Tác giả :Vi Anh
Tin của Cơ Quan Dược Phẩm Và Thực Phẩm Hoa Kỳ (FDA) mới đây ngày 22 tháng 10 năm 2013 cho biết, tính từ năm 2007, trên toàn nước Mỹ có gần 600 con chó, mèo bị chết và hơn 3.600 con khác phát bệnh, vì ăn thức ăn dành cho động vật do Trung Quốc sản xuất và nhập cảng sang Mỹ.
Theo truyền hình CBS của Mỹ, phần lớn thú vật người Mỹ nuôi, rất cưng bị bệnh và chết là chó, chỉ có khoảng 10 con mèo. Những con vật dễ thương bầu bạn với người Mỹ này sau một thời gian ăn sản phẩm dành cho động vật được làm từ thịt gà, thịt vịt, khoai lang khô nhập cảng từ Trung Quốc, đã mắc các bệnh về đường ruột. FDA đã đề nghị người nuôi và bác sĩ thú y thông báo và gửi kết quả kiểm tra cùng với mẫu thức ăn của vật nuôi bị bệnh cho Trung tâm Thú y FDA, để điều tra.
Đó chỉ là một mẩu tin, chỉ là một báo động trong hàng trăm tin tức và báo động khác về tai hoạ do nhiều hàng hoá của Trung Cộng có chất độc, đã hơn một lần làm hại sức khoẻ, chết người, chết vật rồi. “Made in China” đã phần nào đồng nghĩa với “nguy hiểm”. Người dân trên thế giới cảm thấy khó mà thoát khỏi đồ độc của Trung Cộng. Vì những lý do sau.
Một, Trung Cộng là nước xuất cảng thực phẩm đứng hàng thứ ba trên thế giới. Hàng hoá TC rẻ nên nhiều người mua, nhứt là dân nghèo, mà dân nghèo lúc nào và nước nào cũng đông hơn dân giàu. Nói tới Trung Quốc, trên thế giới người ta chỉ chú ý như là một nước xuất cảng hàng hoá rẻ tiển như quần áo, giày vớ, đồ điện tử, đồ gia dụng rẻ tiền, nhứng ít ai chú ý TC là nước xuất cảng lương thực, thực phẩm, nông sản – đứng hàng thứ ba trên thế giới. Thực phầm chiếm một phần lớn nhứt.
Lấy nước Pháp làm thí dụ. Từ năm 2008, nhà báo Tristan de Bourbon, viết trên tờ La Croix của Pháp, tài liệu của Quan Thuế TC cho biết trong quí một, từ tháng 01/2008 đến tháng 03/2008, TC xuất cảng gần 7 triệu tấn lương thực, tăng hơn 11% so với cùng thời kỳ 2007, tăng mạnh nhất là hàng xuất sang Châu Âu, khách hàng thứ nhì của Trung Quốc sau Châu Á (gần 900,000 tấn).Trung Quốc đứng đầu trong mặt hàng thủy sản, cũng như các loại rau quả hộp, từ cà chua, nấm, cho đến các mặt hàng đông lạnh, và trái cây. Theo tài liệu của Quan Thuế Pháp, năm 2007 Pháp đã nhập 411 triệu euros thực phẩm từ TC. Phần lớn các hộp nấm Paris, champignon de Paris, bán tại Pháp, theo tờ báo, đều đến từ TC. Một mặt hàng khác, mà TC cũng đứng đầu là nước táo, loại đậm đặc, để chế tạo những loại nước trái cây bán trong hộp giấy.
Hai, nông phẩm gốc như sữa, đường không phải chỉ bán dưới dạng thực phẩm sữa đường, mà có thể dùng để biến chế ra hàng trăm phó phẩm và thực phẩm khác. Sữa độc có chứa chất melamine của TC chẳng những TC đã dùng làm ra kẹo Thỏ Trắng: “Made in China” xuất cảng sang nhiều nước thì dễ biết. Sữa của TC được các công ty của các nước khác mua dùng như nguyên liệu để chế ra thực phẩm của ngoại quốc, thì người tiêu thụ thông thường làm sao biết được. Theo nhà báo Tristan de Bourbon, viết trên tờ La Croix của Pháp, hãng của Pháp Nestlé, Unilever dùng sữa nhập cảng từ TC để biến chế thành sữa, cà phê sữa Nestle, Unilever, thì người tiêu thụ đâu có biết nguyên liệu là sữa có độc chất của TC. Cụ thể cà phê sữa bột Trung Nguyên, Vinacaphe của Việt Nam xuất cảng ra ngoại quốc, người uống đầu có biết có sữa có chất melamine của TC hay không. Hoạ may chỉ có nhà nước sau khi kiểm tra chất lượng, công bố thí người tiêu thụ mới biết thôi. không bán sản phẩm của họ ra ngoài khu vực. Tuy nhiên, dân chúng ở Tây Phương sẽ không thể tránh được nạn thực phẩm bị nhiễm độc như trong vụ sữa vừa qua.
Ba, thuốc Bắc của TC, chế thành thuốc hay bán dưới hình thức nguyên liệu, cũng là một thứ nông sản. Nếu tính số nông sản này vào thì hầu như nước nào cũng có nhập cảng từ TC. Người Trung Hoa có mặt gần như khắp hoàn cầu. Hầu hết tại thủ đô và các thành phố lớn của các nước đều có “China Town”. Dược thảo Trung Quốc không những người Á Châu thích mà ngay người Âu Mỹ cũng thích.
Bốn, luật lệ về “kiểm soát chất lượng và an toàn thực phẩm” của TC có, có nhiều và gắt nữa, nhưng không được áp dụng nghiêm minh. Một vì chủ trương kinh tế của TC đặt năng xuất cảng hơn là phẩm chất và an toàn. Giới chức thầm quyền ít khi kiểm tra, chỉ kiểm tra khi có tai tiếng, làm rầm rộ thành phong trào rối đâu lại vào đó. Các cơ quan về kiểm tra chất lượng và an toàn thực phẩm không có phối hợp công tác. Tinh thần “cát cứ” và quyền lợi địa phương rất nặng, nặng hơn nhiệm vụ tuần hành luật pháp và qui định chuyên môn dù qui định đó liên quan đến danh dự và quyền lợi quốc gia trong nước hay ở ngoại quốc. Thêm vào đó nạn tham nhũng của những cán bộ có chức có quyền đã biến những luật lệ kiềm tra chất lượng và an toàn thực phẩm trở thành mớ giấy lộn. Một viên chức Liên Âu làm việc ở Bắc Kinh xác nhận ở TC, từ nhãn hiệu, cho đến giấy phép, tất cả đều có thể được mua hay làm giả một cách dễ dàng.
Báo chí là của Đảng Nhà Nước chỉ viết khi được phép. Người dân bị bịt miệng, chỉ khi nào qua tức nước mới bể bờ như vụ trường bị cán bộ rút ruột làm cho hàng ngàn học sinh chết hay vụ sữa nhiểm độc melamine làm chết và gây bịnh cho hàng 50,000 con em, mới “nổi dậy” rồi cũng bị dẹp yên.
Sau cùng với một số lượng nông sản xuất cảng hầu như khắp thế giới, thành phẩm hay dưới hình thức nguyên liệu lớn như vậy; với nông sản nguyên liệu TC xuất cảng sang các nước và các nước biến chế ra thành thực phầm made in France, in VN, in Thai Land,, v.v…; một hệ thống pháp lý kiểm tra chất lượng và an toàn thực phẩm của TC bị ung thối, tham nhũng như vậy– liệu người dân tiêu thụ các nước có thoát khỏi độc tố TC hay không. Nỗi lo khó thoát khỏi độc tố TC của các nước trên thế giới không phải không có lý do./.
0 comments:
Post a Comment