Wednesday, November 20, 2013

Chạy Tội Với Trận Lũ

xalu4Tác giả : Cô Tư Sài Gòn
Ai sẽ chịu trách nhiệm về trận lũ chết chóc này, khi nguyên nhân chính là do các đập thủy điện? Đảng CSVN tất nhiên là chạy tội, không dám nhận trách nhiệm. Vậy thì ai chịu trách nhiệm?
Báo Người Lao Động trong bản tin “Điều tiết lũ gây hại!” hôm Thứ Hai 18-11-2013 kể:
“40 người chết và mất tích, 20 người bị thương trong cơn lũ lịch sử ở miền Trung…
Vùng quê Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam ngày 18-11 chìm trong cảnh xơ xác, hoang tàn. Trên các nóc nhà ẩm thấp vẫn còn những bao cát chằng chống để đối phó với bão. Trong nhà, nước vừa rút, bùn đất lầy lội. Gương mặt nhiều người dân không giấu nổi sự mệt mỏi và nặng trĩu âu lo.
Ông Phan Đình Hứng (46 tuổi, ngụ thôn Bàu Tròn, xã Đại An) kể hôm lũ về, ông đang làm ngoài đồng thấy nước đổ ầm ầm. Không kịp chạy, ông Hứng bèn trèo lên cây chờ vợ chèo thuyền đến đưa về. “Thủy điện điều tiết lũ lại hại dân. Sớm muộn gì chúng tôi cũng chết với thủy điện. Không chết nước thì cũng chết khô thôi!” – ông Hứng than thở.”
Bản tin Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ VOA từ thủ đô Mỹ kể:
“Số tử vong trong lũ tại miền Trung Việt Nam đã lên tới 36 người trong khi 80.000 người khác buộc phải rời bỏ nhà cửa chạy lên các vùng cao để tránh lũ, theo số liệu từ giới hữu trách Việt Nam. Hiện còn gần chục người đang bị mất tích.
Ban Chỉ đạo Phòng chống Lụt bão Trung ương cho biết gần 250.000 nhà cửa bị nước lũ nhận chìm và gần 3.000 hecta hoa màu bị phá hủy.
Trong số các tỉnh bị thiệt hại nặng nề có Quảng Ngãi, Quảng Nam, Bình Định, Kon Tum, và Gia Lai. Bình Định được xem là nơi bị ảnh hưởng nhiều nhất, với 18 nạn nhân tử vong.
Một người tham gia công tác cứu trợ khẩn cấp tại địa phương liên tục mấy ngày nay, ông Hồ Đắc Hưng, Phó Trưởng Ban Từ thiện Giáo hội Phật giáo Bình Định, cho VOA Việt ngữ biết tình hình lũ năm nay nghiêm trọng hơn các năm trước rất nhiều.
Ông Hồ Đắc Hưng: 10 huyện thuộc tỉnh Bình Định trong đó có Tuy Phước, Phù Cát, An Nhơn, An Lão, Hoài Nhơn…bị rất nặng do người ta xả lũ từ mấy đập thủy điện. Mưa làm nước trên thượng nguồn nhiều quá, mấy hồ chứa nước thủy điện nước nhiều quá, họ sợ vỡ nên xả ào ào xuống. Nặng nhất là vùng Tuy Phước. Có mấy người chết….”
Báo Đất Việt trong bản tin “Ai chịu trách nhiệm về việc xả lũ vào dân?” ghi nhận:
“Miền Trung tan hoang vì lũ, Hốt hoảng chạy lũ, Bất ngờ vì lũ, Vật lộn với lũ dữ… là những tít báo ngập tràn cuối tuần qua. Thương thay miền Trung, vừa thoát bão thì nay lại lũ ập xuống đầu mà trong đó có phần chính là nước từ 15 hồ thủy điện đồng loạt xả tràn. Chết người, mất tài sản, ai phải chịu trách nhiệm?
…Ông Phạm Thế Dũng- Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai khẳng định: Các hồ chứa nước thủy điện xả lũ mà báo trước quá gấp nên dân trở tay không kịp, nhiều gia đình chỉ kịp chạy tháo thân mà không kịp mang theo gì, tất cả tài sản bị nhấn chìm dưới nước.
Đã nhiều năm nay, miền Trung khốn khổ vì các nhà máy thủy điện, nhà máy thủy điện xây tràn lan thiếu quy hoạch, dung tích hồ chứa nước bé, cứ đến mùa mưa lũ chẳng còn cách nào khác là xả lũ xuống đầu dân ở hạ du. Nước trong hồ chứa xả ra hòa lẫn với nước sông, dâng cao tràn vào làng xóm, giết hại dân lành, nhấn chìm nhà cửa, hoa màu, thật là một tội ác âm thầm và êm thấm…”(ngưng trích)
Tội ác của thủy điện là âm thầm và êm thấm?
Ai đã bày ra trò thủy điện chết người này?
Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng đã chính thức chạy tội.

Ông Vũ Huy Hoàng nói: “Quy hoạch thủy điện trải qua nhiều thời kỳ là quy hoạch chung của cả nước chứ không phải quy hoạch riêng của Chính phủ hay Bộ Công thương… Chúng ta nói về chúng ta chứ không phải chúng ta nói về Chính phủ, cũng không phải chúng ta chỉ nói về bộ, ngành này hay bộ, ngành khác mà chúng ta nói về chúng ta”.
Báo Đất Việt kể tiếp: “Cấp Bộ thì đổ lỗi cho cấp địa phương phê duyệt quy hoạch, nhưng cấp địa phương lại phản pháo cho rằng không lãnh đạo địa phương nào dám đặt bút ký quy hoạch thủy điện của địa phương mình nếu không có sự đồng thuận của Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.”
Báo Sống Mới loan tin:
“Theo ông Lê Hữu Thuần, Phó cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trưởng), kiểm tra 76 thủy điện tại 16 tỉnh thành thì hầu hết đều không được nghiên cứu kỹ trước khi xây dựng, và có tác động rất lớn đến nguồn nước. Nhiều công trình trong số đó không có phép hoặc chưa đủ điều kiện cấp phép. Hơn nữa nếu so sánh 6.500 tỷ đồng đóng góp cho ngân sách (năm 2012) của các công trình này với hàng nghìn tỷ đồng thiệt hại từ việc xả lũ và hàng chục mạng người đã ra đi cũng như những thiệt hại kéo dài về môi trường thì quả thực lợi ích của thủy điện thiếu quy hoạch là quá bé nhỏ.
Mới đây, Chính phủ đã loại bỏ 424 dự án thuỷ điện ra khỏi quy hoạch nhưng còn bao nhiêu công trình mang danh thủy điện để phá rừng lấy gỗ? Và đã có bao nhiêu hécta rừng cản nước đã bị phá để thay vào bằng những hồ chứa, thân đập có chất lượng mang sẵn những nỗi bất an của người dân dưới hạ nguồn mà mỗi khi mưa to, là xã lũ đột ngột với một mục đích rất chính đáng: tránh tổn hại cho công trình. Song để giữ bình yên cho hồ đập mà hàng chục nghìn người bị mất nhà, nguy cơ thiếu đói. Những đứa trẻ bơ vơ vì mất gia đình, các cụ già cạn khô nước mắt đứng lập cập gặm mì cầm hơi qua ngày. Trường học, công sở tan hoang và vắng lạnh còn bệnh viện trở nên quá tải vì dịch bệnh tăng cao.
Không những thế, số liệu của Bộ Công thương cho thấy hàng trăm dự án thủy điện đã liếm sạch 50.000 ha rừng, hàng ngàn hecta đất ở, đất trồng trọt của người dân…”(ngưng trích)
Đảng CSVN chạy tội, Thủ Tướng chạy tội, Bộ Trưởng Bộ Công Thương chạy tội…
Hay là nên đổ tội cho “đế quốc Mỹ” đã bán rừng, bán đất, bán biển Việt Nam và bán cả các đập thủy điện cho Tàu Cộng để lâu lâu đàn anh Phương Bắc khều một chút?

0 comments:

Powered By Blogger