Nghe bài này
Cấm xe máy vào hai thành phố lớn của Việt Nam được ngành chức năng đề xướng như là một biện pháp nhằm giải quyết nạn ùn tắt giao thông lâu nay.
Tuy nhiên theo nhiều người dân Việt Nam thì ý tưởng đó khó khả thi vì một biện pháp như thế sẽ làm ảnh hưởng đến đời sống, công việc của hàng triệu người dân đang sử dụng xe máy làm phương tiện lưu thông và mưu sinh.
Lỗi ở xe máy?
Theo nghị quyết số 88/NQ-CP, Bộ Giao thông vận tải chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố liên quan xây dựng đề án hạn chế và lộ trình cấm xe môtô, xe gắn máy tham gia giao thông tại các đô thị lớn, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý IV năm 2012. Vào ngày 4/11/13 Ông Nguyễn Hoàng Hiệp Phó Chủ tịch Chuyên trách Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia cho biết trên VTC News rằng Nhà nước đã có chủ trương lộ trình, hạn chế cấm xe máy vào các thành phố lớn, Ông cho biết thêm: “xe máy cũng chính là “thủ phạm” gây ra nhiều vụ tai nạn thảm khốc vì người đi xe gắn máy không có gì bảo vệ ngoài mũ bảo hiểm. Đương nhiên, cả ô tô cũng là tác nhân gây tai nạn, ùn tắc, nhưng “tội” của xe máy nhiều hơn.” Chị Phạm Thị Thanh Phó chủ nhiệm một hợp tác xã xe buýt trong Thành phố HCM cũng đồng ý với đánh giá đó cho rằng đa số những vụ tai nạn giao thông trong thành phố là do xe máy gây ra:
“Thật tế ở Việt Nam, những người điều khiển xe gắn máy là người gây ra tai nạn chính cho xe ô tô tại họ lái tự do không tuân thủ theo luật quy định, cứ biết chạy là ra chạy, thành phố HCM là nơi tập trung nhiều người từ các nơi các tỉnh về, nhận thức họ về an tòan giao thông rất là thấp. Đường dành cho ô tô, ở ngoài đường họ cứ chạy vèo vèo, chạy nhanh hơn cả xe ô tô , nên khi xảy ra tai nạn lỗi ở xe máy rất là nhiều”
“Cấm xe máy là điều bất khả thi, ai cũng hiểu mức độ xe máy không lưu thông trong thành phố thì nó sẽ giải quyết được nhiều vấn đề về ùn tắc giao thông, về mặt kinh tế xã hội phát triển, nhưng nó sẽ đòi hỏi nhà nước phải phát triển các bước như là hạ tầng, rồi các chính sách. Nói gì thì nói xe máy cũng là một tài sản đáng kể trong nhà, xe máy là một phương tiện để kiếm sống, trong khi chúng ta chưa tính đến sự hơn thiệt mà chúng ta đưa ra những chính sách vội vàng, nó sẽ phản tác dụng, lòng dân không yên, xáo trộn trong xã hội.”
Chính quyền xem thường người dân?
Khi so sánh phương tiện giao thông công cộng tại những thành phố lớn ở Việt Nam với các thành phố Bangkok của Thái lan, Kuala Lumpur của Malaysia, hay Singapore ..thì Việt Nam thua kém nhiều. Các thành phố lớn vẫn chưa có hệ thống tàu điện ngầm, tàu điện trên cao, phương tiện vận tải công cộng chủ yếu là xe buýt. Thế nhưng xe buýt thì không đủ để phục vụ người dân, các tuyến đường dành cho xe buýt thì bị hạn chế , các vấn nạn như trộm cắp trên xe buýt, người bán vé đánh hành khách… vẫn phổ biến. Anh An đang là quản lý một đội ngũ xe ôm tại Thành phố HCM cho chúng tôi biết sự bất tiện của giao thông công cộng:
“Đi xe bus, thì thời gian nó sẽ chậm đi, công việc của anh nó cũng sẽ chậm đi, nếu như là anh đi taxi thì chi phí anh bỏ ra nó cao hơn là cái mức bình thường rồi. Giao thông của Thailand phát triển mà nó rất là chuyên nghiệp, con người của nó phát triển, cái văn hóa giao thông của nó rất là tốt chứ không giống như Việt Nam của mình.”
“Xe buýt ở Thành phố HCM nói riêng và ở Việt Nam nói chung, trong ngành rất muốn phát triển xe búyt công cộng, nhưng bên cạnh đó bị hạn chế rất là nhiều, về phương tiện cá nhân phát triển quá nhanh, bên mình ( Việt Nam ) chưa có cái để hạn chế phương tiện này, đường chạy dành cho xe búyt thì chưa có, và hiện giờ đang họat động chung với phương tiện cá nhân này, mà để thu hút cho hành khách đi với loại cộng cộng này đó thì nó chưa được cao.”
Pháp luật là công cụ để Nhà nước thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mỗi công dân trong xã hội, trên cơ sở bảo đảm các quyền công dân được quy định trong Hiến pháp. Nhưng chính quyền đã không thực hiện đúng, không quản lý xã hội theo khoa học mà mọi quyết định được dựa theo cảm tính của các cá nhân lãnh đạo, vì thế đã ban ra các nghị quyết, nghị định mà không bao giờ hỏi ý kiến người dân, Giáo sư Nguyễn Mộng Giao, hiệu phó trường Đại học Hùng Vương cho chúng tôi biết trong tâm trạng bức xúc:
“Cấm đóan là biện pháp dễ nhất và cũng là biện pháp tầm bậy nhất, bởi vì luật pháp VN đâu có cấm đóan người dân di chuyển bằng cái này, cái kia đâu. Các Anh làm không được thì các Anh cấm, theo tôi nghĩ các Anh phát triển giao thông thật tốt, ví dụ có những phương tiện đi lại thật tốt, thì người dân tội gì họ đi lại bằng phương tiện không tốt bằng, thế thì chuyện cấm là không được. Luật pháp đâu cho phép làm các chuyện đó, nhưng tôi nghĩ là: Ông đòi cấm xe máy, không biết Ông ở đâu ra có học hành gì không? Tôi cho là cách làm như vậy là không được và sẽ bị người dân phản đối.”
Giáo sư Nguyễn Mộng Giao tiếp tục cho biết cách khắc phục việc tắt nghẽn giao thông đường bộ là phải phát triển đồng bộ tại Việt Nam:
“Ở Việt Nam, đáng nhẽ ra giao thông đường thủy là cực kì quan trọng. Ngày xưa ông bà ta chỉ có đi lại bằng đường thủy thôi, thế nhưng mà đường thủy thì hầu như là không phát triển, không đầu tư, không nạo vét thành thử ra không phát triển được đường thủy. Cái việc chuyên chở, việc đầu tiên an toàn giao thông, đầu tiên việc giao thông vận tải, người ta phải phát triển giao thông đường thủy và để cho các vật liệu hàng hóa phần lớn nó chở trên đường thủy; thế còn đường bộ thì để ô tô xe máy nó chạy, phương tiện đi lại thì nó đỡ hơn rất nhiều, nhưng bây giờ thì cái gì cũng lên đường bộ đi hết.”
Những người ban hành luật cứ nói rằng xe máy là nguyên nhân làm ùn tắt giao thông nhưng họ lại không bao giờ tìm hiểu nguồn gốc vì sao giao thông đường bộ tại Việt Nam dẫn đến tình trạng như ngày hôm nay?
Cấm xe máy vào hai thành phố lớn của Việt Nam được ngành chức năng đề xướng như là một biện pháp nhằm giải quyết nạn ùn tắt giao thông lâu nay.
Tuy nhiên theo nhiều người dân Việt Nam thì ý tưởng đó khó khả thi vì một biện pháp như thế sẽ làm ảnh hưởng đến đời sống, công việc của hàng triệu người dân đang sử dụng xe máy làm phương tiện lưu thông và mưu sinh.
Lỗi ở xe máy?
Theo nghị quyết số 88/NQ-CP, Bộ Giao thông vận tải chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố liên quan xây dựng đề án hạn chế và lộ trình cấm xe môtô, xe gắn máy tham gia giao thông tại các đô thị lớn, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý IV năm 2012. Vào ngày 4/11/13 Ông Nguyễn Hoàng Hiệp Phó Chủ tịch Chuyên trách Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia cho biết trên VTC News rằng Nhà nước đã có chủ trương lộ trình, hạn chế cấm xe máy vào các thành phố lớn, Ông cho biết thêm: “xe máy cũng chính là “thủ phạm” gây ra nhiều vụ tai nạn thảm khốc vì người đi xe gắn máy không có gì bảo vệ ngoài mũ bảo hiểm. Đương nhiên, cả ô tô cũng là tác nhân gây tai nạn, ùn tắc, nhưng “tội” của xe máy nhiều hơn.” Chị Phạm Thị Thanh Phó chủ nhiệm một hợp tác xã xe buýt trong Thành phố HCM cũng đồng ý với đánh giá đó cho rằng đa số những vụ tai nạn giao thông trong thành phố là do xe máy gây ra:
“Thật tế ở Việt Nam, những người điều khiển xe gắn máy là người gây ra tai nạn chính cho xe ô tô tại họ lái tự do không tuân thủ theo luật quy định, cứ biết chạy là ra chạy, thành phố HCM là nơi tập trung nhiều người từ các nơi các tỉnh về, nhận thức họ về an tòan giao thông rất là thấp. Đường dành cho ô tô, ở ngoài đường họ cứ chạy vèo vèo, chạy nhanh hơn cả xe ô tô , nên khi xảy ra tai nạn lỗi ở xe máy rất là nhiều”
Thành phố HCM là nơi tập trung nhiều người từ các nơi các tỉnh về, nhận thức họ về an tòan giao thông rất là thấp. Đường dành cho ô tô, ở ngoài đường họ cứ chạy vèo vèo, chạy nhanh hơn cả xe ô tô, nên khi xảy ra tai nạn lỗi ở xe máy rất là nhiềuTuy nhiên đối với kế hoạch cấm xe máy tại các thành phố lớn, anh Ngô Nhật Đăng đang cư ngụ tại Hà Nội cho rằng đó là điều không thể thực hiện được:
Chị Phạm Thị Thanh
“Cấm xe máy là điều bất khả thi, ai cũng hiểu mức độ xe máy không lưu thông trong thành phố thì nó sẽ giải quyết được nhiều vấn đề về ùn tắc giao thông, về mặt kinh tế xã hội phát triển, nhưng nó sẽ đòi hỏi nhà nước phải phát triển các bước như là hạ tầng, rồi các chính sách. Nói gì thì nói xe máy cũng là một tài sản đáng kể trong nhà, xe máy là một phương tiện để kiếm sống, trong khi chúng ta chưa tính đến sự hơn thiệt mà chúng ta đưa ra những chính sách vội vàng, nó sẽ phản tác dụng, lòng dân không yên, xáo trộn trong xã hội.”
Giao thông trên đường phố ở TPHCM, tháng 2, 2013. AFP
Khi so sánh phương tiện giao thông công cộng tại những thành phố lớn ở Việt Nam với các thành phố Bangkok của Thái lan, Kuala Lumpur của Malaysia, hay Singapore ..thì Việt Nam thua kém nhiều. Các thành phố lớn vẫn chưa có hệ thống tàu điện ngầm, tàu điện trên cao, phương tiện vận tải công cộng chủ yếu là xe buýt. Thế nhưng xe buýt thì không đủ để phục vụ người dân, các tuyến đường dành cho xe buýt thì bị hạn chế , các vấn nạn như trộm cắp trên xe buýt, người bán vé đánh hành khách… vẫn phổ biến. Anh An đang là quản lý một đội ngũ xe ôm tại Thành phố HCM cho chúng tôi biết sự bất tiện của giao thông công cộng:
“Đi xe bus, thì thời gian nó sẽ chậm đi, công việc của anh nó cũng sẽ chậm đi, nếu như là anh đi taxi thì chi phí anh bỏ ra nó cao hơn là cái mức bình thường rồi. Giao thông của Thailand phát triển mà nó rất là chuyên nghiệp, con người của nó phát triển, cái văn hóa giao thông của nó rất là tốt chứ không giống như Việt Nam của mình.”
Nói gì thì nói xe máy cũng là một tài sản đáng kể trong nhà, xe máy là một phương tiện để kiếm sống, trong khi chúng ta chưa tính đến sự hơn thiệt mà chúng ta đưa ra những chính sách vội vàng, nó sẽ phản tác dụng, lòng dân không yên, xáo trộn trong xã hộiChị Phạm Thị Thanh bi quan cho việc phát triển xe búyt công cộng tại các thành phố lớn ở Việt Nam trong tương lai:
anh Ngô Nhật Đăng
“Xe buýt ở Thành phố HCM nói riêng và ở Việt Nam nói chung, trong ngành rất muốn phát triển xe búyt công cộng, nhưng bên cạnh đó bị hạn chế rất là nhiều, về phương tiện cá nhân phát triển quá nhanh, bên mình ( Việt Nam ) chưa có cái để hạn chế phương tiện này, đường chạy dành cho xe búyt thì chưa có, và hiện giờ đang họat động chung với phương tiện cá nhân này, mà để thu hút cho hành khách đi với loại cộng cộng này đó thì nó chưa được cao.”
Pháp luật là công cụ để Nhà nước thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mỗi công dân trong xã hội, trên cơ sở bảo đảm các quyền công dân được quy định trong Hiến pháp. Nhưng chính quyền đã không thực hiện đúng, không quản lý xã hội theo khoa học mà mọi quyết định được dựa theo cảm tính của các cá nhân lãnh đạo, vì thế đã ban ra các nghị quyết, nghị định mà không bao giờ hỏi ý kiến người dân, Giáo sư Nguyễn Mộng Giao, hiệu phó trường Đại học Hùng Vương cho chúng tôi biết trong tâm trạng bức xúc:
“Cấm đóan là biện pháp dễ nhất và cũng là biện pháp tầm bậy nhất, bởi vì luật pháp VN đâu có cấm đóan người dân di chuyển bằng cái này, cái kia đâu. Các Anh làm không được thì các Anh cấm, theo tôi nghĩ các Anh phát triển giao thông thật tốt, ví dụ có những phương tiện đi lại thật tốt, thì người dân tội gì họ đi lại bằng phương tiện không tốt bằng, thế thì chuyện cấm là không được. Luật pháp đâu cho phép làm các chuyện đó, nhưng tôi nghĩ là: Ông đòi cấm xe máy, không biết Ông ở đâu ra có học hành gì không? Tôi cho là cách làm như vậy là không được và sẽ bị người dân phản đối.”
Cấm đóan là biện pháp dễ nhất và cũng là biện pháp tầm bậy nhất, bởi vì luật pháp VN đâu có cấm đóan người dân di chuyển bằng cái này, cái kia đâu.Anh Ngô Nhật Đăng nói về thái độ của người dân Việt Nam đối với chính quyền: “ Hiếm có một người dân nào trên thế giới tốt như dân Việt Nam, đáng lẽ ra chính phủ mình phải cảm thấy hạnh phúc với một nhân dân như thế, nhưng người dân tốt quá thành ra nó lại không hay”.
Giáo sư Nguyễn Mộng Giao
Giáo sư Nguyễn Mộng Giao tiếp tục cho biết cách khắc phục việc tắt nghẽn giao thông đường bộ là phải phát triển đồng bộ tại Việt Nam:
“Ở Việt Nam, đáng nhẽ ra giao thông đường thủy là cực kì quan trọng. Ngày xưa ông bà ta chỉ có đi lại bằng đường thủy thôi, thế nhưng mà đường thủy thì hầu như là không phát triển, không đầu tư, không nạo vét thành thử ra không phát triển được đường thủy. Cái việc chuyên chở, việc đầu tiên an toàn giao thông, đầu tiên việc giao thông vận tải, người ta phải phát triển giao thông đường thủy và để cho các vật liệu hàng hóa phần lớn nó chở trên đường thủy; thế còn đường bộ thì để ô tô xe máy nó chạy, phương tiện đi lại thì nó đỡ hơn rất nhiều, nhưng bây giờ thì cái gì cũng lên đường bộ đi hết.”
Những người ban hành luật cứ nói rằng xe máy là nguyên nhân làm ùn tắt giao thông nhưng họ lại không bao giờ tìm hiểu nguồn gốc vì sao giao thông đường bộ tại Việt Nam dẫn đến tình trạng như ngày hôm nay?
0 comments:
Post a Comment