Tác giả : Cô Tư Sài Gòn
Cứu trợ là phải qua tay quan chức, cán bộ… vì không bao giờ có chuyện
các bộ, sở chính phủ giao tận tay dân nghèo. Kể cả khi dân gặp mấy mùa
bão lụt vừa qua.
Như thế, nếu quan tốt lành, dân sẽ may mắn — gọi là nhờ trời mưa móc;
nhưng nhỡ gặp quan ưa ăn chận, chỉ có cách ngửa mặt kêu trời. Vì không
lẽ vì chuyện mấy thùng mì, mấy cái mền, mấy tấm tôn mà phải cuốn gói ra
Hà Nội làm dân oan vườn hoa Mai Xuân Thưởng.
Báo Công An Thành Phố kể chuyện ở Quảng Bình: “Ém” hàng cứu trợ bán lại cho dân…
Báo CATP hôm Thứ Năm, 31/10/2013 viết:
“Sau hai cơn bão trong tháng 10-2013, người dân thôn Tân Hải, xã Ngư
Thủy Bắc, huyện Lệ Thủy nhận được khá nhiều hàng hóa và tiền hỗ trợ từ
các nhà hảo tâm, doanh nghiệp… Nhưng một số mặt hàng cứu trợ sau đó đã
bị cán bộ thôn thu lại đem bán cho chính người dân trong thôn khiến dư
luận bức xúc.
Có mặt tại thôn này vào hạ tuần tháng 10-2013, chúng tôi được nhiều
người dân bức xúc cho biết, sau cơn bão số 10, thôn được Công ty cổ phần
thức ăn chăn nuôi CP Việt Nam hỗ trợ 90 suất quà, mỗi suất gồm: 1 chăn
chiên, 1 màn tuyn, 5 kg gạo, 20 trứng gà, 5 cái xúc xích. Tuy nhiên, khi
tiếp nhận, cán bộ thôn không phân phát hết mà giữ lại rồi đem bán cho
người dân gần một nửa số quà nói trên với giá 130 nghìn đồng/suất. Theo
họ, số tiền thu được từ việc bán những suất quà cứu trợ trên sẽ dùng để
sửa lại nhà văn hóa thôn.
Những người mua lại số hàng cứu trợ ấy đã xác nhận việc này. Một phụ
nữ khoe: “May nhờ quen biết với trưởng thôn và nhanh chân, còn không thì
chẳng đến phần mình”. Đưa chúng tôi vào nhà, chỉ chiếc màn tuyn xanh đã
treo lên sử dụng cùng chiếc chăn chiên màu đỏ, chị nói tiếp: “Đó là một
số trong gói hàng cứu trợ gia đình mua được”.
Trao đổi với chúng tôi, ông Ngô Công Quảng – Trưởng thôn Tân Hải –
thừa nhận thôn có bán số hàng cứu trợ trên cho người dân, nhưng chỉ được
khoảng 5 suất và chống chế: “Chúng tôi bán để có tiền vận chuyển hàng
cứu trợ từ UBND xã về phát cho dân chứ chúng tôi lấy đâu ra tiền đưa
hàng hóa về được. Trước khi bán đã có tổ chức hội nghị bàn bạc, thống
nhất, thành phần tham gia gồm cấp ủy, ban điều hành thôn, các trưởng
cụm… Tất cả đều nhất trí và có biên bản hẳn hoi”. Tuy nhiên, khi xem
biên bản họp thôn (lập ngày 22-10-2013), chúng tôi thấy một số nội dung
trong đó mâu thuẫn với lời ông Quảng. Cụ thể, trong biên bản thể hiện
cấp ủy, ban điều hành thôn, các trưởng cụm đều thống nhất bán 42 suất
quà với giá 130 nghìn đồng/suất…”(ngưng trích)
Bài báo CATP còn nhiều hấp dẫn, vì chính phóng viên báo Công An TP laị bị chất vấn ngược lại…
Trong khi đó, Báo Đầu Tư kể chuyên thuốc quá đát…
Bản tin Báo Đầu Tư viết:
“Trong quá trình làm công tác cứu trợ nhân dân vùng lũ ở Thị xã Hoàng
Mai (Nghệ An), các y bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An phát
hiện trong số 14 loại dược phẩm được đem cấp phát miễn phí cho bà con,
có một lô thuốc bổ mắt Sodobicom ở bên ngoài bao bì ghi rõ hạn sử dụng
đến ngày 18/03/2014, nhưng mở ra bên trong lại ghi đến ngày 18/03/2013.
Điều đáng tiếc là khi phát hiện ra thì hơn 1.000 viên thuốc đã được trao
cho người dân và một số người đã đem về sử dụng…”(ngưng trích)
Than ôi… mới biết rằng, làm dân là thua thiệt đủ điều.
Quan tốt lành đâu có dễ gặp đâu.
Câu hỏi là, có cơ chế nào để các quan bị giám sát hay không?
0 comments:
Post a Comment