia Châu Phi, Đông Nam Á hay Châu Mỹ Latinh với mức tỷ lệ dao động trong khoảng 30-70%. Tuy nhiên, ông lưu ý là các quốc gia giàu có cũng không tránh được tình trạng này. Hoa Kỳ là một trong những mục tiêu hàng đầu của bọn buôn lậu.
Cựu chuyên gia chống buôn lậu thuốc phiện, Bernard Leroy, hiện đang điều hành Viện Nghiên cứu chống làm giả thuốc, một tổ chức tư nhân do hãng dược phẩm Pháp Sanofi thành lập, so sánh nạn làm thuốc giả với buôn thuốc phiện như sau : « Cứ 1.000 đô la đầu tư, buôn thuốc phiện thu lợi 20.000 đô la, buôn thuốc lá thu được 43.000 đô la nhưng nếu buôn tân dược, món lợi thu được có thể lên đến 200.000 đô la, thậm chí 500.000 đô la. Nhưng các trừng phạt pháp lý thì lại không nặng ».
« Phản ứng của chính quyền đặc biệt là quá chán », là nhận xét của Sascha Meinrath, được Corine Lesnes, tác giả bài viết trích dẫn lại. Nhà Trắng có một kiểu trả lời nước đôi khi nhắc nhở Châu Âu rằng họ cũng có những hoạt động nghe lén. Đây rõ ràng là một thông điệp tồi tệ, theo như đánh giá của vị chuyên gia trên. « Cho đến giờ phút này, chuyện theo dõi người khác vẫn là điều không thể chấp nhận. Nhưng nó cũng không có nghĩa là không được tiến hành ». Nhưng việc chính quyền Mỹ trả lời rằng « ai cũng làm việc này hết » có nguy cơ phá vỡ điều cấm kỵ trong các mối quan hệ quốc tế.
Một mặt, Hoa Kỳ thông báo có những thay đổi về phương pháp. Thế nhưng, như thường lệ, Tổng thống tỏ ra vẫn còn rất mơ hồ, trông đợi xem phản ứng của các nhà lập pháp. Hai dự thảo vừa được đệ trình lên Nghị viện. Một dự thảo nhắm đến hạn chế việc thu thập ồ ạt các dữ liệu cá nhân. Dự thảo còn lại chỉ điều chỉnh lại hoạt động này.
Bên cạnh đó, ông Obama còn tuyên bố thành lập một đội ngũ chuyên gia về tình báo và công nghệ viễn thông. Những người đấu tranh cho quyền bảo vệ đời sống riêng tư lấy làm tiếc rằng đội ngũ này chỉ giới hạn ở mức độ kỹ thuật và rằng các khía cạnh về chương trình giám sát không được nêu rõ cụ thể.
Mặt khác, đối với Châu Âu, Hoa Kỳ sẽ không thể bày tỏ thái độ « ăn năn ». Ngay sau các tiết lộ mới Snowden, Tổng thống Barack Obama đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel. Nhưng không phải để xin lỗi : Bởi vì một Tổng thống Mỹ không thể xin lỗi. Và nếu như ông có ý định đó, các thế lực diều hâu như Mike Rogers, Chủ tịch Ủy ban tình báo của Hạ viện, đã cảnh cáo Tổng thống Mỹ rằng tốt hơn hết là không nên mạo hiểm với ý đồ đó. Đương nhiên cuộc điện đàm với Merkel được giữ bí mật. Nhưng theo phía Đức, Tổng thống Mỹ muốn ngầm bắn đi thông điệp rằng ông không biết là điện thoại di dộng của các đối tác đã bị nghe lén.
Trong khi đó, phía Châu Âu chẳng đòi hỏi gì hơn là « tìm ra một cách nào đó bày tỏ thái độ ăn năn », theo như lời khuyên nhủ của ông Wolfgang Ischinger, Chủ tịch Hội nghị an ninh Munich. Nhưng có vẻ như « Tổng thống Mỹ vẫn chưa tìm ra được sự ‘hối hận’ nhiệm màu mà chỉ có Châu Âu có lẽ đã nhìn thấy mà thôi », tác giả bài viết nhận định. Bởi vì, ngay từ đầu mùa hè năm 2013, Châu Âu nói sẵn sàng giúp đỡ Hoa Kỳ.
Bài viết nhận thấy rằng trong khi nhiều nhân vật tiếng tăm trong chính phủ chỉ trích mạnh mẽ hành động « lạm dụng quyền hạn » và đề nghị « hạn chế » bớt khả năng của NSA, thì ông Obama lại tỏ ra quá dè dặt, không quyết đoán và đã bỏ qua nhiều cơ hội để đưa ra một lộ trình quốc tế mới. Cuối cùng, bài viết cho rằng sự nhút nhát đó của Tổng thống Mỹ có nguy cơ làm phát triển một chuẩn mực mới theo đó việc xâm nhập đời sống tư của mọi công dân trên toàn cầu sẽ là chuyện bình thường.
Trung Quốc : Hai vụ tấn công khủng bố trước thềm Hội nghị Trung ương 3
Trong vòng 10 ngày, hai vụ tấn công khủng bố liên tiếp xảy ra tại những địa điểm mang tính biểu tượng của quyền lực Trung Quốc. Theo nhật báo kinh tế Les Echos, trong bài viết :« Một nơi biểu tượng của quyền lực Trung Quốc bị khủng bố nhắm tới » vụ nổ bom trước trụ sở đảng Cộng sản ở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, hôm qua, phản ảnh phần nào chính quyền Bắc Kinh đang bị tràn ngập trước các hành động bạo lực của người dân do bất mãn.
Vụ nổ xảy ra vào lúc 7h40 sáng, giờ địa phương, ngày hôm qua, trước trụ sở Tỉnh ủy Sơn Tây, Trung Quốc. Theo lời thuật của một nhân chứng, một loạt tiếng nổ phát ra, làm thiệt mạng một người và tám người khác bị thương, trong đó có một người trong tình trạng nguy kịch.
Ngay sau khi vụ việc xảy ra, các quan chức thành phố lập tức có buổi họp khẩn cấp, nhất là những vị phụ trách các hồ sơ khiếu kiện và an ninh công cộng. Cho đến giờ, chính quyền chưa đưa ra bất kỳ giải thích nào về nguyên nhân vụ tấn công trên. Theo nhận định của tờ báo, trong khi Hội nghị Trung ương lần 3 sắp khai mạc vào thứ Bảy 09/11 tới đây, dưới tín hiệu cải cách kinh tế, hai vụ tấn công làm nổi rõ áp lực đang đè nặng lên chính quyền Bắc Kinh : Đó là nỗi ám ảnh bởi mục tiêu bình ổn xã hội. Hai vụ tấn công này phần nào thể hiện sự bất mãn của người dân đã đi đến tột đỉnh và giờ chuyển qua hành động bạo lực. Vụ tấn công đầu tiên có liên quan đến nhóm đòi độc lập ly khai Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương, theo như những gì Bắc Kinh nói. Còn vụ thứ hai vẫn chưa rõ động cơ.
Tuy nhiên, Les Echos cũng không loại trừ giả thuyết sự phẫn nộ kinh tế. Trên mạng Vi Bác, tương đương với Twitter, nhiều cư dân mạng nhắc lại rằng hơn 200 công nhân đã biểu tình hồi cuối tuần rồi, phản đối việc sa thải họ.
Điều đáng ngạc nhiên lần này, chính quyền đã không ngăn cấm việc truyền tin trên mạng, trái ngược với vụ khủng bố tại Thiên An Môn hồi tuần rồi. Hôm qua, nhiều tấm ảnh hiện trường vụ tấn công được lưu thông tự do trên mạng, kèm theo nhiều lời bình phẩm chỉ trích gay gắt chính phủ.
Người Duy Ngô Nhĩ dưới vòng kềm kẹp
Cũng trong chủ đề này, nhật báo Le Figaro có bài phóng sự sau vụ tấn công quảng trường Thiên An Môn hồi tuần rồi. Bắc Kinh đã cho tăng cường kiểm soát gắt gao cộng đồng thiểu số người Hồi giáo tại Tân Cương. Bài viết chạy tựa nhận định : « Người Duy Ngô Nhĩ dưới sự kềm kẹp ».
Một năm sau trận động đất 2008 tại Tứ Xuyên làm thiệt mạng 80 000 người, chính quyền địa phương tại Tân Cương quyết định tung ra một chiến dịch « cách tân » ở Kachgar. Các công trình đô thị đó đã làm biến đổi hoàn toàn đời sống văn hóa của tộc người Duy Ngô Nhĩ thiểu số, nhưng chiếm đa số tại Tân Cương. Những khu phố cổ có hàng trăm năm thậm chí hai ngàn năm tuổi đang dần bị biến mất. Thay vào đó, là những toà nhà hiện đại không liên quan gì đến nét văn hóa người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ tại đây.
Một nhà kinh tế gốc Duy Ngô Nhĩ kín đáo bộc bạch nỗi bất bình với phóng viên báo Le Figaro : « Chính quyền địa phương đã sử dụng nhiều lý do khác nhau để phá hủy nền văn hóa Duy Ngô Nhĩ nhằm biến Kachgar thành một thành phố người Hán. Đây thật sự là một thảm họa. Thành phố cổ biến mất trong khi mà nét đặc thù văn hóa và kiến trúc lại là linh hồn của một thành phố. Tại Kachgar, nét đặc thù đã bị xóa mất rồi ».
Theo con số chính thức đưa ra, 80% trong số 9713 nhà cổ đã bị phá hủy. Dự án chỉnh đốn đô thị phải hoàn tất vào năm 2015. Khoảng 220 000 người, tức gần phân nửa số dân tại đây bị ảnh hưởng. Số người này sau khi được hưởng hỗ trợ, có điều kiện thì tu sửa lại nhà cửa. Số khác, không đủ điều kiện, phải tái định cư trong những tòa nhà theo kiến trúc Trung Hoa hiện đại, nhưng lúc nào cũng gặp trục trặc về điện, nước.
Sau vụ tấn công vào quảng trường Thiên An Môn hồi cuối tháng Mười vừa qua, tác giả bài viết cho hay, an ninh được tăng cường tại trung tâm quyền lực quốc gia, nhất là tại Tân Cương. Camera được lắp đặt tại 14 khu cầu nguyện của người Hồi giáo. Lực lượng an ninh quân phục và cả thường phục hiện diện khắp nơi, trong lúc bầu không khí tại đây vốn dĩ cũng đã quá căng thẳng.
Trong khi chính quyền Bắc Kinh quy trách nhiệm cho Phong trào Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ phương Đông về vụ tấn công tại Thiên An Môn, người dân Duy Ngô Nhĩ nhận thấy rằng có sự bất công. Một người dân tại đây đã cáu gắt nói với phóng viên tờ báo rằng : « ‘Độc lập’ ư, Thổ Nhĩ Kỳ phương Đông ư, ở đây chẳng ai dám nói đến từ này cả vì sợ bị đi tù. Chúng tôi chỉ muốn hưởng cùng quyền lợi như người Hán. Chúng tôi cũng muốn như họ dễ dàng có được tấm hộ chiếu để có thể tự do đi hành hương tại Mecca. Chúng tôi cũng muốn con cái mình có việc làm. Những việc làm tốt đều dành cho người Hán, như trong lãnh vực dầu khí, ngân hàng, hành chính. Dù bạn biết nói tiếng phổ thông, nhưng nếu bạn là người Duy Ngô Nhĩ thì cũng không được tuyển dụng. Và con cái của chúng tôi không được đến đền thờ trước 18 tuổi để học giáo lý Coran ».
Tác giả nhận định, chính sách đàn áp lên người Duy Ngô Nhĩ chỉ làm gia tăng thêm chủ nghĩa ly khai và đẩy xã hội đi đến việc tìm chốn nương náu vào đạo Hồi và các giá trị truyền thống.
Thuốc men : Những kẻ làm giả mới
Trên lãnh vực dược phẩm, báo Les Echos có bài điều tra cho biết nạn làm giả thuốc men trở thành một hoạt động kinh doanh thu lợi nhiều nhất cho những kẻ buôn lậu. Bài viết chạy tựa báo động : « Thuốc men : Những kẻ giả mạo mới ».
Theo ước tính của một tổ chức phi chính phủ Hoa Kỳ, vào năm 2010, thuốc « nhái » hiện chiếm lĩnh đến 10% thị trường thuốc thế giới, với tổng trị giá khoảng 75 tỷ đô-la. Mỗi năm, hàng ngàn người bị thiệt mạng do dùng phải thuốc giả. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, trong số một triệu người bị thiệt mạng vì bệnh sốt rét, có đến 200 000 người chết do uống phải thuốc kém chất lượng.
Ông Eric Przyswa, một chuyên gia thuộc Mines ParisTech, đồng thời cũng là tác giả của báo cáo « Thuốc men giả mạo và các tổ chức tội phạm », giải thích rằng nhờ vào những kẽ hở của hệ thống hay các cuộc khủng hoảng vệ sinh y tế nhất thời đã tạo cơ hội cho những kẻ buôn lậu tuồn thuốc giả ra thị trường. Các loại thuốc giả đó có thể tìm thấy trên Internet, thị trường chợ đen và thậm chí cả trong những cơ sở phân phối chính thức.
Cũng theo nhà nghiên cứu này, các quốc gia nghèo là các đích ngắm hàng đầu của bọn buôn lậu, như tại một số quốc gia Châu Phi, Đông Nam Á hay Châu Mỹ Latinh với mức tỷ lệ dao động trong khoảng 30-70%. Tuy nhiên, ông lưu ý là các quốc gia giàu có cũng không tránh được tình trạng này. Hoa Kỳ là một trong những mục tiêu hàng đầu của bọn buôn lậu.
Cựu chuyên gia chống buôn lậu thuốc phiện, Bernard Leroy, hiện đang điều hành Viện Nghiên cứu chống làm giả thuốc, một tổ chức tư nhân do hãng dược phẩm Pháp Sanofi thành lập, so sánh nạn làm thuốc giả với buôn thuốc phiện như sau : « Cứ 1.000 đô la đầu tư, buôn thuốc phiện thu lợi 20.000 đô la, buôn thuốc lá thu được 43.000 đô la nhưng nếu buôn tân dược, món lợi thu được có thể lên đến 200.000 đô la, thậm chí 500.000 đô la. Nhưng các trừng phạt pháp lý thì lại không nặng ».
0 comments:
Post a Comment