Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong một cuộc họp báo trước đây.
Khi đề cập tới “chủ trương lớn” của giới lãnh đạo Việt Nam liên quan
vấn đề kêu gọi toàn dân góp ý cho việc sửa đổi Hiến pháp mà không có
“vùng cấm” nào, blogger JB Nguyễn Hữu Vinh không quên mô tả cái bẫy – mà
bình thường chúng ta thường liên tưởng đến loại bãy thú, chim chuột.
Nhưng blogger Nguyễn Hữu Vinh báo động rằng trong đời sống xã hội Việt
Nam hiện nay “không thiếu gì các loại bẫy dùng để bẫy người!” – một loại
bẫy “tinh vi hơn, đa dạng hơn và tác hại hơn nhiều những thứ bẫy thông
thường kia”.
Cái bẫy và tác dụng ngược
Qua bài “Góp ý sửa đổi Hiến pháp: Cái bẫy và tác dụng ngược”, blogger
Nguyễn Hữu Vinh đã liệt kê các loại bẫy người ấy, từ “hai bao cao su đã
qua sử dụng” để bẫy TS Cù Huy Hà Vũ vào tù 7 năm cho tới những cái bẫy
lớn hơn nhiều, thậm chí là “một chính sách, một chủ trương lớn”, như
“Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm
chủ, chịu sự giám sát của nhân dân”…; như khẩu hiệu “Vì nhân dân phục
vụ” nhưng lại “Còn đảng, còn mình”; hoặc “Quân đội nhân dân, từ nhân dân
mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu” nhưng lại “Trung với đảng”…
Trong thời gian gần đây, trước khi toàn dân góp ý sửa đổi hiến pháp,
nhất là trước khi có “Kiến Nghị 72” của giới nhân sĩ trí thức, TBT
Nguyễn Phú Trọng giăng bẫy “Chỉ thị 22”, khẳng định:
Thì ra, cái trò Góp ý đó không phải là để góp ý, mà là để “Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? JB Nguyễn Hữu Vinh
“Việc góp ý sửa đổi Hiến pháp là nhằm phát huy quyền làm
chủ, trí tuệ, tâm huyết của các tầng lớp nhân dân, của các cấp các
ngành, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân và cơ quan, tổ
chức đối với việc sửa đổi Hiến pháp, thi hành pháp luật, xây dựng nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân.”
Rồi Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng cũng giăng bẫy “Nghị quyết 38”:
“Việc góp ý sửa đổi Hiến pháp là nhằm huy động trí tuệ, tâm huyết của nhân dân, tạo sự đồng thuận của nhân dân, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân.”
Và ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội kiêm Trưởng Ban Biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cũng giăng bẫy “nhân dân có thể góp ý về tất cả các nội dung trong Dự thảo Hiến pháp, kể cả “Điều 4”, không có gì là cấm kỵ…
Nhưng, nói theo lời blogger Nguyễn Hữu Vinh, khi thấy nhân dân
hưởng ứng “rầm rầm” việc góp ý, và tai hại hơn nữa, “miếng mồi đảng đưa
ra rất ngon đó đã được nhiều nhiều người bu vào rỉa gần hết mà bẫy (do
đảng giăng) vẫn chưa thể sập” dù “trơ ra lưỡi câu”, khiến TBT Nguyễn Phú
Trọng phải hốt hoảng:
“Vừa rồi đã có các luồng ý kiến cũng có thể quy vào được là
suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức… Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều
4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn
đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị
hóa quân đội không? Người ta đang có những quan điểm như thế, đưa cả lên
phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn
gì nữa! … Tham gia khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể … thì đó là cái
gì?”
Đến đây, theo nhận định của blogger Nguyễn Hữu Vinh, “cái cửa bẫy đã phải sập xuống. Đảng sợ lỗ miếng mồi chăng?”
Và JB Nguyễn Hữu Vinh mới vỡ lẽ ra rằng:
“Thì ra, cái trò Góp ý đó không phải là để góp ý, mà là để “Xem
ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh
đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập
không? Có phi chính trị hóa quân đội không?... Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa!…”. Cái ông Tổng Bí Thư này quả là thâm hậu, thế mà dân gian cứ tặng cho ông xú danh là Lú thì quả không hẳn đúng.”
Việc TBT Nguyễn Phú Trọng cáo giác ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp
của người dân là “suy thoái chứ còn gì nữa” khiến những nhà có tâm huyết
với vận nước không khỏi phẫn nộ. Chẳng hạn như, nhà báo tự do Nguyễn
Khắc Toàn từ Hà Nội phản ứng:
“Qua phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng thì người dân trong nước
cũng như nhân sĩ trí thức có lương tâm thì đều thấy rằng không ai khác
mà chính Đảng CSVN hiện nay là lực lượng suy thoái…”
Hay từ Bà Rịa-Vũng Tàu, Bùi Thị Minh Hằng, nhà đấu tranh cho dân chủ
và nhiều lần bày tỏ lòng yêu nước nhiệt thành chống quân xâm lược phương
Bắc, cho biết:
“Ông Nguyễn Phú Trọng gọi thành phần tiến bộ đó là “suy thoái về
tư tưởng” thế nhưng thực sự thì chính những việc làm suy thoái của Đảng
Cộng Sản Việt Nam cũng như bộ máy lãnh đạo nhà cầm quyền Việt Nam sẽ
thúc đẩy người dân Việt Nam tỉnh ngộ. Và nếu như ông ấy kết luận đấy là
những thành phần suy thoái thì ông sẽ thấy một điều là dân tộc Việt Nam
này sẽ buộc lòng suy thoái để mà thay đổi.”
GS Nguyễn Thanh Giang lên tiếng tại Hà Nội rằng:
“Đây không chỉ là dọa nạt, mà đây là một sự đàn áp về tư tưởng,
mạt sát mọi người, mạt sát cả những người cha chú, những người tiền bối
của Nguyễn Phú Trọng.”
Đạo đức đích thực?
Đặc biệt là, nhà báo Nguyễn Đắc Kiên của tờ Gia Đình & Xã Hội
dũng cảm phản biện trên FB của mình “Vài lời với TBT ĐCS Nguyễn Phú
Trọng”. Nhà báo giải thích về hành động của mình:
“Tôi tin là nhận thức của tôi về quyền công dân đã được hình thành
trong quá trình lâu dài, chứ không phải ngày hôm qua hay hôm kia mới
có. Còn động lực trực tiếp đầu tiên thì khi tôi nghe bài phát biểu của
ông TBT Nguyễn Phú Trọng trên đài VTV, đấy là động lực trực tiếp để tôi
viết bài đó.”
Bài đó, tựa đề “Vài lời với TBT ĐCS Nguyễn Phú Trọng”, đầu tiên nêu
lên câu hỏi rằng ông Nguyễn Phú Trọng đang nói với ai? Nếu nói với toàn
dân thì nhà báo Nguyễn Đắc Kiên khẳng định ông Trọng không có đủ tư
cách, vì, với tư cách lãnh đạo một đảng – đảng CSVN, ông chỉ có thể nói
“suy thoái” như vậy với các đảng viên của ông mà thôi; nếu ông cùng các
đồng chí của ông muốn giữ Điều 4 Hiến pháp, giữ vai trò lãnh đạo của
đảng, muốn chính trị hoá quân đội, không muốn đa nguyên, đa đảng, không
muốn tam quyền phân lập, thì, theo nhà báo Nguyễn Đắc Kiên, đó là ý muốn
của ông và của đảng, chứ không phải ý nguyện của nhân dân. Tác giả nêu
lên câu hỏi tiếp rằng khi đề cập tới suy thoái về đạo đức, ông Nguyễn
Phú Trọng muốn nói đạo đức nào? Đạo làm người, đạo công dân hay đạo đức
của dân tộc? Nếu ông Trọng muốn nói đến đạo đức người CS, thì, nhà báo
Nguyễn Đức Kiên thắc mắc, “các ông cho rằng chỉ có đạo đức cộng sản của
các ông là đạo đức đích thực? Thế ra, cha ông tổ tiên chúng ta, khi chưa
có chủ nghĩa cộng sản, đều vô đạo đức hết à? Thế ra, những người không
theo đảng cộng sản trên thế giới là vô đạo đức hết à?”.
Rồi vấn đề ông Trọng cho là suy thoái chính trị, tư tưởng, thì đó là
“chính trị, tư tưởng nào?”. Nếu ý kiến đóng góp nhiệt thành của người
dân thể hiện một sự suy thoái chính trị, tư tưởng, nhà báo Nguyễn Đắc
Kiên hỏi tiếp, “Vậy ra chỉ có đảng CS của các ông là duy nhất đúng à.”
Nhà báo nhân tiện lưu ý ông Trọng rằng trong Cương lĩnh chính trị và
Điều lệ đảng CSVN, “Không có điều nào nói xóa bỏ Điều 4 là suy thoái,
muốn đa nguyên về chính trị là suy thoái, muốn phi chính trị hóa quân
đội là suy thoái, chỉ có tham ô, tham nhũng… đi ngược lại lợi ích của
nhân dân là suy thoái”. Và, qua bái viết gởi ông Nguyễn Phú Trọng, nhà
báo Nguyễn Đắc Kiên “trân trọng tuyên bố”:
Tôi hy vọng rằng những con người trên đất nước này, từ những người dân cho tới những người lãnh đạo, họ sẽ có những nhận thức cởi mở hơn. Nguyễn Đắc Kiên
1- Tôi không chỉ muốn bỏ Điều 4 trong Hiến pháp hiện hành, mà tôi
muốn tổ chức một Hội nghị lập hiến, lập một Hiến pháp mới để Hiến pháp
đó thực sự thể hiện ý chí của toàn dân Việt Nam…
2- Tôi ủng hộ đa nguyên, đa đảng, ủng hộ các đảng cạnh tranh lành
mạnh vì tự do, dân chủ, vì hòa bình, tiến bộ của dân tộc Việt Nam…
3- Tôi không chỉ ủng hộ xây dựng một chính thể tam quyền phân lập…(mà còn muốn )xóa
bỏ các tập đoàn quốc gia, các đoàn thể quốc gia tiêu tốn ngân sách,
tham nhũng của cải của nhân dân, phá hoại niềm tin, ý chí và tinh thần
đoàn kết dân tộc.
4- Tôi ủng hộ phi chính trị hóa quân đội. Quân đội là để bảo vệ nhân dân, bảo vệ tổ quốc, bảo vệ cương vực, lãnh thổ chứ không phải bảo vệ bất cứ một đảng phái nào.
Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên khẳng định mình có quyền tuyên bố như trên
cũng như tất cả những người Việt Nam khác, trong khuôn khổ quyền cơ bản
của con người mà mỗi người sinh ra đều được hưởng, chứ không phải do
đảng cộng sản ban cho. Vẫn theo tác giả, những người nào chống lại các
quyền trên là “phản động, là đi ngược lại với lợi ích của nhân dân, dân
tộc, đi ngược lại xu hướng tiến bộ của nhân loại”.
Qua bài “Sự độc đáo mang tên Nguyễn Đắc Kiên”, blogger Nguyễn Ngọc
Già nhận xét rằng “cái trụ” Nguyễn Phú Trọng vừa bị nhà báo Nguyễn Đắc
Kiên “đốn gọn” bằng bài viết “Vài lời với TBT ĐCS Nguyễn Phú Trọng”
khiến “ngôi đền thiêng ĐCSVN đang sụm dần…”
Hành động được công luận ca ngợi là dũng cảm ấy của nhà báo Nguyễn
Đắc Kiên khiến anh bị trù dập khi báo Gia đình & Xã hội buộc anh
thôi việc vì điều gọi là “vi phạm Quy chế hoạt động của báo và hợp đồng
lao động”. Trước tình cảnh này, nhà báo Nguyễn Đắc Kiên cho biết:
“Về phần tôi thì tôi sẵn sàng đón nhận tất cả mọi thứ. Nhưng tôi
hy vọng rằng những con người trên đất nước này, từ những người dân cho
tới những người lãnh đạo, họ sẽ có những nhận thức cởi mở hơn để tiếp
nhận những ý kiến khác biệt với suy nghĩ của họ, khác biệt những cái
lệnh của giới lãnh đạo. Đó là điều hy vọng của tôi. Còn tôi thì tôi
không băn khoăn, suy nghĩ gì cả; nhưng điều tôi lo nhất chỉ cho gia đình
tôi thôi – cho vợ con, bố mẹ tôi. Còn riêng bản thân tôi thì tôi hiểu
con đường tôi đã chọn.”
Cảm động trước sự hiên ngang cùng tình cảnh ấy của nhà báo Nguyễn Đắc
Kiên, blogger Nguyễn Tường Thuỵ có “Mấy lời với Nguyễn Đắc Kiên”:
“Thôi thì về, rau cháo nuôi nhau
Sống thanh thản dẫu thêm phần cơ cực
Từ nay khỏi loay hoay ngòi bút
Giả thờ ơ trước số phận con người.
Tôi hiểu Kiên, sống không thể buông xuôi
Vẫn biết trước tai ương rồi sẽ tới
Vẫn biết trước sẽ gặp nhiều rắc rối
Sẽ còn nhiều gian khó lẫn nguy nan.
Kiên sẵn sàng đối mặt, hiên ngang
Không chịu cúi, sống cuộc đời an phận
Trước cái xấu không cam lòng chấp nhận
Có hạnh phúc nào không trả giá đâu Kiên.
Có điều gì từ Tổ quốc rất thiêng liêng
Nghe như thể đất trời rung chuyển
Tôi đã thấy tương lai đang gần đến
Dân tộc này phải được sống, Kiên ơi.”
Sống thanh thản dẫu thêm phần cơ cực
Từ nay khỏi loay hoay ngòi bút
Giả thờ ơ trước số phận con người.
Tôi hiểu Kiên, sống không thể buông xuôi
Vẫn biết trước tai ương rồi sẽ tới
Vẫn biết trước sẽ gặp nhiều rắc rối
Sẽ còn nhiều gian khó lẫn nguy nan.
Kiên sẵn sàng đối mặt, hiên ngang
Không chịu cúi, sống cuộc đời an phận
Trước cái xấu không cam lòng chấp nhận
Có hạnh phúc nào không trả giá đâu Kiên.
Có điều gì từ Tổ quốc rất thiêng liêng
Nghe như thể đất trời rung chuyển
Tôi đã thấy tương lai đang gần đến
Dân tộc này phải được sống, Kiên ơi.”
Cảm ơn quý vị vừa theo dõi tạp chí hôm nay, Thanh Quang xin hẹn chương trình kỳ tới.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/on-human-traps-in-vn-tq-03042013092713.html
0 comments:
Post a Comment